Kiểm định tác động ngắn hạn lên sự thay đổi địn bẩy tài chính:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu định thời điểm thị trường và sự lựa chọn giữa nợ và vốn cổ phần tại các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40 - 43)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ

4.1. Kết quả tác động của thời điểm thị trường lên các doanh nghiệp trên thị trường

4.1.1. Kiểm định tác động ngắn hạn lên sự thay đổi địn bẩy tài chính:

Để kiểm định tác động ngắn hạn của thời điểm thị trường, bài nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy (14) để kiểm định tác động ngắn hạn lên sự thay đổi của địn bẩy tài chính như sau:

(D/A)t – (D/A)t-1 = β0 + β1.Fmist-1 + β2.Smist-1 + β3.Growtht-1 + β4.(PPE/A)t-1 + β5.SIZEt-1 + β6.(EBITDA/A)t-1 + β7.(D/A)t-1 + εt (14)

Để đảm bảo độ tin cậy của mơ hình hồi quy, trước hết cần kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan. Bài nghiên cứu sử dụng kiểm định White đối với hiện tượng phương sai thay đổi và kiểm định Breusch – Godfrey đối với hiện tượng tự tương quan.

Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi với mức ý nghĩa α = 0.05, giả thuyết H0 là không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi. Kết quả kiểm định White như sau:

Bảng 4.1 – Kết quả kiểm định phương sai thay đổi mơ hình (14)

Năm R-squared P-value

IPO 26.6119 0.8449

IPO+1 43.7602 0.1471

IPO+3 36.7798 0.3864

IPO+4 67.9061 0.0007

IPO+5 41.5955 0.2055

IPO+6 36.6313 0.3930

IPO+7 35.0657 0.4651

Giá trị P-value của kiểm định trong hầu hết các năm (trừ năm IPO+4) đều lớn hơn giá trị α = 0.05. Do đó, chấp nhận giả thuyết H0 và không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi đối với mơ hình hồi quy các năm IPO, IPO+1, IPO+2, IPO+3,IPO+5,IPO+6,IPO+7; bác bỏ giả thuyết H0 và kết luận xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi đối với mơ hình hồi quy năm IPO+4.

Kiểm định hiện tượng tự tương quan với mức ý nghĩa α = 0.05, giả thuyết H0 là không xảy ra hiện tượng tự tương quan. Kết quả kiểm định Breusch – Godfrey như sau:

Bảng 4.2 – Kết quả kiểm định tự tương quan mơ hình (14)

Năm R-squared P-value

IPO 0.4428 0.5058

IPO+1 0.0377 0.8461

IPO+2 1.9156 0.1663

IPO+3 4.5324 0.1037

IPO+5 0.0001 0.9928

IPO+6 0.1037 0.7474

IPO+7 1.3754 0.2409

Giá trị P-value của các kiểm định đều lớn hơn mức ý nghĩa α = 0.05, vậy chấp nhận giả thuyết H0 và kết luận không xảy ra hiện tượng tự tương quan.

Như vậy, mơ hình hồi quy tác động trong ngắn hạn đối với sự thay đổi địn bẩy tài chính khơng xảy ra hiện tượng tự tương quan và chỉ có hiện tượng phương sai thay đổi đối với năm IPO+4. Sau khi khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi năm IPO+4 bằng ma trận ước lượng White, ta có kết quả của mơ hình hồi quy (14) được trình bảy ở bảng 4.3.

Kết quả mơ hình

Bảng 4.3 cho thấy mơ hình kiểm định tác động ngắn hạn của hành vi định thời điểm thị trường lên sự thay đổi của địn bẩy chỉ có ý nghĩa từ năm IPO đến năm IPO+4 và không có ý nghĩa ở những năm sau đó. Theo đó, nhân tố sai lệch giá riêng doanh nghiệp Fmis có tương quan âm và có ý nghĩa 90% với sự thay đổi địn bẩy tài chính tại năm IPO và IPO+4, điều này cho thấy khi giá thị trường được định giá cao hơn giá trị thực của doanh nghiệp thì cơng ty sẽ phát hành vốn cổ phần.

Nhân tố sai lệch giá trị ngành Smis có tương quan âm đáng kể và có ý nghĩa thống kê với sự thay đổi địn bẩy tại năm IPO, IPO+1 và IPO+4, đây là biểu hiện cho thấy khi sự định giá sai ngành gia tăng thì các doanh nghiệp có xu hướng phát hành cổ phiếu. Đối với nhân tố cơ hội tăng trưởng Growth, cũng tồn tại tương quan âm với mức ý nghĩa cao tại năm IPO và giảm dần những năm sau đó.

Đối với các nhân tố đặc trưng của doanh nghiệp, nhân tố tính hữu hình của tài sản cố đinh PPE/A cho thấy mối tương quan cùng chiều với sự thay đổi địn bẩy, đặc biệt có ý nghĩa thống kê cao tại năm IPO, chứng tỏ các doanh nghiệp có tài sản cố định hữu hình càng lớn thì càng dễ dàng phát hành nợ, tuy nhiên các hệ số của biến PPE/A rất nhỏ nên tác động này là không đáng kể.

Nhân tố quy mơ doanh nghiệp Size cho thấy doanh nghiệp có doanh thu thuần càng cao thì địn bẩy càng cao do có dịng tiền ổn định và tạo được lịng tin ở các chủ nợ. Mối tương quan dương này có độ tin cậy đến 99% ở năm IPO+1, IPO+2. Biến khả năng sinh lợi EBITDA/A có tương quan ngược chiều với sự thay đổi của đòn bẩy với độ tin cậy 95% ở năm IPO, 99% ở năm IPO+1, chứng tỏ cơng ty có khả năng sinh lợi cao thì sẽ ít sử dụng nợ, kết quả này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu định thời điểm thị trường và sự lựa chọn giữa nợ và vốn cổ phần tại các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)