Chọn mẫu dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến giá cổ phiếu của các công ty cổ phần niêm yết (Trang 55 - 58)

2.4 Đo lƣờng tác động các yếu tố vĩ mô đến giá cổ phiếu công ty cổ phần niêm yết

2.4.2 Chọn mẫu dữ liệu

Kết quả thực nghiệm của các bài nghiên cứu trƣớc đây đối với mỗi yếu tố vĩ mô tuỳ thuộc tình hình kinh tế của mỗi nƣớc, sẽ có kết quả tác động khơng giống nhau. Do đó, luận văn này sẽ tiến hành nghiên cứu xem xét sự tác động của mỗi biến đến giá cổ phiếu theo hƣớng tích cực hay tiêu cực và có phù hợp với các nghiên cứu của các nền kinh tế khác hay không.

Dữ liệu chuỗi thời gian hàng tháng đƣợc sử dụng trong phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết đƣợc chọn hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, chế biến, chế tạo theo nguyên tắc phân ngành của SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh (xem phụ lục 1)

Các yếu tố kinh tế vĩ mô trong bài nghiên cứu này là: chỉ số giá tiêu dùng, tỷ giá hối đoái, lãi suất, cung tiền và chỉ số sản xuất công nghiệp đại diện cho chỉ số GDP không thu thập theo tháng đƣợc, và giá cổ phiếu là giá đóng cửa hàng tháng của 32 công ty đƣợc chọn nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2013 ƣớc tính bằng phƣơng pháp FGLS (Feasible Generalized Least Square) để có thể xử lý tốt hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi của mơ hình kết hợp tác động cố định (FE: Fixed Effect).

Bảng 2.6: Mô tả nguồn các biến sử dụng

STT Biến số Đơn vị tính Nguồn

1 PRICE Giá cổ phiếu của các cơng ty Nghìn đồng HOSE

2 IR Lãi suất % IMF

3 CPI Chỉ số giá tiêu dùng % IMF

4 M2 Cung tiền % IMF

5 EX Tỷ giá hối đoái % IMF

6 IIP Chỉ số sản xuất công nghiệp % GSO

(Nguồn: tác giả thu thập)

 PRICE – Giá cổ phiếu của các công ty: Giá cổ phiếu này đƣợc lựa chọn là giá đóng cửa của ngày cuối cùng của mỗi tháng từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 12 năm 2013 của mỗi công ty công nghiệp, chế biến, chế tạo.

 IR – Lãi suất: Lãi suất liên ngân hàng, trên thực tế có nhiều lãi suất khác nhau có thể sử dụng nhƣ: lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay, lãi suất huy động…Tuy nhiên, luận văn này sử dụng lãi suất liên ngân hàng trong quá trình nghiên cứu nhằm đảm bảo sự biến động của lãi suất đối phản ánh một cách nhanh nhất đối với sự biến động của nền kinh tế.

 CPI – Chỉ số giá tiêu dùng đại diện cho biến lạm phát: lạm phát đƣợc đo lƣờng qua mức biến động giá chung của nền kinh tế. Do đó, dùng chỉ số giá tiêu dùng đại diện cho biến lạm phát.

 M2 – Cung tiền: là một yếu tố có tác động mạnh đến các yếu tố khác. Khi cung tiền thay đổi tăng hoặc giảm sẽ tác động đến cả lãi suất, tỷ giá hối đoái và lạm phát thơng qua đó tác động đến giá cổ phiếu.

 EX – Tỷ giá hối đoái: Biến này đại diện cho sự biến động tỷ giá giữa tiền đồng và đồng đơ la Mỹ. Biến này có tác động đến khả năng cạnh tranh của các cơng ty và dịng tiền của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi đầu tƣ vào Việt Nam

 IIP – Chỉ số giá sản xuất công nghiệp: Biến này đại diện cho GDP phản ánh tốc độ tăng trƣởng của các ngành công nghiệp, đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế thông qua lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

Các giả thuyết:

Giả thuyết thứ 1:

H0: Khơng có sự tƣơng quan giữa biến CPI và giá cổ phiếu H1: Có sự tƣơng quan giữa CPI và giá cổ phiếu

Giả thuyết thứ 2:

H0: Khơng có sự tƣơng quan giữa biến IIP và giá cổ phiếu H1: Có sự tƣơng quan giữa IIP và giá cổ phiếu

Giả thuyết thứ 3:

H0: Khơng có sự tƣơng quan giữa biến EX và giá cổ phiếu H1: Có sự tƣơng quan giữa EX và giá cổ phiếu

Giả thuyết thứ 4:

H0: Khơng có sự tƣơng quan giữa biến IR và giá cổ phiếu H1: Có sự tƣơng quan giữa IR và giá cổ phiếu

Giả thuyết thứ 5:

H0: Khơng có sự tƣơng quan giữa biến M2 và giá cổ phiếu H1: Có sự tƣơng quan giữa M2 và giá cổ phiếu

Mơ hình tác động cố định Fixed Effect:

Là mơ hình với các giả định là mỗi đơn vị chéo đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hƣởng đến các biến giải thích, FE phân tích mối tƣơng quan này giữa phần dƣ của mỗi đơn vị chéo với các biến giải thích qua đó kiểm sốt và tách ảnh hƣởng của các đặc điểm riêng biệt của từng đơn vị chéo (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ƣớc lƣợng những ảnh hƣởng thực của biến giải thích lên mơ hình.

Các nguồn dữ liệu chính của các yếu tố vĩ mơ nhƣ: chỉ số giá tiêu dùng, tỷ giá hối đoái, lãi suất, cung tiền thu thập từ IMF, chỉ số sản suất công nghiệp thu thập từ Tổng cục thống kê Việt Nam, và giá cổ phiếu các công ty công nghiệp, chế biến, chế tạo thu thập từ Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh.

2.4.3 Các bƣớc thực hiện

Bƣớc 1: Thu thập dữ liệu

Bƣớc 2: Thực hiện gộp các dữ liệu của 32 công ty trong mẫu để chạy mơ hình chung cho các chung cho các cơng ty theo phƣơng pháp hồi quy.

Bƣớc 3: Dùng mơ hình tác động cố định: Do dữ liệu chọn các cơng ty có các đặc điểm khác nhau để có kết quả chính xác hơn thì mơ hình dùng mơ hình tác động cố định (FE: Fixed Effect)

Bƣớc 4: Chạy kết quả riêng lẽ cho từng công ty nghiên cứu Bƣớc 5: Phân tích kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến giá cổ phiếu của các công ty cổ phần niêm yết (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)