PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về quản trị công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 40)

3.1 Thiết kế nghiên cứu.

3.1.1 Đo lường tính kịp thời của BCTC

Đối tượng của nghiên cứu là báo cáo tài chính năm đã kiểm tốn của các cơng ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM, nghiên cứu khơng khảo sát tính kịp thời của báo cáo tài chính quý, báo cáo tài chính bán niên, báo cáo tài chính năm chưa kiểm tốn.

Theo Dyer and McHugh (1975) tính kịp thời của báo cáo tài chính được đo lường thông qua độ trễ của báo cáo (the reporting lag) – khoảng cách thời gian từ khi kết thúc năm tài chính cho đến ngày báo cáo tài chính được công bố. Cụ thể, nghiên cứu đánh giá tính kịp thời của công bố thông tin tài chính qua ba thước đo: độ trễ báo cáo sơ bộ - số ngày từ khi kết thúc năm tài chính cho đến ngày nộp báo cáo sơ bộ cho ủy ban chứng khoán, độ trễ của báo cáo kiểm toán – số ngày từ khi kết thúc năm tài chính cho đến ngày kí báo cáo kiểm tốn và tởng độ trễ báo cáo – số ngày từ khi kết thúc năm tài chính cho đến ngày nộp báo cáo thường niên cho ủy ban chứng khoán.

Tuy nhiên, theo Givoly and Panman (1982) thì sự biến đổi trong chiều dài của kỳ kiểm toán độc lập hằng năm là một nhân tố giải thích sự biến đởi của chậm trễ báo cáo; nghiên cứu nhấn mạnh chiều dài kỳ kiểm toán là nhân tố quan trọng nhất quyết định tính kịp thời của báo cáo tài chính. Ashton et al. (1989) cũng cho rằng độ trễ báo cáo đo lường bởi khoảng cách thời gian từ khi kết thúc năm tài chính cho tới khi công bố báo cáo và độ trễ kiểm toán đo lường bởi khoảng cách thời gian từ ngày kết thúc năm tài chính cho tới ngày kí báo cáo kiểm tốn có tính thống nhất cao; kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho kết quả khác biệt giữa giá trị trung bình của hai yếu tố này không lớn. Cùng quan điểm với hai nghiên cứu trên, Leventis et al. (2005) cho rằng việc công bố thông tin tài chính đúng kỳ phụ thuộc vào thời gian thực hiện kiểm tốn. Do đó, hầu hết các nghiên cứu về sau các nghiên cứu về sau cũng như các nghiên cứu liên quan đến đề tài Jaggi and Tsui (1999), Leventis et al.

(2005), Afif (2009), Nguyễn An Nhiên (2013), Phạm Đình Tân (2013), Sultana et al. (2014), v.v… đo lường tính kịp thời của báo cáo tài chính thông qua độ trễ của báo cáo kiểm toán (Sultana et al., 2014) vì các báo cáo tài chính đã kiểm tốn có vai trị quan trọng đối với người sử dụng báo cáo chính (Gary Giroux, 2000); nhiều nhà đầu tư tin rằng hầu hết các báo cáo tài chính đã được kiểm toán đều phản ánh trung thực, chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp cho nên nó trở thành một cơ sở quan trọng để đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và ra quyết định đầu tư (Bùi Kim Yến, 2012).

Dựa vào các lập luận trên, nghiên cứu này tập trung đánh giá tính kịp thời của báo cáo tài chính đã kiểm toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp. HCM và biến phụ thuộc TIME xác định bởi số ngày từ khi kế thúc năm tài chính cho đến ngày kí báo cáo kiểm tốn độc lập của cơng ty niêm yết.

3.1.2 Giả thuyết về ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về quản trị công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài chính.

(i) Sự độc lập của HĐQT

Sự độc lập của HĐQT là yếu tố then chốt của hội đồng quản trị công ty tốt (Carcello et al., 2011), được đo lường thông qua tỷ lệ thành viên độc lập, không điều hành trong hội đồng quản trị. Mối liên hệ giữa sự độc lập của HĐQT và tính kịp thời của báo cáo tài chính được đề cập trong nhiều nghiên cứu với các kết luận trái chiều. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của hầu hết các nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của các thành viên HĐQT độc lập lên tính kịp thời của báo cáo tài chính như Abdulla (2006), Abdelsalam et al. (2007) và Afify (2009). Có nhiều thành viên hội đồng quản trị không điều hành sẽ dẫn đến sự đánh giá khách quan hơn cho các công ty; các công ty sẽ duy trì hệ thống kiểm sốt nội bộ thích hợp để kiểm sốt tốt rủi ro và nâng cao chất lượng công bố thông tin tài chính (Abdulla, 2006). Tuy nhiên, Al Daoud et al (2014) thất bại trong việc chứng minh ảnh hưởng của nhân tố sự độc lập của HĐQT lên tính kịp thời cơng bố thơng tin tài chính của

các công ty ở Jordan và Mohamad – Nor et al. (2010) lại ghi nhận mối tương quan nghịch giữa tính kịp thời báo cáo tài chính với tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT. Ngoài ra, dựa trên lập luận của lý thuyết ủy nhiệm và lý thuyết phụ thuộc tài nguyên, tác giả cho rằng tính độc lập của HĐQT càng cao thì năng lực và hiệu quả thực thi nhiệm vụ của HĐQT bao gồm nhiệm vụ giám sát công tác lập và công bố thông tin báo cáo tài chính càng tăng. Do đó, nghiên cứu dự báo mối tương quan thuận giữa sự độc lập của HĐQT và tính kịp thời của báo cáo tài chính. Giả thuyết đặt ra như sau:

Giả thuyết H1: Các yếu tố khác không đổi, sự độc lập của hội đồng quản trị cơng ty có tác động tích cực đến tính kịp thời của báo cáo tài chính.

Theo Thông tư 121/2012/TT-BTC, “cơ cấu thành viên HĐQT cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên nắm giữ các chức danh điều hành với các thành viên độc lập, trong đó tối thiểu một phần ba (1/3) tởng số thành viên HĐQT là thành viên độc lập”. Quy định này nhằm đảm bảo tính độc lập của HĐQT công ty niêm yết. Trong nghiên cứu, thành viên HĐQT độc lập được xác định là thành viên HĐQT không nằm trong ban điều hành của của công ty niêm yết.

(ii) Nhân tớ “Sự kiêm nhiệm vị trí CEO và Chủ tịch HĐQT”

Sự tách biệt vai trò chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành nhằm tăng cường sự kiểm tra và hiệu quả hoạt động của cơng ty (Abdelsalam and Street (2007) trích dẫn lại từ Haniffa and Cooke (2002)). Khi giám đốc điều hành đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị công ty, hiệu quả của hội đồng quản trị trong việc thực hiện các chức năng giám sát có thể bị ảnh hưởng (Abdelsalam and Street, 2007) và dẫn đến nguy cơ che giấu thông tin bất lợi ra bên ngoài (Afif, 2009). Ngoài ra, thơng tin kế tốn thường được sử dụng để đánh giá thành quả của các nhà quản lý, sự tách biệt giữa vị trí CEO và Chủ tịch HĐQT địi hỏi các thơng tin kế tốn được cơng bố kịp thời hơn vì lúc này quyền truy cập vào hệ thống thơng tin kế tốn của HĐQT bị giới hạn so với trường hợp Chủ tịch HĐQT công ty cũng là giám đốc điều hành (Abdulla, 2006). Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Abdulla (2006),

Abdelsalam and Street (2007), Abdelsalam and El-Masry (2008), Afify (2009) và Abernathy et al. (2014) tìm thấy bằng chứng về tác động tiêu cực của sự kiêm nhiệm đồng thời 2 vị trí chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành đến tính kịp thời của báo cáo tài chính.

Hơn thế nữa, dựa trên lý thuyết các bên liên quan, nghiên cứu kỳ vọng mối tương quan nghịch giữa tính kịp thời của báo cáo tài chính, nghiên cứu dự đốn khi có sự kiêm nhiệm giữa vị trí CEO và chủ tịch HĐQT, các cơng ty sẽ công bố báo cáo tài chính ít kịp thời hơn. Giả thuyết đặt ra như sau:

Giả thuyết H2: Các yếu tố khác khơng đổi, sự kiêm nhiệm vai trị CEO và chủ tịch hội đồng quản trị có tác động tiêu cực đến tính kịp thời của báo cáo tài chính

Theo thơng tư 121/2012/TT-BTC quy định Chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc) điều hành trừ khi việc kiêm nhiệm này được phê chuẩn hàng năm tại Đại hội đồng cổ đông thường niên.

(iii) Trình độ chun mơn về kế tốn của Ban kiểm sốt

Ủy ban kiểm tốn chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát q trình báo cáo tài chính của các cơng ty cho nên yêu cầu đặt ra là các thành viên Ủy ban kiểm tốn phải có kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng về tài chính, kế tốn và các kiến thức khác có liên quan (Dezoort et al., 2003; Baatwah et al., 2013). Ảnh hưởng tích cực của các chun gia về kế tốn, tài chính trong Ủy Ban kiểm toán đến hiệu quả giám sát chất lượng báo cáo tài chính của Ủy Ban kiểm toán được ghi nhận trong rất nhiều nghiên cứu (Abernathy et al. 2014). Ngoài ra, theo Dezoort et al. (2003) các thành viên Ủy ban kiểm toán, đặc biệt là các thành viên là các kế tốn viên cơng chứng đóng góp sự hỗ trợ rất lớn cho các kiểm toán viên trong việc thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Sultana et al. (2014) cho thấy số lượng chuyên gia kế toán trong Ủy ban Kiểm tốn cơng ty niêm yết là nhân tố có mức độ ảnh hưởng lớn nhất trong việc rút ngắn thời hạn hồn thành kiểm tốn báo cáo tài chính. Nghiên cứu của Abernathy et al. (2014) cũng cho kết quả tương tự.

Trong khuôn khổ quy định pháp lý và thực tiễn quản trị công ty của Việt Nam hiện nay, Ban Kiểm sốt giữ vai trị tương tự như vai trò của Ủy ban kiểm toán trong các quy định và thông lệ quản trị công ty trên thế giới (IFC, 2010; Giáp Thị Liên, 2013). Dựa trên lý thuyết phụ thuộc tài nguyên và kết quả các nghiên cứu liên quan, nghiên cứu dự đoán mối tương quan thuận giữa trình độ chuyên môn của tỷ lệ chuyên gia về kế toán trong thành phần Ban Kiểm sốt cơng ty niêm yết và tính kịp thời của báo cáo tài chính.

Mặt khác, theo quy định của Thơng tư 121/2012/TT-BTC, trong Ban kiểm sốt có ít nhất một thành viên là kế tốn viên hoặc kiểm toán viên; trưởng Ban kiểm sốt là người có chun mơn về kế tốn. Do đó, nghiên cứu sử dụng biến độc lập “Tỷ lệ thành viên có trình độ chun mơn về kế toán, kiểm toán trong Ban kiểm soát”, kí hiệu ACEXP; “Trình độ chun mơn về kế tốn, kiểm toán của trưởng Ban kiểm soát”, kí hiệu TBKS để đại diện cho nhân tố Trình độ chun mơn về kế tốn của Ban kiểm sốt cơng ty. Do đó, nghiên cứu đặt ra giả thuyết như sau:

Giả thuyết H3a: Các yếu tố khác không đối, tỷ lệ thành viên BKS có trình độ chun mơn về kế tốn, kiểm tốn tác động tích cực đến tính kịp thời của báo cáo tài chính.

Giả thuyết H3b: Các yếu tố khác khơng đối, trình độ chun mơn về kế tốn, kiểm toán của trưởng BKS tác động tích cực đến tính kịp thời của báo cáo tài chính.

Trong nghiên cứu, định nghĩa về thành viên BKS có trình độ chun mơn về kế toán kiểm toán được xác định như sau: là thành viên thuộc BKS có bằng cấp chun mơn từ cao đẳng trở lên về kế toán, kiểm toán hoặc chứng chỉ nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán.

(iv) Sự hiện diện của Ban kiểm toán nội bộ

Theo IFC (2010) mục đích của việc thành lập Ban kiểm sốt trong các cơng ty niêm yết là để thực hiện các thủ tục kiểm sốt nội bộ hằng ngày. Trong đó, nhiệm vụ chính của Ban kiểm sốt là giám sát Hội động quản trị và Ban điều hành, nghĩa

là giám sát quá trình thiết lập hệ thống kiểm sốt phịng ngừa và kiểm sốt; phát hiện gian lận và sai sót trong q trình lập và cơng bố báo cáo tài chính. Tuy nhiên, hoạt động của Ban kiểm sốt cơng ty trong thực tế cịn rất nhiều hạn chế; do đó, một số cơng ty niêm yết thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập nhằm tăng cường chức năng kiểm soát nội bộ (Nguyễn Trọng Nguyên, 2014).

Bên cạnh đó, kiểm tốn nội bộ đóng vai trị quan trọng trong cơ cấu quản trị của công ty nhằm đảm bảo triển khai tốt các quy trình kiểm sốt; kiểm tốn nội bộ xem xét và đảm bảo độ tin cậy và độ trung thực của thơng tin, tn thủ các chính sách và quy chế, sự an toàn của tài sản, việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn lực, đạt được các mục tiêu hoạt động đã thiết lập và là một bộ phận không thể thiếu của hệ thống kiểm sốt nội bộ của cơng ty (IFC, 2010).

Dựa trên lý thuyết ủy nhiệm và lý thuyết phụ thuộc nguồn lực cũng như kết quả của các nghiên cứu Afif (2009), Wan-Hussin và Bamahros (2013), nghiên cứu dự báo mối tương quan thuận giữa sự hiện diện của ban kiểm tốn nội bộ (KTNB) và tính kịp thời của báo cáo tài chính qua giả thuyết sau:

Giả thuyết H4: Các yếu tố khác không đối, sự hiện diện ban kiểm tốn nội bộ có tác động tích cực đến tính kịp thời của báo cáo tài chính.

(v) Cấu trúc sở hữu

Cấu trúc sở hữu là một trong những nhân tố thuộc về quản trị công ty được đề cập nhiều trong các nghiên cứu về tác động của quản trị cơng ty đến tính kịp thời của báo cáo tài chính như Carslaw and Kaplan (1991), Bamber et al. (1993), Jaggi and Tsui (1999), Al-Ajmi (2008), Afif (2009), Apadore and Noor (2013). Trong đó, cấu trúc sở hữu được đo lường theo nhiều cách khác nhau như: loại hình sở hữu (Carslaw and Kaplan, 1991; Jaggi and Tsui, 1999), mức độ phân tán của của cơ cấu cổ đông (Bamber et al., 1993; Al-Ajmi, 2008; Afif, 2009), quyền sở hữu quản lý (Apadore and Noor, 2013). Trong nghiên cứu này, tác giả đo lường phân loại cấu trúc sở hữu công ty niêm yết thông qua mức độ phân tán của cơ cấu cổ đông và giả thuyết nghiên cứu được thiết lập dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các

nghiên cứu liên quan. Cụ thể, Bamber et al (1993) tìm thấy bằng chứng các cơng ty có cơ cấu sở hữu cở phần tập trung thì thời hạn phát hành báo cáo kiểm tốn ngắn hơn; Leventis et al. (2005) và Afif (2009) không tìm thấy mối liên hệ giữa hai nhân tố này. Do đó, giả thuyết đặt ra như sau:

Giả thuyết H5: Các yếu tố khác không đổi, mức độ tập trung quyền sở hữu có tác động đến tính kịp thời của báo cáo tài chính.

3.1.3 Đo lường biến nghiên cứu:

Các biến nghiên cứu được đo lường dựa theo các nghiên cứu thực nghiệm được trình bày trong chương 1 “Tổng quan các nghiên cứu liên quan”, tóm tắt trong bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1 Tóm tắt cách đo lường biến nghiên cứu

Tên biến Định nghĩa Đo lường Cơ sở đề xuất

Biến phu thuộc

TIME Tính kịp thời của BCTC

Số ngày từ khi kết thúc năm tài chính cho đến ngày kí báo cáo kiểm toán

Jaggi và Tsui (1999), Leventis et al. (2005), Afif (2009), Sultana et al.(2014), Đặng Đình Tân (2013), v.v… Biến độc lập

BIND Tính độc lập của HĐQT Tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành = Số lượng thành viên HĐQT không điều hành/ Số lượng thành viên HĐQT Abdulla et al. (2006), Afif (2009), v.v…

DUAL

Sự kiêm nhiệm vị trí CEO và chủ tịch HĐQT

Biến định danh, nhận giá trị 1 nếu có sự kiêm nhiệm vị trí CEO và chủ tịch HĐQT, nhận giá trị 0 nếu ngược lại

Sultana et al. (2014),

Abernathy et al. (2014), v.v…

ACEXP Trình độ kế toán của BKS

Tỷ lệ thành viên BKS có trình độ về kế toán, kiểm toán = Số lượng thành viên BKS có trình độ về kế tốn, kiểm toán/ Số lượng thành viên BKS Abernathy et al. (2014), Wan- Hussin và Bamahros (2013), v.v… TBKS Trình độ kế toán của BKS

Biến định danh, nhận giá trị 1 nếu trưởng BKS có trình độ chun mơn về kế tốn, kiểm toán; nhận giá trị 0 nếu ngược lại

Sultana et al. (2014),

Abernathy et al. (2014)

AUDIT

Sự hiện diện của Ban kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ

Biến định danh, nhận giá trị 1 nếu có sự hiện diện của Ban kiểm soát nội bộ, hoặc kiểm toán nội bộ; nhận giá trị 0 nếu ngược lại

Afif (2009), Wan-Hussin và Bamahros (2013)

CDL Cấu trúc sở hữu Tỷ lệ cổ phần nắm giữ bởi cổ đông lớn

Bamber et al. (1993), Leventis et al. (2005), Afif (2009)

QMO Quy mô công ty

niêm yết Ln (tổng tài sản)

Sultana et al. (2014), Abernathy et al. (2014), Nguyễn An Nhiên (2013), v.v…

ROA Lợi nhuận hoạt động

Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản Arbernathy et al. (2014), Nguyễn An Nhiên (2013), Đặng Đình Tân (2013), v.v…

BCTC Loại báo cáo tài chính

Biến định danh, nhận giá trị 1 nếu BCTC là báo cáo hợp nhất; nhận giá trị 0 nếu ngược lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về quản trị công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)