Khuôn khổ quản trị công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về quản trị công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 30)

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3.2 Khuôn khổ quản trị công ty

2.3.2.1 Khuôn khổ quản trị công ty theo thông lệ quốc tế

Trên thế giới, có hơn 200 bộ quy chế Quản trị công ty đã được xây dựng cho hơn 72 quốc gia và vùng lãnh thở; trong số đó, “Các Ngun tắc Quản trị cơng ty của OECD” đã được chấp nhận rộng rãi trên phạm vi toàn cầu như là một khuôn khổ chuẩn mực và một tài liệu tham khảo chuẩn trong lĩnh vực Quản trị công ty (IFC, 2010).

Khuôn khổ Quản trị công ty của OECD (2004) đề ra 6 nguyên tắc cơ bản:

(i) Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả: khuôn khổ quản trị công ty cần thúc đẩy tính minh bạch và hiệu quả của thị trường, phù hợp với quy định của pháp luật, và phân định rõ ràng trách nhiệm giữa các cơ quan giám sát, quản lý và cưỡng chế thực thi.

(ii) Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu chính: khn khổ quản trị công ty phải bảo vệ và tạo điều kiện thực hiện quyền của cổ đông.

(iii) Đối xử bình đẳng đối với cổ đông: khuôn khổ quản trị công ty cần đảm bảo sự đối xử bình đẳng đối với mọi cở đơng, trong đó có cở đơng thiểu số và cở đơng nước ngồi. Mọi cở đơng phải có cơ hội khiếu nại hiệu quả khi quyền của họ bị vi phạm.

(iv) Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan: khuôn khổ quản trị công ty phải công nhận quyền của các bên có quyền lợi liên quan đã được pháp luật hay quan hệ hợp đồng quy định và phải khuyến khích sự hợp tác tích cực giữa cơng ty và các bên có quyền lợi liên quan trong việc tạo dựng tài sản, việc làm và ởn định tài chính cho doanh nghiệp.

(v) Cơng bố thơng tin và tính minh bạch: Khn khở quản trị công ty phải đảm bảo việc cơng bố thơng tin kịp thời và chính xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến cơng ty, bao gồm tình hình tài chính, tình hình hoạt động, sở hữu và quản trị công ty.

(vi) Trách nhiệm của Hội đồng quản trị: khuôn khổ quản trị công ty cần đảm bảo định hướng chiến lược của cơng ty, giám sát có hiệu quả cơng tác quản lý của Hội đồng Quản trị và trách nhiệm của Hội đồng Quản trị đối với công ty và cổ đông.

2.3.2.2 Khuôn khổ quản trị công ty của Việt Nam

Khuôn khổ quản trị công ty của Việt Nam đang trong giai đoạn đầu phát triển và còn tương đối mới mẻ (Le and Walker, 2008; IFC, 2010; Vo and Nguyen, 2014), chịu sự chi phối của các quy định mang tính pháp lý và điều lệ công ty (Le and Walker, 2008).

Văn bản mang tính pháp lý cao nhất và đóng vai trị nền tảng cho các quy định quản trị công ty của Việt Nam là Luật Doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp điều chỉnh việc thành lập, hoạt động tái cơ cấu và thanh lý của tất cả các loại hình doanh nghiệp. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp quy định đặc điểm cơ cấu quản trị công ty, chức năng và nhiệm vụ của các chủ thể thuộc cơ cấu quản trị công ty, v.v…. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, đầu tư, bảo hiểm còn cần phải tuân thủ quy định của Luật các tở chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm. Ngoài ra, cơ chế quản trị công ty của các cơng ty đại chúng cịn chịu sự chi phối của Luật Chứng khoán (Le and Walker, 2008), cụ thể Luật Chứng khoán điều chỉnh việc phát hành, chào bán, mua bán chứng khoán, các dịch vụ liên quan tới chứng khoán, và việc

công bố thông tin. Tuy nhiên, theo IFC (2010), vẫn còn tồn tại một số điểm mập mờ, chồng chéo trong quy định về quản trị công ty của trong các văn bản Luật của Việt Nam như quy định về văn bản Luật áp dụng trong các trường hợp đặc thù, quy định về việc bầu chọn và miễn nhiệm các chức danh thuộc Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt, Giám đốc (Tởng giám đốc) điều hành.

Bộ quy tắc quản trị công ty đầu tiên của Việt Nam, được Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/03/2007 về “Quy chế

quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán”. Tuy nhiên, quy chế này chỉ mang

tính bắt buộc đối với các cơng ty cở phần được chấp thuận niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM (HOSE) và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội – HNX). Hiện nay, quy chế này đã bị thay thế bởi “Quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng” (ban hành kèm theo thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/07/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) nhằm đáp ứng sự thay đổi của một số quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán (Luật số 62/2010/QH12) và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị công ty của các doanh nghiệp Việt Nam cho phù hợp với xu thế phát triển kinh tế và hội nhập. So với bộ Quy chế Quản trị công ty ban hành theo quyết định 12/2007/QĐ-BTC, bộ Quy định Quản trị công ty ban hành theo thơng tư 121/2012/TT-BTC có sự kế thừa và sự tương đồng về các nguyên tắc quản trị công ty. Bên cạnh đó, cịn có một số điểm khác biệt; ví dụ như:

Thứ nhất, đối tượng điều chỉnh rộng hơn: công ty đại chúng, bao hàm cả đối tượng điều chỉnh của Quy chế Quản trị công ty. Cụ thể: Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong 3 đối tượng: (i) Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng; (ii) Cơng ty có cở phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khốn; (iii) Cơng ty có cở phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khốn chun nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên.

Thứ hai, bở sung và hồn chỉnh các khái niệm về các thành phần thuộc chủ thể quản trị công ty như: thành viên Hội đồng quản trị không điều hành, thành viên Hội đồng quản trị độc lập.

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung một số quy định về quản trị cơng ty. Ví dụ: sửa đởi quy định về Điều lệ công ty, trao quyền tự chủ nhiều hơn cho doanh nghiệp trong việc xây dựng Điều lệ công ty, bãi bỏ quy định bắt buộc công ty niêm yết phải xây dựng Điều lệ công ty theo Điều lệ mẫu do Bộ Tài chính quy định trong Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/03/2007; bổ sung quy định về trách nhiệm về báo cáo và công bố thông tin của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm sốt, Giám đốc (Tởng giám đốc) điều hành. v.v…

Thứ tư, quy định các nguyên tắc quản trị cơng ty áp dụng cho loại hình cơng ty đại chúng quy mô lớn và công ty niêm yết.

Tuy Quy định Quản trị công ty áp dụng cho cơng ty đại chúng có nhiều điểm vượt trội hơn hẳn so với Quy chế quản trị công ty trước đây, là cơ sở hướng dẫn quan trọng để các công ty thiết lập và vận hành hệ thống quản trị công ty một cách hiệu quả nhưng vẫn còn một số điểm bất cập, khiến các công ty lúng túng khi áp dụng như: cho phép cổ đông được bỏ phiếu từ xa (điểm a Khoản 2 Điều 11) trong cuộc họp Đại hội đồng cở đơng, nhưng chưa có quy định hay hướng dẫn cụ thể; lấn cấn quyền bầu cử của cổ đông lớn (Theo Đầu tư Chứng khốn, 2013). Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp 2005 – nền tảng của Quy định Quản trị công ty đã bị thay thế bởi Luật Doanh nghiệp 2014, có hiệu lực từ ngày 1/7/2015. Do đó, Ủy ban Chứng khốn Nhà nước đang tiến hành lấy ý kiến dự thảo lần 2 Thông tư thay thế Thông tư 121 quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng (Theo UBCKNN, 2015).

Căn cứ trên khung pháp lý quy định về quản trị công ty, từng doanh nghiệp phải thiết lập các quy định về hệ thống quản trị công ty riêng nhằm đảm bảo việc bảo vệ và đối xử công bằng với các cổ đông, phân quyền giữa các chủ thể quản trị trong công ty, sự minh bạch và công khai trong các hoạt động của doanh nghiệp.

Các quy định này được ban hành cụ thể trong Bản Điều lệ công ty và Quy chế nội

bộ cơng ty.

2.3.3 Mơ hình quản trị cơng ty niêm yết tại Việt Nam.

Công ty niêm yết là cơng ty cở phần có niêm yết cở phiếu trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Theo khn khổ pháp lý về quản trị công ty của Việt Nam, cơ cấu quản trị công ty của công ty cổ phần niêm yết bao gồm các chủ thể bắt buộc (Đại Hội đồng cổ đơng, Hội đồng quản trị; Ban Kiểm sốt; Giám đốc (Tổng giám đốc) và Ban giám đốc điều hành; Kiểm toán độc lập và Thư Ký công ty) và các chủ thể tự nguyện (Kiểm toán nội bộ và các Ủy ban trực thuộc Hội Đồng quản trị công ty). Mối liên hệ giữa các chủ thể quản trị công ty cổ phần niêm yết được khái quát trong sơ đồ 2.3 như sau:

(i) Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đơng gồm tất cả cở đơng có quyền biểu quyết, là chủ thể quản trị có quyền đưa ra quyết định cao nhất của công ty cổ phần niêm yết. Đại hội đồng cổ đông thường chỉ đưa ra quyết định đối với những vấn đề quan trọng có ảnh hưởng tới cơng ty. Đại hội đồng cổ đông phê chuẩn sự đề cử nhân sự vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm sốt.

(ii) Hội đờng quản trị

Hội đồng quản trị đóng vai trị trung tâm trong khn khở Quản trị công ty. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu chọn, có tồn quyền nhân danh cơng ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông như chỉ đạo và xây dựng chiến lược của công ty cùng những ưu tiên trong kinh doanh, bao gồm cả kế hoạch kinh doanh và tài chính thường niên, cũng như chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động của Ban giám đốc. Hội đồng quản trị có quyền bở nhiệm và miễn nhiệm các chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Thư ký cơng ty và các vị trí quản lý quan trọng khác. Hội đồng quản trị hoạt động vì lợi ích của cơng ty, bảo vệ quyền lợi của tất cả các cổ đông. Một Hội đồng quản trị độc lập, chuyên nghiệp và có hiệu quả đóng một vai trị thiết yếu trong việc thực thi những biện pháp Quản trị công ty hiệu quả. Hội đồng quản trị báo cáo trực tiếp lên Đại hội đồng cở đơng.

(iii) Ban kiểm sốt

Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra theo phương thức bầu dồn phiếu, có chức năng giám sát Hội đồng quản trị và Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc), tập trung vào việc kiểm soát các hoạt động kinh doanh và tài chính của cơng ty cũng như giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Ban kiểm soát báo cáo trực tiếp lên Đại hội đồng cổ đông.

(iv) Giám đốc (Tổng giám đốc)

Giám đốc (Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc) do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một trong số các thành viên của Hội đồng quản trị hoặc thuê người bên ngồi cơng ty. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tởng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.

(v) Các tiểu ban thuộc Hội đồng quản trị

Các tiểu ban thuộc Hội đồng quản trị được Hội đồng quản trị thành lập để hỗ trợ hoạt động của Hội đồng quản trị, bao gồm tiểu ban chính sách phát triển, tiểu ban nhân sự, tiểu ban lương thưởng và các tiểu ban đặc biệt khác theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Theo quy định, tiểu ban nhân sự và tiểu ban lương thưởng phải có ít nhất một (01) thành viên Hội đồng quản trị độc lập làm trưởng ban; Hội đồng quản trị quy định chi tiết về việc thành lập, trách nhiệm của các tiểu ban và trách nhiệm của từng thành viên. Trường hợp các công ty khơng thành lập các tiểu ban thì Hội đồng quản trị cử thành viên Hội đồng quản trị độc lập phụ trách riêng về từng vấn đề như lương thưởng, nhân sự.

(vi) Thư ký công ty

Thư ký công ty do Hội đồng quản trị công ty bổ nhiệm nhằm hỗ trợ cho hoạt động quản trị cơng ty. Thư ký cơng ty phải là người có hiểu biết về pháp luật và không được đồng thời làm việc cho cơng ty kiểm tốn đang thực hiện kiểm tốn các báo cáo tài chính của cơng ty. Thư ký cơng ty có trách nhiệm giữ sở cổ đông, chuẩn bị và làm biên bản các cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, và Ban kiểm soát, lưu giữ vĩnh viễn biên bản tất cả các cuộc họp của các thể chế này và các tài liệu khác phù hợp với luật pháp và điều lệ của cơng ty. Thư ký cơng ty có trách nhiệm bảo mật thơng tin theo các quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

(vii) Kiểm toán độc lập

Kiểm toán độc lập là một chủ thể độc lập với công ty niêm yết, do Đại hội đồng cổ đông lựa chọn trong số những cơng ty kiểm tốn được Bộ Tài chính cấp phép hoạt động thơng qua sự đề cử của Ban kiểm soát. Nhiệm vụ của Kiểm toán độc lập là thực hiện cơng việc kiểm tốn các báo cáo tài chính và cho ý kiến về việc báo cáo tài chính của cơng ty có được lập, xét trên mọi khía cạnh trọng yếu, phù hợp với các quy định về báo cáo tài chính và đáng tin cậy hay không; chuẩn bị báo cáo kiểm toán và nộp lên Hội đồng quản trị. Kiểm toán độc lập được phép tham dự mọi cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, nhận các thông báo và các thông tin khác liên quan tới Đại hội đồng cổ đông mà các cổ đông được quyền nhận và được phát biểu ý kiến tại đại hội về các vấn đề có liên quan đến kiểm tốn. Cần lưu ý rằng: Kiểm tốn độc lập chỉ có trách nhiệm đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính của cơng ty, trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính thuộc về giám đốc (hoặc người đứng đầu) cơng ty (VAS 21) và việc kiểm tốn các báo cáo tài chính khơng làm giảm bớt trách nhiệm của Ban giám đốc công ty đối với các báo cáo tài chính của cơng ty.

(viii) Kiểm tốn nội bộ

Theo khuôn khổ quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam, ngoại trừ các ngân hàng, các công ty đại chúng của Việt Nam không bắt buộc phải thành lập bộ phận Kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên, vai trị của Kiểm tốn nội bộ ngày càng trở nên quan trọng trong việc củng cố công tác Quản trị công ty tại các công ty đại chúng nói chung và các cơng ty niêm yết nói riêng. Một bộ phận Kiểm tốn nội bộ hiệu quả đóng một vai trị thiết yếu trong việc giúp đỡ Ban Kiểm soát (hay Hội đồng quản trị) thực thi các trách nhiệm quản trị của mình. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị công ty, chịu sự giám sát của Ban kiểm soát. Các quy định về Kiểm toán nội bộ chưa được đề cập cụ thể trong khuôn khổ pháp lý về quản trị công ty.

Như vậy, cơ cấu quản trị công ty của các công ty niêm yết tại Việt Nam tuân thủ theo mơ hình hỗn hợp, là sự hịa trộn giữa mơ hình quản trị đơn cấp (phở biến ở

các quốc gia theo truyền thống Luật án lệ như Anh, Mỹ) và mơ hình quản trị nhị cấp (phở biến ở Đức). Theo mơ hình này, mọi cơng ty niêm yết phải thành lập Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban giám đốc điều hành.

2.4 Mơ hình nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành nhằm kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về quản trị công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)