TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP niêm yết ở việt nam (Trang 31 - 39)

1. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG

2.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Xét trên góc độ vĩ mơ, tốc độ tăng trưởng GDP chạm đáy trong vòng 10 năm trở lại đây, với mức tăng năm 2012 là 5.03% cho thấy tình hình kinh tế đã bắt đầu phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn.

Đồ thị 2.1 GDP 2004 – 2013 và dự báo 2014

Nguồn : BSC

Việc mở rộng tín dụng quá mức đã làm giảm lợi ích biên của tín dụng với nền kinh tế Việt Nam. Tốc độ mở rộng tín dụng của Việt Nam kể từ năm 2007 đã tăng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP. So với các quốc gia khác trong khu vực, tỷ lệ Tín dụng/GDP của Việt Nam có sự biến động mạnh trong suốt thập niên đầu thế kỉ 21, khi tăng từ 44,8% GDP lên mức 135,8% GDP năm 2010. Từ năm 2007, khi tín dụng vượt quá GDP, nền kinh tế Việt Nam đã liên tiếp phải đối mặt với nhiều bất ổn kinh tế vĩ mô.

Môi trường hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thêm vào đó, trong khi hầu hết các doanh nghiệp cố gắng không vay thêm và chỉ duy trì hoạt động thì các ngân hàng cũng ngần ngại hơn khi dư nợ cho vay tăng chậm, nhưng nợ xấu lại tăng nhanh. Dẫn đến các ngân hàng phải trích lập dự phịng nhiều hơn do chất lượng danh mục các khoản vay ngày càng bị suy giảm.

Tổng nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 của 9 ngân hàng niêm yết tại thời điểm cuối tháng 6/2014 là 37.209 tỷ đồng, tăng 53,57% so với cuối năm ngoái. So với tổng dư nợ cho vay, nợ xấu chiếm 3,14%.

Về tỷ lệ nợ xấu, SHB hiện đang đứng đầu về tỷ lệ nợ xấu nhưng đang có những dấu hiệu về sự cải thiện. Hồn nhập dự phịng của SHB đã giảm 436 tỷ (giảm 67%) so với năm 2012. Tuy nhiên VCBS cho biết, nếu tính phần cho vay Vinashin 1.201 tỷ đồng đang chờ xử lý vào nợ nhóm 3-5 thì tỷ lệ nợ xấu sẽ lên đến 6%. Báo cáo tài chính của SHB trong 6 tháng đầu năm khơng nêu chi tiết các nhóm nợ, mà chỉ ghi chung là nợ quá hạn. Theo đó, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay khách hàng của ngân hàng này tại thời điểm cuối tháng 6/2014 là 8,17%. Con số này tăng 72,4% trong vòng 6 tháng đầu năm.

Theo tiêu chí phân nhóm nợ quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN, VietinBank là ngân hàng có con số nợ xấu tăng nhanh nhất, từ 3.370 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm ngoái lên 9.576 tỷ đồng vào cuối tháng 6/2014, tức tăng 1,54 lần. Tuy nhiên, nếu so với tổng dư nợ cho vay thì nợ xấu của VietinBank vẫn thấp hơn nhiều ngân hàng khác, ở mức 2,53% tại thời điểm cuối tháng 6.

Xét về số tuyệt đối thì Vietcombank có nợ xấu lớn thứ hai sau VietinBank, với hơn 9.032 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ 3,1% tổng dư nợ. Con số này tăng 21% trong 6 tháng đầu năm.

Nợ xấu của Sacombank đến 30/6 tuy vẫn dưới ngưỡng quy định nhưng có tăng nhẹ, từ mức 1,48% cuối năm ngoái lên 1,51%. Ngoài ra, tương tự các ngân

hàng khác, trích lập dự phòng rủi ro của Sacombank cũng tăng so với cùng kỳ, từ 246 tỷ lên 308 tỷ đồng.

Dù dư nợ cho vay của Eximbank tăng trưởng âm, nhưng nợ xấu của ngân hàng này vẫn tăng mạnh. Cụ thể, tổng nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 tại thời điểm cuối tháng 6/2014 là hơn 2.364 tỷ đồng, tăng trên 43% so với cuối năm ngoái. Tỷ lệ nợ xấu hiện tại là 2,95%.

Về vấn đề lạm phát thì nhìn chung lạm phát được kiểm sốt ổn định và duy trì ở mức thấp .

Sau 2011, lạm phát đã được kiềm chế và giữ 2 năm liên tiếp ở mức một con số. Trong năm 2013, mục tiêu hàng đầu của Chính phủ và NHNN là ổn định nền kinh tế, kiểm soát lạm phát. Mục tiêu này đã được hoàn thành tốt khi tỷ lệ lạm phát cả năm 2013 chỉ ở mức 6,04%, thấp hơn mức 6,84% của năm 2012. Sự ổn định

Đồ thị 2.3 Nợ xấu, DPRR và tỷ lệ DPRR 6T2014

được thể hiện khá rõ qua diễn biến lạm phát theo cùng kỳ (yoy), chủ yếu đi ngang và dao động quanh vùng 6%-7%.

Đồ thị 2.4 Dự báo CPI 2014

Nguồn : GSO, BSC Về tình hình chi phí quản lý :

Bảng 2.1 Chi phí quản lý của các ngân hàng

2011 2012 2013 CHI PHÍ QL VCB 5,699,837 6,013,108 6,244,061 CPQL/TTS 1.554% 1.451% 1.331% CHI PHÍ QL CTG 9,077,909 9,435,673 9,909,654 CPQL/TTS 1.971% 1.874% 1.719% CHI PHÍ QL STB 3,589,136 4,154,236 4,206,024 CPQL/TTS 2.537% 2.731% 2.606% CHI PHÍ QL ACB 3,147,466 4,270,661 3,759,397 CPQL/TTS 1.120% 2.422% 2.257% CHI PHÍ QL EIB 1,909,935 2,296,957 2,120,725 CPQL/TTS 1.040% 1.350% 1.249% CHI PHÍ QL MBB

1,880,659 2,696,658 2,746,473 CPQL/TTS 1.355% 1.536% 1.523% CHI PHÍ QL SHB 1,125,836 1,678,993 1,860,870 CPQL/TTS 1.586% 1.441% 1.296% CHI PHÍ QL BID 6,652,479 4,574,004 7,436,479 CPQL/TTS 1.640% 0.944% 1.356%

( Nguồn : Số liệu do tác giả tính tốn )

Nhìn chung, trong năm 2013 chỉ có EIB và ACB là 2 ngân hàng đã giảm được chi phí quản lý so với năm trước, cịn hầu hết thì chi phí quản lý đều tăng ờ các ngân hàng. Xét về giá trị tuyệt đối thì trong số các ngân hàng đang niêm yết thì CTG là ngân hàng có chi phí quản lý cao nhất, ở mức 9.9 tỷ. Nhưng xét về tỷ lệ chi phí quản lý trên tổng tài sản năm 2013 thì ngân hàng STB là ngân hàng có tỷ lệ cao nhất.

Kết quả về lợi nhuận :

Trong số các ngân hàng niêm yết, chỉ có BID và EIB dự kiến sẽ có tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đáng kể trong năm 2014, tuy nhiên mục tiêu năm 2014 của EIB vẫn còn thấp hơn so với năm 2012.

Đồ thị 2.5 Lợi nhuận trước thuế

Hầu hết các ngân hàng đều đặt mục tiêu năm 2014 ở mức tương đương hoặc thậm chí thấp hơn so với kết quả đạt được của năm 2013 .Và có khả năng trong sáu tháng cuối năm 2014, hoạt động của ngành ngân hàng khó có thể cải thiện khi lợi nhuận tiếp tục bị xói mịn do nợ xấu tăng, đồng thời dự phịng cho 39.000 tỷ đồng nợ xấu bán cho VAMC vào năm 2013 cũng sẽ cần được trích lập.

Bảng 2.2 Lợi nhuận trước thuế

Nguồn :VPS

Theo đó, lợi nhuận trước thuế của 7 ngân hàng còn lại đạt xấp xỉ 12.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm, giảm 1,75% so với cùng kỳ năm ngoái. Và chỉ năm ngân hàng niêm yết (CTG, VCB, STB, MBB, ACB) đã đạt được mục tiêu lợi nhuận trước thuế cho sáu tháng đầu năm.

Giảm mạnh nhất là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), ACB lãi trước thuế gần 731 tỷ đồng, giảm 22,7%.

Kế đến là Eximbank, ngân hàng này có rất nhiều chỉ tiêu giảm, ngoại trừ nợ xấu. Trong 6 tháng đầu năm, Eximbank ghi nhận gần 664 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 12,14% so với cùng kỳ năm ngoái.

VietinBank đạt gần 3.873 tỷ đồng lợi nhuận trong 6 tháng, giảm 6,38%. VietinBank hiện là ngân hàng có lợi nhuận lớn nhất, cách xa Vietcombank hơn 1.000 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, với mức tăng 26,14% lợi nhuận trước thuế trong nửa đầu năm, SHB đã rút ngắn khoảng cách với ngân hàng liền trước là Eximbank xuống chưa đến 160 tỷ đồng.

(NVB) không được đưa vào để xem xét chỉ tiêu này do NCB chưa có báo cáo tài chính hợp nhất, mà mới chỉ có báo cáo của ngân hàng mẹ. Hơn nữa, lợi nhuận trước thuế của NCB cũng không đáng kể, ngân hàng mẹ chỉ đạt chưa đến 4 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm.

Tỷ lệ NIM: Ta thấy có một sự phân hóa về tỷ lệ NIM giữa các ngân hàng

niêm yết. Trong khi ACB, EIB, MBB và BID có tỷ lệ NIM cải thiện đơi chút, chủ yếu là nhờ cấu trúc tài sản hiệu quả hơn, trong đó tỷ trọng tài sản sinh lời thấp được giảm xuống; ngược lại, CTG, VCB, STB, SHB lại có tỷ lệ NIM sụt giảm. STB và MBB, với lợi thế cạnh tranh trong cho vay bán lẻ, nổi lên như những ngân hàng có lợi nhuận cao hơn cả với tỷ lệ NIM, cũng như hệ số ROA và ROE cao nhất.

Đồ thị 2.6 NIM của các NHTM

Trong năm 2013, mặc dù NIM của STB giảm nhẹ nhưng vẫn cao nhất trong khối ngân hàng. Ngồi ra, STB cũng có được mức tăng trưởng lợi nhuận rất tốt nhờ vào giảm lãi phải trả cho giấy tờ có giá (phát hành giấy tờ có giá dưới 1 năm biến động giảm 7.200 tỷ đồng). Đồng thời, STB khơng cịn phải trích lập dự phịng cho

800 tỷ đồng trái phiếu và các tài sản siết nợ/cấn trừ nợ của SBS khiến chi phí dự phịng giảm tới 67%.

Cùng suy giảm về NIM, lợi nhuận sau thuế của MBB đạt 2.267 tỷ đồng (giảm 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái). Trong năm 2013, ngân hàng đã giảm mạnh hoạt động cho vay liên ngân hàng (-40%) và tăng 3,6 lần đầu tư vào danh mục chứng khốn nợ do Chính phủ bảo lãnh có lãi suất từ 5,67% đến 15%/năm.

2.2 Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NH TMCP đang niêm yết ở Việt Nam :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP niêm yết ở việt nam (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)