Giải pháp về rủi ro tín dụng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP niêm yết ở việt nam (Trang 65 - 68)

1. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG

3.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

3.2.2.2 Giải pháp về rủi ro tín dụng:

Ngun nhân của các khoản dự phịng rủi ro tín dụng tăng cao là do tình hình nợ xấu ngày càng tăng trong các năm qua. Như vậy, vấn đề cốt lõi để giảm được khoản chi phí dự phịng này là cần có biện pháp nhằm hạn chế sự gia tăng của nợ xấu. Một số biện pháp được tác giả đưa ra nhằm xử lý và hạn chế sự gia tăng nợ xấu hiện nay như sau :

(1) Giải pháp xử lý nợ xấu :

Để khắc phục nợ xấu chúng ta cần phải xây dựng lộ trình cụ thể và được thực hiện trong một thời gian dài. Để giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu cần phải có sự phối hợp giữa Nhà nước, ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp. Cụ thể là: Thứ nhất, phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Các ngân hàng cần thực hiện nghiêm túc việc trích lập quỹ dự phịng rủi ro theo nguyên tắc tính đúng và tính đủ. Để quản lý được việc trích lập quỹ dự phịng rủi ro của các ngân hàng thì ngân hàng Nhà nước phải có biện pháp xử lý thật nghiêm đối với các ngân hàng báo cáo khơng trung thực tình hình nợ xấu của ngân hàng mình.

Thứ hai, nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng cần phải chủ động xử lý nợ xấu bằng cách xây dựng các nguyên tắc trong quản lý rủi ro như chất lượng cơng tác tín dụng, thẩm định giá, tỷ lệ cho vay, đánh giá phân loại khách hàng, xem xét kỹ phương án sản xuất kinh doanh,…

Thứ tư, thực hiện phân loại nợ xấu. Nếu như các ngân hàng thực hiện phân loại nợ xấu theo đúng chuẩn khi đó sẽ đề ra được những biện pháp xử lý thích hợp cho từng loại nợ. Điều quan trọng hơn hết là các ngân hàng phải xác định được quy mơ và tính chất của nợ xấu để phân loại và có hướng xử lý cho phù hợp.

Thứ năm, chuyển nợ xấu thành vốn góp cổ phần. Nhà nước khuyến khích các ngân hàng chuyển nợ thành vốn góp, thành cổ phần của các doanh nghiệp vay. Khi đó, các ngân hàng chuyển từ chủ nợ sang thành cổ đông của các doanh nghiệp. Các

doanh nghiệp sẽ giảm được áp lực thanh tốn nợ, giảm được chi phí lãi vay, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được cải thiện đáng kể. Hiện nay Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã được thành lập nhằm mua lại các khoản nợ xấu từ các tổ chức tín dụng. Đây cũng là một giải pháp để tạm thời tháo gỡ khó khăn cho các ngân hàng.

Thứ sáu, sáp nhập hay hợp nhất các ngân hàng thương mại nhỏ. Nhà nước cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng thương mại nhỏ, yếu kém hợp nhất, sáp nhập với các ngân hàng lớn, cần cho phép các ngân hàng nước ngồi có tiềm lực tài chính mạnh mua lại một phần những ngân hàng yếu kém.

Thứ bảy, ban hành chính sách giãn nợ. Nhà nước cần ban hành chính sách và có cơ chế cụ thể giải quyết cho các doanh nghiệp được giãn nợ với ngân hàng. Ngân hàng có chính sách giãn nợ cho các doanh nghiệp có uy tín trong thanh tốn nợ và những doanh nghiệp có cơng trình đang thi cơng dở dang chưa hồn thành,… Và nếu được ngân hàng Nhà nước có thể cho các doanh nghiệp được phép chủ động đề nghị với ngân hàng giãn nợ đối với các khoản vay trung và dài hạn.

(2) Giải pháp hạn chế nợ xấu :

Thực hiện đúng các quy định về an tồn tín dụng :

Thực hiện đúng quy trình cho vay, thường xun cập nhật thơng tin về khách hàng, thực hiện việc định kỳ hạn nợ chính xác, phù hợp với chu kỳ SX của KH, thực hiện việc đánh giá, phân loại nợ để định hướng mức độ rủi ro và phải được thực hiện ngay khi xem xét cho vay, thực hiện việc tốt công tác chấm điểm, xếp loại khách hàng, thực hiện việc tốt công tác chấm điểm, xếp loại khách hàng, kiểm tra giám sát sau khi cho vay.

Đa dạng hóa các dịch vụ của ngân hàng :

Việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ giúp cho các ngân hàng phân tán và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Tại các NHTM Việt Nam,

doanh thu từ hoạt động tín dụng ln chiếm tỷ trọng cao cho dù tín dụng lại là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy, việc thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ bên cạnh sản phẩm tín dụng truyền thống sẽ giúp cho các ngân hàng phân tán và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Trong thực tế cũng chứng minh rõ, thu dịch vụ có tính ổn định cao, bảo đảm an toàn trong hoạt động và hiệu quả mang lại cao nhất.

Tăng cường duy trì cơng tác kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng :

Thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình, thủ tục cho vay, kịp thời phát hiện các tồn tại, sai phạm, các "lỗ hổng” trong hoạt động tín dụng để đề ra các giải pháp chấn chỉnh phù hợp.

Hạn chế việc giải ngân bằng tiền mặt, giải ngân khơng đúng mục đích :

Việc giải ngân cho khách hàng cần được thực hiện trực tiếp thông qua tài khoản, tránh việc giải ngân bằng tiền mặt. Với những món giải ngân lớn, cần thực hiện theo từng lần để có thể kiểm tra giám sát được mục đích sử dụng vốn của khách hàng.

Nâng cao trình độ chun mơn, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý :

Yếu tố con người là yếu tố đóng một vai trị quan trọng trong cơng tác tín dụng. Vì vậy, để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cần phải có đội ngũ cán bộ tín dụng có phẩm chất đạo đức, năng lực tốt, am hiểu các quy định quy trình về tín dụng.

Tích cực theo dõi thu hồi nợ gốc, nợ lãi :

Khi khoản vay đã được giải ngân thì cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm kiểm tra định kỳ việc thực hiện trả nợ, đơn đốc việc trả nợ khi khoản nợ đó đã quá hạn theo kế hoạch trả nợ mà khơng có sự điều chỉnh.

trạng nợ xấu sẽ được cải thiện trong thời gian sắp tới và qua đó khoản chi phí dự phịng cho nợ xấu sẽ giảm. Và tình hình lợi nhuận ngân hàng sẽ đượ c cải thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP niêm yết ở việt nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)