Các nghiên cứu thực nghiệ mở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của các cú sốc chính sách tiền tệ đến các biến kinh tế vĩ mô của việt nam (Trang 26 - 32)

CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ

2.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệ mở Việt Nam

Trong thời gian qua, trong nước có nhiều bài nghiên cứu về tác động của chính sách tiền tệ, sau đây là một số bài nghiên cứu ở Việt Nam:

Lê Việt Hùng and Wade D.Pfau (2008) phân tích sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ ở Việt Nam, sử dụng mơ hình VAR để kiểm tra mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ, sản lượng thực, giá, lãi suất thực, tỷ giá hối đối thực và tín dụng. Sử dụng cung tiền như cơng cụ trực tiếp thực hiện chính sách tiền tệ và lãi suất như là công cụ trung gian truyền dẫn từ cung tiền đến các biến vĩ mơ. Tác giả đã tìm thấy rằng chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến sản lượng và giá cả. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và lạm phát lại khá yếu. Tác giả tìm thấy kênh truyền dẫn lãi suất kém quan trọng hơn kênh tín dụng và tỷ giá hối đoái. Tác động của cú sốc chính sách tiền tệ đối với sản lượng kéo dài từ quý 1 đến quý 2 nhưng tác động đối với giá cả thì kéo dài từ 3 đến 8 quý. Sự thay đổi của sản lượng phụ thuộc phần lớn vào cú sốc của chính sách tiền chiếm 44.24% sau 4 quý.

Phạm Thế Anh (2008) nghiên cứu chính sách tiền tệ và ảnh hưởng của nó đối với lạm phát, sản lượng, và các biến kinh tế vĩ mô khác. Sử dụng mơ hình SVAR 4 biến (sản lượng công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền, lãi suất). Tác giả tìm thấy khi lãi suất tăng làm giảm sản lượng và chỉ số giá tiêu dùng. Sự phản ứng của chỉ số giá tiêu dùng là tương đối chậm hơn sản lượng. Chỉ số giá tiêu dùng chỉ bắt đầu giảm sau thời gian khoảng 2-3 tháng. Sự gia tăng lãi suất cũng đồng thời kéo theo sự giảm cung tiền m2. Ngồi ra, tác giả cịn tìm thấy sự biến động của tốc độ

tăng trưởng và lạm phát là do tác động của chính nó, chiếm khoảng 90% sau 12 tháng ảnh hưởng cú sốc. Cú sốc của m2 và lãi suất đóng góp rất nhỏ vào sự biến động của tăng trưởng và lạm phát.

Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2013) nghiên cứu cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam. Sử dụng mơ hình SVAR 7 biến (giá dầu, lãi suất FED, sản lượng công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền, lãi suất, tỷ giá danh nghĩa) để phân tích các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ sẽ tác động như thế nào tới hoạt động kinh tế và kiểm soát giá cả ở Việt Nam trong 2 giai đoạn trước và sau gia nhập WTO. Kênh lãi suất mô phỏng tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt, kênh tín dụng mơ phỏng chính sách tiền tệ mở rộng. Tác giả tìm thấy, thắt chặt tiền tệ để giảm lạm phát phát huy hiệu quả sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tuy nhiên hiệu quả chỉ thật sự đạt được sau 6 kỳ, lạm phát vẫn tăng ở những kỳ đầu tiên khi có cú sốc thắt chặt tiền tệ, chính sách tiền tệ mở rộng tạo ra sự gia tăng lạm phát ở cả hai thời kỳ trước và sau gia nhập WTO, trong khi sản lượng giảm trước WTO và tăng sau WTO, khi tỷ giá hối đoái tăng làm cho lạm phát ở giai đoạn trước WTO tăng 0.006-0.007% ở kỳ thứ 2 và thứ 3, ở những kỳ sau mức tăng lạm phát ở mức 0.002- 0.004%, trong khi cú sốc rất nhỏ của tỷ giá ở giai đoạn sau WTO (0.008%) đã tạo ra phản ứng tăng tích luỹ lạm phát 0.003-0.004% ngay ở những kỳ đầu tiên và giữ mức tăng này trong suốt những kỳ tiếp theo. Qua 3 kênh truyền dẫn, tác giả nhận thấy lãi suất và tín dụng tạo ra phản ứng trễ đối với biến lạm phát, trong khi tỷ giá hối đối lại có phản ứng tức thì. Nghĩa là lạm phát ở Việt Nam nhạy cảm nhiều hơn đối với tỷ giá hối đoái. Điều này xảy ra theo tác giả là đơ la hố cao trong nhiều năm ở Việt Nam, có thể là lý do này mà lạm phát nhạy cảm nhiều với kênh tỷ giá hối đối. Ngồi ra tác giả cịn tìm thấy, trước WTO sản lượng gần như chỉ chịu tác động chính bởi cú sốc của chính nó nhưng sau WTO sản lượng nhạy cảm hơn với cả yếu tố bên trong và bên ngoài, khoảng 50% thay đổi sản lượng do yếu tố khác sau 12 tháng nhưng cầu tiền chỉ chiếm 2.53% và lãi suất chiếm 8.2%, điều này cho thấy chính sách tiền tệ ít tác động đến sản lượng.

Nguyễn Khắc Quốc Bảo và cộng sự (2013) nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ lên nền kinh tế Việt Nam. Sử dụng mơ hình vector hiệu chỉnh sai số VECM với 8 biến (giá dầu, lãi suất FED, sản lượng công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền, lãi suất kỳ hạn 3 tháng, tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương, chỉ số chứng khoán) để phân tích các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ sẽ tác động như thế nào lên nền kinh tế Việt Nam. Kênh lãi suất mơ phỏng tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt, kênh tín dụng mơ phỏng chính sách tiền tệ mở rộng. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ truyền dẫn CSTT thơng qua kênh lãi suất khơng có ảnh hưởng lớn đến sản lượng công nghiệp, lạm phát và thị trường chứng khốn khi so với các kênh cịn lại. Mức độ truyền dẫn CSTT thơng qua điều chỉnh cung tiền có ảnh hưởng lớn đến sản lượng cơng nghiệp, lạm phát và thị trường chứng khoán hơn so với các kênh còn lại. Như vậy việc điều hành chính sách tiền tệ trong thời điểm hiện nay cần chú trọng vào điều hành cung tiền như là một chỉ số quan trọng. Cũng theo nội dung của bài nghiên cứu này, Nguyễn Khắc Quốc Bảo và cộng sự (2013) cho rằng kết quả thu được từ các nghiên cứu của SVAR phụ thuộc rất lớn vào tính đáng tin cậy của việc thiết lập các điều kiện áp đặt. Cụ thể trong bài nghiên cứu của Trần Ngọc Thơ và các cộng sự (2013), kết quả tìm thấy lãi suất và tín dụng tạo ra phản ứng trễ đối với biến lạm phát trong khi tỷ giá hối đối lại có phản ứng ngay trong ngắn hạn, tuy nhiên bài nghiên cứu lại đặt biến tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương NEER ở cuối cùng trong chuỗi biến SVAR, điều này hàm ý biến tỷ giá sẽ hấp thụ và điều chỉnh theo tất cả các cú sốc trước đó, vấn đề này gây tranh cãi vì tại một số quốc gia đang phát triển như Việt Nam, tỷ giá là chỉ tiêu được kiểm sốt chặt chẽ của chính phủ nên việc biến động của tỷ giá điều chỉnh theo lực thị trường như một số lý thuyết truyền thống thường khó đạt được trong thực tế.

Thông qua những nghiên cứu trên, bài nghiên cứu cho thấy có rất nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến các biến vĩ mơ với nhiều mơ hình khác nhau. Nhưng tất cả các bài nghiên cứu trên đều cho thấy ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến các biến vĩ mô tại nhiều nước trong đó có Việt nam. Theo Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2013), có nhiều kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ

chính yếu đã được tìm thấy ở các nền kinh tế khác nhau. Ở Việt Nam cũng khơng có ngoại lệ. Tuy nhiên, ở Việt Nam có thể có một số kênh truyền dẫn chưa trở thành chính yếu để Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách như kênh giá tài sản. Thị trường chứng khốn non trẻ, thị trường bất động sản mang tính đầu cơ khá phổ biến nên kênh giá tài sản khó có thể phát huy hiệu quả truyền dẫn. Các kênh lãi suất, tín dụng và tỷ giá vẫn là những kênh truyền dẫn quan trọng ở Việt Nam.

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ

Tác giả các nghiên cứu Mơ hình Kết quả nghiên cứu

Cushman, David O. and Tao Zha (1997): nghiên cứu ảnh hưởng của cú sốc CSTT ở nền kinh tế mở nhỏ ở Canada Sử dụng mơ hình VAR 11 biến

Tỷ giá là kênh truyền dẫn quan trọng đối với cú sốc của CSTT ở các nền kinh tế mở.

Popescu, Iulia Vasile (2012): nghiên cứu ảnh huởng của CSTT đến lạm phát và các biến vĩ mơ khác ở Romania Sử dụng mơ hình VAR 5 biến Với CSTT thắt chặt làm GDP giảm, chỉ số giá tiêu dùng giảm, cung tiền m3 giảm, tỷ giá tăng (exchange rate puzzle).

Sayyed Mahdi Ziaei

(2012): nghiên cứu các kênh truyền dẫn của CSTT ở Ả rập Saudi

Sử dụng mơ hình SVAR 7 biến

Với CSTT thu hẹp làm sản lượng giảm, giá giảm ít, cung tiền giảm, tỷ giá hối đối tăng và sau đó giảm; cú sốc tín dụng dẫn đến tăng sản lượng, giá tăng, tỷ hối đoái giảm, cung tiền và lãi suất tăng.

Javid, Muhammad and Munir, Kashif (2011) nghiên cứu sự ảnh hưởng của cú sốc CSTT Sử dụng mơ hình SVAR 6 biến

Với cú sốc lãi suất tăng dẫn đến cung tiền tăng sau đó giảm xuống, giá tăng (price puzzle), sản lượng tăng theo CSTT thu hẹp và sau đó lại giảm, tỷ giá tăng.

Tác giả các nghiên cứu Mơ hình Kết quả nghiên cứu

đến giá và các biến vĩ mô ở Pakistan

Mala Raghavan và

Param Silvapulle (2007) nghiên cứu các khuôn khổ CSTT ở Malaysia bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 như thế nào?

Sử dụng mơ hình SVAR 9 biến

Trước khủng hoảng, cú sốc CSTT, tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng, giá cả, lãi suất và tỷ giá hối đoái, Sau khủng hoảng cú sốc CSTT có ảnh hưởng mạnh hơn đối với sản lượng; CSTT trong nước dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc bên ngoài; cuộc khủng hoảng đã làm thay đổi vai trò của các kênh truyền dẫn CSTT ở Malaysia.

Bhuiyan, Rokon (2008) nghiên cứu ảnh hưởng của cú sốc CSTT ở Canada Sử dụng mơ hình Bayesian SVAR 9 biến

Tỷ giá tăng ngay lập tức trước cú số của CSTT thu hẹp, trong khi đó, sản lượng giảm với độ trễ nữa năm và lạm phát giảm với độ trễ 1 năm.

Bhuiyan, Rokon (2012) nghiên cứu ảnh hưởng của cú sốc CSTT đến sự thay đổi các biến vĩ mô ở Bangladesh Sử dụng mơ hình Bayesian SVAR với 7 biến

Với CSTT thu hẹp làm giảm sản lượng với độ trễ hơn nữa năm, lạm phát giảm mạnh nhất với độ trễ hơn một năm, lãi suất tăng và tỷ giá hối đoái giảm ngay lập tức.

Lê Việt Hùng and Wade D.Pfau (2008) phân tích sự truyền dẫn của CSTT ở Việt Nam Sử dụng mơ hình VAR

CSTT ảnh hưởng đến sản lượng và giá cả. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và lạm phát lại khá yếu. kênh truyền dẫn lãi suất kém quan trọng hơn kênh tín dụng và tỷ giá hối đoái.

Tác giả các nghiên cứu Mơ hình Kết quả nghiên cứu

nghiên cứu chính sách tiền tệ và ảnh hưởng của nó đối với lạm phát, sản lượng, và các biến kinh tế vĩ mô khác

mơ hình SVAR 4 biến

chỉ số giá tiêu dùng. Sự phản ứng của chỉ số giá tiêu dùng là tương đối chậm hơn sản lượng. Ngồi ra, tác giả cịn tìm thấy sự biến động của tốc độ tăng trưởng và lạm phát là do tác động của chính nó là chủ yếu. Cú sốc của m2 và lãi suất đóng góp rất nhỏ vào sự biến động của tăng trưởng và lạm phát.

Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2013) nghiên cứu cơ chế truyền dẫn CSTT ở Việt Nam trước và sau gia nhập WTO

Sử dụng mơ hình SVAR 7 biến

CSTT thu hẹp để giảm lạm phát phát huy hiệu quả sau khi VN gia nhập WTO, CSTT mở rộng tạo ra sự gia tăng lạm phát ở cả hai thời kỳ trước và sau gia nhập WTO, trong khi sản lượng giảm trước WTO và tăng sau WTO; lãi suất và tín dụng tạo ra phản ứng trễ đối với biến lạm phát, trong khi tỷ giá hối đối lại có phản ứng tức thì; trước WTO sản lượng gần như chỉ chịu tác động chính bởi cú sốc của chính nó nhưng sau WTO sản lượng nhạy cảm hơn với cả yếu tố bên trong và bên ngoài.

Nguyễn Khắc Quốc Bảo

và cộng sự (2013)

nghiên cứu tác động của CSTT lên nền kinh tế Việt Nam Sử dụng mơ hình VECM với 8 biến

Truyền dẫn CSTT thông qua kênh lãi suất khơng có ảnh hưởng lớn đến sản lượng cơng nghiệp, lạm phát và thị trường chứng khoán khi so với các kênh còn lại. Truyền dẫn CSTT thông qua điều chỉnh cung tiền có ảnh hưởng lớn đến sản lượng công nghiệp, lạm phát và thị trường chứng khốn hơn so với các kênh cịn lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của các cú sốc chính sách tiền tệ đến các biến kinh tế vĩ mô của việt nam (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)