Phòng và trị bệnh

Một phần của tài liệu Tài liệu đào tạo nghề : Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt (Trang 39 - 43)

2.1. Phòng bệnh.

Để phòng bệnh cần định kỳ 15 ngày/ lần sát trùng ao nuôi bằng vôi bột với liều lượng 5 - 10g/m3 nước ao, vôi được hoà tan trong nước tạt đều khắp ao.

Định kỳ trộn tái vào thức ăn với liều lượng 4 - 5g/kg thức ăn để phòng bệnh đường ruột cho cá. Ngoài ra có thể bổ sung thêm men tiêu hoá để giúp cá tăng khả năng chuyển hoá thức ăn, tiêu hoá thức ăn tốt, cá lớn nhanh.

2.2. Bệnh ngoại ký sinh.

- Nguyên nhân và triệu chứng: Bệnh do các sinh vật rất nhá bám vào mang, da của cá để hút máu hoặc chất dinh dưỡng gây nên những vết thương, xuất huyết. Khi bị bệnh màu sắc cá trở nên nhợt nhạt, cá thích tập trung ở những nơi có nguồn nước chảy vào. Bệnh xuất hiện khi mật độ nuôi quá dày, điều kiện vệ sinh kém, mưa kéo dài thời tiết lạnh.

- Phòng và trị:

+ Phòng: Thả nuôi với mật độ vừa phải, tránh để ao bị ô nhiễm. + Trị: Dùng formol tạt xuống ao với nồng độ 20 - 25ml/m3.

2.3. Bệnh đốm đá.

- Nguyên nhân và triệu chứng: do vi trùng Pseudomoná punotata (sơ đô mô nát bun nô tata) hay Ae romonas hydrophila. ( ê rô mô nát hy rô phi la). Thân và bụng bị xuất huyết, vảy cá dụng lên, các gốc vây xuất huyết và ứ nước vàng. Bụng cá trương to và chứa nhiều dịch tễ đá bầm. ở một số cá bệnh mắt và hậu môn lồi ra, một số vây cá bị rách xơ xác dần dần bị rụng, bên trong thịt ứ máu và mủ. Cá lội lờ đờ, chậm chạp, ít ăn hoặc bá ăn.

- Cách phòng: Không nuôi mật độ quá dày, cho cá ăn đầy đủ về số lượng và chất lượng, môi trường ao nuôi luôn giữ ổn định và sạch sẽ. Định kỳ 15 ngày tạt vôi bột một lần với lượng 3kg/1000m3 nước .

- Trị bệnh: Sử dụng kháng sinh Neomycine 4g/100kg cá bệnh và Vitamin C 3g/100kg cá bệnh, thuốc được trộn vào thức ăn cho ăn 5- 7 ngày.

2.4. Bệnh nấm thuỷ my.

- Triệu chứng: Khi nấm mới ký sinh, mắt thường khó nhìn thấy, phần cuối của sợi nấm đâm sâu vào thịt cá, phần đầu sợi nấm lơ lửng trong nước. Khi bị bệnh phát hiện nhiều trên thân cá xuất hiện những đám bông màu trắng. Cá có cảm giác ngứa ngáy, thân cá gầy đen sẫm. Nấm càng ngày càng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập làm bệnh nặng thêm.

- Phòng bệnh: Tạo điều kiện sống thuận lợi cho cá, nhất là những lúc trời lạnh, giữ môi trường trong sạch, không để cá bị suy dinh dưỡng( thiếu ăn) không nuôi mật độ quá dày hoặc làm cá bị xây xước.

- Trị bệnh: Dùng thuốc tím ( KMnO4) tạt xuống ao với liều 3 -5g/m3 nước, hoặc dùng muối ăn 3% tắm cho cá trong vòng 15 phút.

- Nguyên nhân: Do nhiều nguyên nhân kết hợp như siêu vi (virut), vi khuẩn, nấm thuỷ mi, giáp xác ký sinh, môi trường nước quá bẩn, nhiệt độ thay đổi…..

- Triệu chứng: cá ăn ít hoặc bá ăn, hoạt động lờ đờ trên mặt nước, da cá nhợt nhạt và xuất hiện các vết lở loét trên thân dần dần lan rộng ra có thể ăn sâu đến xương. Cơ quan nội tạng hầu như không bị thương tổn.

- Phòng và trị

+ Phòng bệnh: Luôn giữ môi trường nước trong sạch, định kỳ dùng vôi bột và các hoá chất để xử lý đáy ao. Khi trong khu vực có xảy ra dịch bệnh cần hạn chế thay nước hoặc khử trùng nước trước khi cấp vào ao nuôi .

+ Trị bệnh: Dùng thuốc tím 3g/m3 kết hợp với muôí ăn 0,3kg/m3 tạt xuống ao. Đồng thời trộn kháng sinh cho ăn 5 - 7 ngày với liều Oxytetraxyline 2g/ kg thức ăn, bổ sung Vitamin C 3g/kg thức ăn.

2.6. Bệnh do dinh dưỡng.

Thức ăn kém chất lượng có thể gây bệnh cho cá như: cá tạp dùng làm thức ăn bị ươn thối dẩn đến giá trị dinh dưỡng kém, bột cá, cám gạo dự trử lâu ngày bị mốc meo, ẩm ướt và các loại thuốc bổ sung cho ăn bị hết thời hạn sử dụng. Khị cho cá ăn các loại này sẻ bị nhiểm các bệnh sau.:

- Bệnh vàng da: Bệnh thường xảy ra ở cá tra, cá trê, cá bống tượng. khi cá bị bệnh giảm ăn, bơi lờ đờ, chậm chạp da cá có màu vàng tái hoặc vàng nghệ và chết hàng loạt. khi cá bị bệnh giảm thức ăn hàng ngày và thay thức ăn khác có chất lượng hơn.- Bệnh do thiếu Vitamin C: Gây xuất huyết dưới hầu, làm biến dạng cơ thể, cá biếng ăn. Khi cá bị bệnh

này cần bổ sung Vitamin C ngay vào thức ăn cho cá từ 5 - 7ngày với liều lượng2 - 3g/ kg thức ăn.

2.7. Bệnh nấm

* Tác nhân gây bệnh

Saprolegnia và Achlya.

* Đối tượng nhiễm bệnh

Các loài cá nước ngọt, lợ, baba, ếch...

Nhiệt độ nước 18-250C, thích hợp cho nấm phát triển.

Mùa vụ phát bệnh: vào mùa xuân, mùa thu,đặc biệt mùa đông ở miền Bắc, mùa mưa ở miền Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Dấu hiệu bệnh lý.

Da xuất hiện những vùng trắng xám, có các sợi nấm nhá mềm.

Đan chéo thành búi trắng như bông, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trứng cá bị bệnh có màu trắng đục

Bệnh xuất hiện nhiều ở các ao nước tù đọng, có nhiều mùn bã hữu cơ, nuôi ở mật độ cao, bị xây xát, vết thương do ký sinh trùng, và vi khuẩn

* Phòng trị bệnh

Khử trùng các giá thể

Nguồn nước ương, ấp phải lọc sạch. Hạn chế lượng trứng ung trong bể. Muối: 2-3g/10lít H2O/10-15 phút KMnO4 với nồng độ 100g/m3) .

3.Thu hoạch.

Sau 4-6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 300 - 500g/con có thể thu hoạch. Tiến hành hạ mức nước còn 40-50cm dùng lưới kéo thu cá, sau đó tát cạn thu hoạch toàn bộ đối với nuôi trong ao. Còn đối với nuôi trong bể hoặc nuôi trong bạt thì ta có thể thu tỉa những con lớn trước sau đó thu hoạch toàn bộ.

BÀI 3: KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN

Một phần của tài liệu Tài liệu đào tạo nghề : Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt (Trang 39 - 43)