Lợi ích từ việc tiếpcận tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động tín dụng vi mô của quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo ở thành phố cần thơ (Trang 47 - 53)

Qua kết quả khảo sát trình bày trong bảng 4.3 có thể thấy được tình hình tiếp cận nguồn vốn tín dụng tại quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo qua các năm 2012 – 2014 đang theo chiều hướng tăng lên qua các năm. Qua phỏng vấn 100 phụ nữ thuộc đối tượng khảo sát trên địa bàn thì trong năm 2012 chưa có đối tượng nào tiếp cận được với nguồn vốn từ quỹ, trong năm 2013 số này tăng lên 69% (tương ứng với

69 thành viên tiếp cận được), đến năm 2014 và quý I năm 2015 số thành viên tiếp cận được với nguồn vốn này là 91 thành viên (tương ứng 91% thành viên được phỏng vấn).

Mặt khác, hầu hết các thành viên trong các nhóm hỗ trợ phụ nữ này là các phụ nữ nghèo, vì thế việc tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thức là rất hạn chế (địi hỏi phải có thế chấp), cụ thể trong năm 2014 có 13 trong số 100 thành viên được phỏng vấn có thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng chính thức ngồi nguồn vốn vay từ quỹ và tất cả những lượt vay này đều là lượt vay từ ngân hàng chính sách xã hội. Mức vay trung bình tại ngân hàng chính sách xã hội vào khoảng 10,6 triệu đồng (mức cao nhất là 20 triệu, thấp nhất là 4 triệu đồng) với mức lãi suất ưu đãi theo các mức khác nhau theo quy định của ngân hàng chính sách xã hội.

Bảng 4.3: Tình hình tiếp cận vốn vay từ quỹ hỗ trợ phụ nữ

Năm vay Có vay Khơng vay

Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)

2012 0 0 100 100

2013 69 69 31 31

2014 91 91 9 9

Nguồn: Kết quả điều tra, 2015

Lượng vốn vay trung bình mỗi thành viên từ nguồn quỹ gia tăng qua 2 năm 2013 và 2014, ở vòng vay vốn năm 2013 thì mức vay trung bình mỗi hộ là 5 triệu đồng, tuy nhiên sang năm 2014 con số này tăng lên mức trung bình mỗi hộ 7 triệu đồng (thấp nhất là 5 triệu đồng, cao nhất là 10 triệu đồng). Điều này có ý nghĩa vơ cùng to lớn trong việc hỗ trợ các đối tượng này phát triển kinh tế gia đình, việc tập huấn – hướng dẫn sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả đồng thời cung cấp

nguồn vốn vừa đủ với mức lãi suất hợp lý, đồng thời cũng xét tăng lượng vốn theo thời điểm cho các hộ để có thể mở rộng sản xuất kinh doanh tăng thu nhập. Do đó, trong số các thành viên có vay vốn từ quỹ hỗ trợ phụ nữ, có đến 69% số thành viên cho là lượng vốn mà quỹ hỗ trợ phụ nữ cho họ vay là hợp lý, đáp ứng đủ nhu cầu về vốn trong sản xuất kinh doanh của họ hiện tại cũng như phù hợp với khả năng thanh toán của họ. Trong khi đó có khoảng 31% số thành viên cho rằng lượng vốn vay từ quỹ là ít, do khoản tiền vay này chỉ đủ để trang trải một phần chi phí của họ trong sản xuất kinh doanh hoặc lượng vốn này khơng đủ để giúp họ có thể mở rộng việc sản xuất kinh doanh như mong muốn.

Hầu hết các thành viên được vay cũng đánh giá là thời hạn cho vay từ nguồn quỹ hỗ trợ phụ nữ là vừa (90 trong tổng số 100 thành viên trả lời), các thành viên cũng cho biết thêm rằng phương thức trả nợ hiện tại (trả dần trong 12 tháng) là phù hợp với khả năng trả nợ hàng tháng của họ, cũng như chu kỳ sản xuất từ đó tạo điều kiện cho họ dễ dàng trả được nợ. Do vậy, qua khảo sát cho thấy có rất ít trường hợp bội tín xảy ra và cũng cho biết được lý do tại sao tỷ lệ thu hồi nợ của Quỹ đạt tỷ lệ rất cao. Bên cạnh đó, một trong những lý do khác dẫn đến trường hợp bội tín thấp là do tính cam kết giữa các thành viên trong nhóm vay vốn rất cao (69% thành viên đánh giá ở mức cao và rất cao). Khi một thành viên trong nhóm khơng trả được nợ thì sẽ gây ảnh hưởng chung đến vịng vay của cả nhóm, vì thế thành viên này sẽ được các thành viên khác giúp đỡ để trả nợ đúng hạn.

Bảng 4.4: Đánh giá lãi suất - Mức độ tiếp cận nguồn vốn

Chỉ tiêu Lãi suất Chỉ tiêu Điều kiện vay vốn

Tần số Tỷ trọng Tần số Tỷ trọng Rất thấp 1 1 Dễ 95 95 Thấp 19 19 Vừa 77 77 Khó 5 5 Cao 3 3 Tổng 100 100 Tổng 100 100

Nguồn: Kết quả điều tra, 2015

Qua thống kê kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy khi được hỏi về lãi suất vay từ Quỹ thì có 77 thành viên cho rằng mức lãi suất này là phù hợp (77% số ý kiến) và 20 thành viên cho rằng mức lãi suất này ở mức thấp và rất thấp (20% số ý kiến), trong 2 nhóm ý kiến này thì hầu hết các ý kiến đánh giá được đưa ra dựa trên sự so sánh giữa lãi suất vay từ chương trình vay của Quỹ với mức lãi suất vay từ các nguồn tư nhân (phi chính thức) hay từ các ngân hàng thương mại. Riêng có một số ít thành viên gồm 3 người cho rằng mức lãi suất vay của Quỹ cao, do so sánh với nguồn vay khác của họ là từ Ngân hàng chính sách xã hội. Cũng vậy, hầu hết các thành viên cho rằng tiếp cận với nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ phụ nữ là dễ do không cần thế chấp và được Cộng tác viên, nhóm trưởng và cán bộ tín dụng hướng dẫn rất nhiệt tình và chi tiết. Ngồi ra cũng có 5 thành viên của quỹ cho rằng khi mới tham gia vào nhóm cần phải đợi rất lâu để được vay vốn do phải đợi kết thúc vòng quay tương ứng 1 năm.

Hiện tại trong chương trình vay của Quỹ hỗ trợ phụ nữ lượng vốn cho vay đối với mỗi thành viên là còn khá hạn chế. Tuy vậy, các thành viên vay vốn lại có mục đích sử dụng rất đa dạng. Mỗi thành viên sử dụng lượng vốn này để đầu tư

vào một hay nhiều loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau từ đó tạo nguồn thu nhập khá đa dạng trong gia đình., qua khảo sát cho thấy trong số 100 thành viên được phỏng vấn thì có 7 thành viên sử dụng vốn vay với 2 mục đích khác nhau, 1 thành viên sử dụng vốn vay cho 3 mục đích, số cịn lại có 1 mục đích sử dụng.

Bảng 4.5: Mục đích sử dụng vốn vay

Mục đích sử dụng Tần số Tỷ lệ (%)

Buôn bán nhỏ 54 50,0

Chăn nuôi 41 38,0

Đầu tư chạy xe ôm 1 0,9

Hớt tóc, làm móng 2 1,9

Mở hàng may mặc 2 1,9

Sửa xe 1 0,9

Mua bán đồ cũ 1 0,9

Trồng trọt 4 3,7

Chi cho sinh hoạt 2 1,8

Tổng 108 100

Nguồn: Kết quả điều tra, 2015

Qua số liệu ở bảng trên cho thấy vốn vay từ quỹ hỗ trợ phụ nữ được các thành viên sử dụng với 9 mục đích khác nhau, với nhiều loại sản phẩm đa dạng. Các thành viên cho biết, trong chăn nuôi phần vốn này sẽ được dùng để mua con giống, thức ăn và đầu tư xây dựng/mở rộng chuồng trại; sản phẩm đầu tư chủ yếu là ni gà, heo vịt và số ít hộ ni cá, lươn hay rắn; đây là khoản mục đầu tư nhiều thứ 2 được các thành viên lựa chọn để đầu tư. Về kinh doanh dịch vụ thì các thành viên cho biết họ dùng số vốn vay để đầu tư ban đầu cho nghề uốn tóc, sửa xe hay đầu tư vào máy móc để may quần áo. Các thành viên đầu tư vào trồng trọt

sẽ tập trung vào việc sản xuất sản phẩm chủ yếu là lúa. Mặt khác với lượng vốn vay được sẽ được dùng để mua vật tư đầu vào bằng tiền mặt, việc này sẽ giảm được một phần chi phí của họ so với phương thức mua trả chậm tại cửa hàng.

Qua số liệu thống kê, ngành nghề kinh doanh được các thành viên hướng đến là mua bán nhỏ (50%) chủ yếu mua bán tạp hóa tại nhà, thức ăn, quần áo…, và chăn ni (38%), điều này là hợp lý bởi vì những ngành nghề này khơng địi hỏi phải có nhiều hiểu biết, phù hợp với khả năng về vốn và trình độ của các thành viên trong nhóm, Đặc biệt trong chăn ni, các thành viên có thể tận dụng được các nguồn thức ăn tự nhiên giảm được chi phí – tăng thu nhập; còn trong mua bán nhỏ các thành viên sẽ có lợi thế hơn trong việc sử dụng vốn vay vì địi hỏi ít về các đầu tư ban đầu kèm theo việc vòng quay vốn nhanh và khả năng sinh lời khá cao của ngành nghề có thể mang lại lợi nhuận mỗi ngày cho các thành viên.

Các khoản đầu tư vào những ngành nghề khác là rất nhỏ, chỉ chiếm 12% số ý kiến mà các thành viên đưa ra. Trong đó đáng chú ý là việc đầu tư vào trồng trọt được rất ít các thành viên lựa chọn (3,7% số ý kiến của các thành viên được phỏng vấn), điều này là phù hợp vì đối tượng cho vay của Quỹ đa số là hộ nghèo hầu hết đều có diện tích đất canh tác hạn chế hoặc do mùa vụ thường kéo dài nên nguồn thu của các thành viên cũng phải phụ thuộc vào mùa vụ dẫn đến không phù hợp với phương thức trả nợ của sản phẩm vay này. Thêm vào đó, năng lực quản lý cũng như về tài chính rât hạn chế vì thế khi được hỏi về việc mở rộng đất đai hoặc thuê mướn thêm đất đai để mở rộng sản xuất thì 100% số thành viên được phỏng vấn đều không muốn mở rộng. Ngồi mục đích đầu tư vào sản xuất kinh doanh, khoản vốn vay từ Quỹ còn được các thành viên dùng giải quyết các nhu cầu cấp thiết trong gia đình như dùng cho con đi học, dùng trả nợ, xây/sửa nhà, dùng để trị bệnh/mua vật dụng trong nhà tuy nhiên số thành viên sử dụng vốn vay cho mục đích này chỉ chiếm 1,8%. Các mục đích sử dụng vốn khác rất phân tán và nhỏ lẻ không đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động tín dụng vi mô của quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo ở thành phố cần thơ (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)