CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ HỔ TRỢ PHỤ NỮ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động tín dụng vi mô của quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo ở thành phố cần thơ (Trang 44 - 47)

Qua khảo sát các hộ thuộc các nhóm hỗ trợ phụ nữ tại Thành phố Cần Thơ cho thấy hầu hết các thành viên này đánh giá chất lượng hoạt động của chương trình ở mức tốt và rất tốt, cụ thể có 85 ý kiến đánh giá ở mức tốt và rất tốt (chiếm 85% số ý kiến), bên cạnh đó cũng có 15 ý kiến cho rằng chất lượng hoạt động của quỹ chỉ đạt mức trung bình và khơng có ý kiến nào đánh giá ở mức thấp.

Nguồn: Kết quả điều tra, 2015

Hình 4.1: Chất lượng hoạt động của chương trình

Lý do chất lượng hoạt động của chương trình được đánh giá cao như vậy là do khi tham gia vào các nhóm hỗ trợ phụ nữ của hoạt động của quỹ hỗ trợ phụ nữ đã giúp họ tăng được mức đóng góp thu nhập cho gia đình. Có đến 85% các thành

Trung bình 15% Tốt 82% Rất tốt 3%

viên cho rằng thu nhập của họ tăng lên khi tham gia nhóm. Cụ thể là đa số các thành viên đưa ra lý do này cho biết sau khi tham gia các nhóm hỗ trợ phụ nữ đã giúp họ gia tăng mức thu nhập từ 5% đến 90% so với mức thu nhập gia đình trước khi tham gia. Số liệu thống kê cụ thể được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 4.1: Đánh giá về mức thu nhập gia tăng

Chỉ tiêu Số người Tỷ trọng (%)

Thu nhập không tăng 15 15

Thu nhập tăng dưới 20% 36 36

Thu nhập tăng từ 20% đến dưới 40% 36 36

Thu nhập tăng từ 40% đến dưới 60% 8 8

Thu nhập tăng từ 40% đến dưới 80% 4 4

Thu nhập tăng từ 80% 1 1

Tổng 100 100

Nguồn: Kết quả điều tra, 2015

Qua kết quả thống kê ở bảng 4.1 cũng có thể thấy đa số các đối tượng sẽ có thu nhập tăng lên sau khi tham gia vào các tổ nhóm của quỹ hỗ trợ phụ nữ, và mức tăng trung bình là khoảng 23% thu nhập so với trước khi tham gia nhóm (thấp nhất là tăng 5% và cao nhất là tăng 90%). Ta cũng thấy được các hộ tăng thu nhập từ 5% đến 40% là tập trung nhiều nhất với 72 thành viên, tuy nhiên vẫn cịn có 15 thành viên tuy tham gia nhưng vẫn khơng có thêm thu nhập trong gia đình.

4.1.2. Một số khó khăn gặp phải khi tham gia vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phụ nữ nữ

Chỉ có 3 trong số 100 thành viên của quỹ hỗ trợ phụ nữ được phỏng vấn cho rằng họ gặp phải một số khó khăn trong quá trình tham gia vào nhóm HTPN. Qua số liệu khảo sát cho thấy cho thấy, ở thời điểm nghiên cứu thì khi tham gia vào nhóm HTPN thì các thành viên khơng gặp q nhiều khó khăn. Cụ thể hơn có 2 thành viên cho rằng lượng vốn vay mà quỹ cho đối tượng vay vẫn chưa đủ cho việc đầu tư sản xuất kinh doanh của mình, đối tượng cịn lại thì cho rằng lãi suất cho vay của quỹ hỗ trợ phụ nữ là khá cao so với mặt bằng lãi suất của tín dụng chính thức trên thị trường.

Việc người dân khơng gặp phải khó khăn gì trong q trình tham gia hoạt động tại quỹ là hồn tồn hợp lý, bởi mơ hình hoạt động cộng đồng này cũng khơng cịn q mới lạ đối với nhà quản lý cũng như với người dân, mơ hình này đã được ứng dụng rất nhiều trong các hội đồn thể với nguồn vốn từ ngân hàng chính sách xã hội trong nhiều năm nay, điều này giúp cho nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc quản lý tại Quỹ hỗ trợ phụ nữ. Cũng như việc người dân trong vùng đã có nhiều cơ hội tiếp xúc và sinh hoạt với các cấp quản lý, nên hiện tại họ cũng mạnh dạn và nhiệt tình tham gia vào các hoạt động.

Tuy gặp phải một số khó khăn trong quá trình tham gia nhóm HTPN nhưng có đến 93% số thành viên được phỏng vấn cho rằng sẽ tiếp tục tham gia nhóm HTPN trong thời gian sắp tới do những lý do như sau.

Bảng 4.2: Lý do hộ tiếp tục tham gia vào quỹ hỗ trợ phụ nữ

Lý do Tần số Tỷ lệ (%)

Có thể vay thêm vốn để sản xuất 35 37

Có thêm nguồn vốn với lãi suất thấp 7 8

Dễ dàng vay vốn 3 3

Được tập huấn, hướng dẫn làm ăn 10 11

Cảm thấy vui 13 14

Được giúp đỡ, chia sẻ khi gặp khó khăn 25 27

Tổng cộng 93 100

Nguồn: Kết quả điều tra, 2015

Kết quả khảo sát ở bảng 4.2 cho thấy ngoài việc tập trung vào vốn vay thì Quỹ hỗ trợ phụ nữ cũng mang lại cho thành viên những lợi ích khác, vì thế ngồi 45 trường hợp trả lời tiếp tục tham gia để vay vốn thì cịn có những lý do khác bao gồm: hưởng lợi từ việc được tham gia tập huấn, được giúp đỡ khi khó khăn và người tham gia cảm thấy vui khi tham gia vào nhóm.

4.3. NHỮNG LỢI ÍCH CỦA PHỤ NỮ NGHÈO KHI THAM GIA VÀO CÁC NHÓM HỖ TRỢ PHỤ NỮ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động tín dụng vi mô của quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo ở thành phố cần thơ (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)