Mô tả các biến:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa sự kiêm nhiệm giám đốc điều hành với giá tri doanh nghiệp và chi phí đại diện của các công ty việt nam (Trang 41 - 45)

3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu:

3.2. Mô tả các biến:

3.2.1. Biến phụ thuộc:

Bài nghiên cứu nói về ảnh hưởng của quản trị cơng ty đến hiệu quả tài chính và chi phí đại diện của của cơng ty.

Biến TQ = Tobin’s Q (firm value - Q): Giá trị thị trường của cơng ty.

Hiệu quả tài chính trong các nghiên cứu khoa học thường được đo lường thông qua các tiếp cận sau: Thứ nhất là tiếp cận từ thị trường: xem hiệu quả tài chính là tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) vào cổ phiếu của công ty đang xem xét; Thứ hai là tiếp cận từ thông tin do công ty cung cấp chủ yếu là từ báo cáo tài chính: những chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính chủ yếu theo cách tiếp cận này là các tỷ suất lợi nhuận như tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE); Và cuối cùng là tiếp cận kết hợp cả hai khía cạnh thị trường và cơng ty, các nhà nghiên cứu thường sử dụng chỉ tiêu Tobin’s Q hoặc tỷ số thị giá/giá sổ sách (PBV – price to book value ratio). Như vậy, hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần được đo lường bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng khảo sát và nguồn dữ liệu. Trong nghiên cứu này Tác giả sử dụng Tobin’s Q là giá trị thị trường của công ty như là biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả tài chính của cơng ty. Tobin’s cũng được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa quản trị cơng ty và hiệu quả tài chính của công ty như Agrawal và Knoeber (1996); Claessens và cộng sự (1997), Elsayed (2007), Wellalage và Locke (2011),… Trong các nghiên cứu McConnell và Servaes (1990) and McKnight và Weir (2008), Wellalage và Locke năm (2011) Tobin’s Q được đo lường bằng (giá trị thị trường của vốn cổ phần + tổng nợ)/

giá trị sổ sách của tổng tài sản. Trong đó, giá trị thị trường của vốn cổ phần được tính bằng cách lấy tổng số cổ phiếu lưu hành nhân cho giá đóng cửa vào ngày làm việc cuối cùng của từng năm tài chính. Tổng nợ và giá trị sổ sách của Tổng tài sản được lấy trên bảng cân đối kế tốn theo từng năm tài chính.

Biến ASSETS: Hiệu suất sử dụng tài sản.

Để đo lường chi phí đại diện của cơng ty, Tác giả sử dụng các đo lường trong nghiên cứu của Ang, Cole và Lin (2000), Wellalage và Locke năm (2011). Các nghiên cứu này đã sử dụng chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản, được tính bằng cách lấy tổng doanh thu lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chia tổng tài sản của cơng ty lấy từ bảng cân đối kế tốn. Tỷ lệ này cho thấy hiệu quả của ban quản lý (gồm ban giám đốc và kế toán trưởng) của công ty trong việc khai thác và sử dụng tài sản. Một cơng ty kiểm sốt tốt chi phí đại diện thì hiệu suất sử dụng tài sản sẽ cao. Do đó tỷ lệ này tỷ lệ nghịch với chi phí đại diện.

ASSETS = Tổng doanh thu/ Tổng tài sản

3.2.2. Biến độc lập:

Biến độc lập chính trong nghiên cứu này là biến cấu trúc lãnh đạo của Hội đồng quản trị và được đo lường bằng biến kiêm nhiệm Giám đốc điều hành của Chủ tịch Hội đồng quản trị (CEO). Ngoài ra, các biến quản trị công ty cũng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: Quy mô Hội đồng quản trị (BOAD); tỷ lệ sở hữu của Hội đồng quản trị (INSIDE); tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị khơng điều hành (NONE); hình thức sở hữu (OWNER).

Biến CEO: Sự kiêm nhiệm Giám đốc điều hành của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Đây là một biến giả được định nghĩa: CEO = 1 khi có kiêm nhiệm; CEO = 0 khi khơng có kiêm nhiệm, Faleye (2007), Gill và Mathur (2011), Chaghadari (2011). Sự kiêm nhiệm Giám đốc điều hành xảy ra khi một Chủ tịch Hội đồng quản trị đảm nhận thêm

cơng việc của vị trí Giám đốc điều hành. Theo lý thuyết đại diện, vai trò của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành giao cho một cá nhân sẽ làm tăng thêm mâu thuẫn đại diện. Ngược lại theo lý thuyết quản lý thì ủng hộ sự kiêm nhiệm giữa hai vai trị này vì nó dễ dàng ra quyết định nhanh chóng, có thể giảm chi phí đại diện và cải thiện mối quan hệ bất đồng giữa Hội đồng quản trị và ban quản trị công ty.

Biến BOARD: Quy mô của Hội đồng quản trị.

Quy mơ Hội đồng quản trị chính là tổng số thành viên trong Hội đồng quản trị, Mak & Kusnadi (2005), Gill và Mathur (2011), Peng Wang (2013).

Kusnadi (2005), Afzalur Rashid (2009) và nhiều Tác giả khác: thu thập biến quy mô Hội đồng quản trị bằng cách lấy logarith tự nhiên của tổng số thành viên Hội đồng quản trị khi đưa dữ liệu vào hồi quy. Ajay Kumar Garg (2007) sử dụng biến quy mô Hội đồng quản trị tạo ra 4 biến giả dựa trên tổng số thành viên trong Hội đồng quản trị (Biến giả 1 bằng 1 nếu cơng ty có từ 3-6 thành viên, bằng 0 nếu khác 3-6 thành viên; Biến giả 2 = 1 nếu cơng ty có từ 7-9 thành viên, bằng 0 nếu khác 7-9 thành viên; Biến giả 3 = 1 nếu cơng ty có từ 10-12 thành viên, bằng 0 nếu khác 10-12 thành viên; Biến giả 4 = 1 nếu cơng ty có hơn 12 thành viên, bằng 0 nếu nhỏ hơn hoặc bằng 12 thành viên). Wellalage và Locke (2011) thì sử dụng số lượng thành viên Hội đồng quản trị làm biến sử dụng trong mơ hình.

Trong bài nghiên cứu này, Tác giả thu thập biến quy mô Hội đồng quản trị bằng cách lấy tổng số thành viên trong Hội đồng quản trị dựa trên nghiên cứu của Wellalage và Locke (2011).

Biến INSIDE: Tỷ lệ sở hữu của Hội đồng quản trị.

Tỷ lệ sở hữu của Hội đồng quản trị là phần trăm số cổ phiếu lưu hành của Hội đồng quản trị so với tổng số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành, Chaghadari (2011), Wellalage và Locke (2011). Biến INSIDE được đo lường bằng tổng số cổ phiếu phổ

thông đang lưu hành của các thành viên Hội đồng quản trị đang sở hữu được lấy từ báo cáo thường niên chia cho tổng số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành của công ty được lấy ở phần thuyết minh vốn chủ sở hữu trong thuyết minh báo cáo tài chính.

INSIDE = tổng số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành của các thành viên Hội đồng quản trị / tổng số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành của công ty.

Biến NONE: Tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị không điều hành.

Ajay Kumar Garg (2011) chia thành viên Hội đồng quản trị của công ty thành bốn loại, cụ thể: thành viên Hội đồng quản trị điều hành (bên trong), thành viên Hội đồng quản trị độc lập (bên ngoài), thành viên Hội đồng quản trị không điều hành nhưng không độc lập, và thành viên Hội đồng quản trị với tư cách là đại diện của một tổ chức. Theo Chaghadari (2011) thì tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị không điều hành là phần trăm thành viên Hội đồng quản trị độc lập không tham gia điều hành và được đo bằng số lượng thành viên Hội đồng quản trị bên ngồi cơng ty chia cho tổng số thành viên Hội đồng quản trị.

Tác giả đo lường biến NONE theo nghiên cứu của Wellalage và Locke (2011), biến tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị không điều hành được định nghĩa trong nghiên cứu này là phần trăm thành viên Hội đồng quản trị không tham gia điều hành. Theo khoản 2, điều 2 thông tư 121/2012/TT-BTC “Quy định về quản trị công ty áp dụng cho các cơng ty đại chúng” thì thành viên Hội đồng quản trị không điều hành là thành viên Hội đồng quản trị khơng phải là Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó giám đốc (Phó tổng giám đốc), kế tốn trưởng và những cán bộ quản lý khác được Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Tác giả lấy biến này dựa vào báo cáo thường niên của các công ty.

NONE = số thành viên Hội đồng quản trị bên ngoài/ BOARD

Đây là một biến giả được Wellalage và Locke (2011) định nghĩa: OWNER = 1 nếu hình thức sở hữu là sở hữu tổ chức, OWNER = 0 nếu hình thức sở hữu khơng phải là sở hữu tổ chức. Biến này được đo lường bằng cách: nếu sở hữu tổ chức trên 50% thì được gán giá trị 1, ngược lại là 0.

3.2.3. Biến kiểm sốt:

Biến LNSIZE: Quy mơ công ty.

Biến quy mô công ty được đo lường bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản trên bảng cân đối kế tốn cuối năm tài chính của cơng ty.

LNSIZE = Ln(Tổng tài sản trên bảng cân đối kế tốn)

Biến LNAGE: Tuổi của cơng ty hay số năm hoạt động của công ty.

Biến số năm hoạt động của công ty được đo lường bằng cách lấy logarit tự nhiên của số năm hoạt động tính đến năm lấy số liệu.

LNAGE = Ln(năm lấy báo cáo – năm thành lập + 1)

Biến DEBT: Tỷ số đòn bẩy nợ trên tài sản.

Tỷ số nợ trên tổng tài sản được được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của công ty tại thời điểm cuối năm tài chính của năm lấy số liệu chia cho giá trị tổng tài sản trong cùng kỳ. Các số liệu này được lấy từ bảng cân đối kế tốn của cơng ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa sự kiêm nhiệm giám đốc điều hành với giá tri doanh nghiệp và chi phí đại diện của các công ty việt nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)