2.1. Phương pháp thông thường: * Điều kiện cần thiết:
Cần chọn nơi có nguồn nước sạch và chủ động cấp nước khi cần thiết. Diện tích ao to nhá tùy điều kiện của mỗi hộ gia đình. Ao có thể rộng từ 6 - 10m2 tới 100 - 200m2. Nên chọn ao có vị trí gần nhà để dễ chăm sóc và quản lý.
Ao nuôi lươn tốt nhất là xây bằng gạch, vách và đáy trơn láng. Đáy trải một lớp bùn dẻo để có nơi lươn chiu rúc. Thành ao nên xây nghiêng vào phái trong đề phòng lươn trốn thoát ra ngoài. Trong ao thả những cành cây, gạch ống, ống nước PVC cũ cắt khúc (30 - 40cm) hoặc dùng dây nilon buộc thành chùm tạo thành hang hốc cho lươn trú ẩn. Nước nuôi lươn giữ ngập mặt bùn cỡ 10 - 15 cm là vừa ...Do đặc tính sống chui rúc thỉnh thoảng thò đầu ra khái hang để thở, nếu nước quá sâu thì khụng có lợi cho lươn hít thở không khí và bắt mồi. Trong ao có thể trồng thực vật thủy sinh như môn nước, rau ngổ để tạo bóng mát và cải thiện chất lượng môi trương nước. Mùa hè cần che bớt nắng hạn chế nhiệt độ nước tăng cao không có lowinj cho sức kháe lươn nuôi .
Lươn giống yêu cầu có kích thước đồng đều, lưng màu vàng sậm nặng từ 20 - 25 g/con (40 - 50 con/kg). Trung bình 1m2 có thể thả 50 - 60 con tùy theo điều kiện chăm sóc quản lý của người nuôi .
* Thức ăn nuôi lươn:
Cần tập cho lươn ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau. Tốt nhất là chọn được nguồn nguyên liệu có sẵn tại chỗ, giá rẻ để hạ giá thành sản phẩm (giun đất, ốc, cá tép tạp, đầu tôm, tấm cám...). Không dùng thức ăn hư thối cho lươn ăn vì dễ gây bệnh đường ruột cho lươn.
* Quản lý dinh dưỡng:
Lươn có tập tính hoạt động mạnh về đêm vỡ vậy thời gian cho ăn thích hợp là từ 6 - 7 giờ tối . Mỗi ngày có thể cho ăn từ 1 - 2 lần, lượng cho ăn vào buổi tối chiếm 2/3, lượng cho ăn ban ngày chiếm 1/3. Thường xuyên kiểm tra để vớt thức ăn thừa, không để thức ăn dư làm thối nước. Vào mùa hè nắng nóng cần tăng số lần thay nước đảm bảo giữ nhiệt độ nước ổn định ở mức 25 - 280C.
2.2. Phương pháp nuôi lươn trong ao nước tĩnh: * Xây ao:
Ao xây gạch trát xi măng, vách và đáy cần làm trơn láng tránh xây xát cơ thể lươn. Ao sâu từ 0,8 - 1m. Bên trong đổ đất dẻo dày 30cm, cho nước vào ngập sâu từ 10 - 15 cm, từ mặt nước trở lên còn khoảng cách 30 - 40 cm vách ao để lưn không trốn thoát ra đượ. Có nơi dào ao đất nửa nổi nửa chìm hoặc ao nổi rồi dựng bạt lút xung quanh.
Ở đầu cấp nước vào đặt cách mặt nước từ 30 - 40 cm và có lưới nagwn không cho lươn ra. Phần cửa thoát nước đặt gần mặt bùn để có thể tháo toàn bộ nước cũ ra ngoài khi cần thiết (dùng lưới kim loại giữ cho chắc chắn).
Ao nuôi ngoài trời có thể thả thêm cây môn nước, bèo làm chổ trú nắng cho lươn, phía trên làm dàn bầu, giàn mướp che mát cho ao.
* Thả giống:
Ở điều kiện chủ động cấp thay nước có thể thả mật độ từ 2 - 2,5kg/m2 (cỡ 40 - 50con/kg); nếu thay nước kém thì nên thả 1 - 1,5kg/m2 là vừa. Lươn nuôi thưa ít nhiễm bệnh, mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi.
* Cho ăn.
Tùy theo cỡ lươn giống thả nuôi mà tạo ra miếng ăn có kích thước phù hợp đảm bảo cho lươn bắt mồi tốt. Mỗi ngày cho ăn 2 - 3 lần, buổi tối (6 - 7 giờ) cho ăn nhiều hơn sáng và trưa. Sau 1 giờ cho ăn kiểm tra thấy lươn ăn hết mồi là tốt.
Cần giữ cho nước ao nuôi sạch sẽ, đủ dưỡng khí cho lươn thở. Bình thường 2 - 3 ngày thay nước một lần. Những ngày nắng nóng nhiệt độ tăng cao hay thức ăn dư thừa làm nước mau bẩn có mùi hôi thì mỗi ngày thay nước 1 lần.