Tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quy mô chính phủ, nợ công đến tăng trưởng kinh tế bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia khu vực đông nam á (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3 1 Kết quả mơ hình

3.1.1.1. Tăng trưởng kinh tế

(Nguồn: Tự tổng hợp và dữ liệu tính tốn)

Hình 3.1 : Thống kê mơ tả biến tăng trưởng kinh tế R của các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2001-2014

Biến tăng trưởng kinh tế R là biến phụ thuộc của mơ hình. Giai đoạn 2001-2014 các quốc gia trong khu vực có mức tăng trưởng trung bình gần 5,5%. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế giới 2008-2009, trong nhóm 7 quốc gia khảo sát ta có thể dễ dàng quan sát được các quốc gia được chia làm 2 nhóm. Nhóm 1: các quốc gia tăng trưởng ổn định ít bị ảnh hưởng nhiều bởi khủng hoảng kinh tế 2008-2009 bao gồm Việt Nam và Indonexia. Nhóm 2: các quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều do khủng hoảng kinh tế bao gồm Thái Lan, Malaysia, Philippines, Brunei, Myanma. Trong giai đoạn này các quốc gia chịu ảnh hưởng lớn từ khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 như Thái Lan, Malaysia, Brunei thậm chí tăng trưởng âm.

-4-2 -2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Indonesia R Malaysia R Philippines R Thailand R Viet Nam R Brunei R Myanma R

41

3.1.1.2. Quy mơ chính phủ

(Nguồn: Tự tổng hợp và dữ liệu tính tốn)

Hình 3.2 : Thống kê mơ tả biến Biến quy mơ chính phủ SIZE của các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2001-2014

Trung bình quy mơ chính phủ SIZE của các nước trong khu vực nằm ở mức 23% và giữ ổn định qua các năm. Trong đó quy mơ chính phủ phân chia các nước trong khu vực thành 2 nhóm : Thái Lan, Philippin, Myanma, Indonesia là nhóm nước có quy mơ chính phủ nhỏ với mức dao động dưới 25% GPD, nhóm có quy mơ chính phủ lớn : Việt Nam, Brunei, Malaysia với mức chi tiêu chính phủ trên 25% GDP. Brunei là quốc gia có quy mơ lớn nhất trong các nước, mức chi tiêu của chính phủ/GPD dao động ở mức 30% GDP, riêng trong giai đoạn 2001-2002 và 2009-2010 quy mơ chính phủ tăng đột biến trên mức 35% GDP. Trong khi đó Myanma là nước có mức chi tiêu của chính phủ thấp ln giữ ở mức ổn định dưởi 15% GDP trong giai đoạn 2001-2010 tuy nhiên có xu hướng tăng vượt bật từ 16% GDP năm 2011 lên gần 30% GDP năm 2014.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Indonesia SIZE Malaysia SIZE Philippines SIZE Thailand SIZE

Viet Nam SIZE

Brunei SIZE

42

3.1.1.3. Nợ công

(Nguồn: Tự tổng hợp và dữ liệu tính tốn)

Hình 3.3 : Thống kê mô tả biến nợ công DEBT của các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2001-2014

Biến nợ công DEBT. Quy mô nợ công của khu vực trong giai đoạn 2001-2014 là gần 45% so với tổng GPD và có xu hướng giảm. Đặc biệt trong giai đoạn này Indonesia và Myanma là 2 quốc gia nợ cơng có xu hướng giảm một cách đáng kể riêng Myanma từ mức trên 200% GDP năm 2001 giảm còn 30% GDP năm 2014. Brunei là quốc gia có mức nợ công thấp nhất trong các nhóm nước. Mức nợ công của quốc gia này chỉ dao động dưới 3% GDP năm. Trái lại với xu hướng nợ công giảm của các nước trong khu vực, Malaysia sau giai đoạn nợ công được giữ ổn định dưới 50% GDP giai đoạn 2001- 2008 thì trong giai đoạn từ 2009-2014 lại có xu hướng tăng vượt mức 50% GDP. Điều này cũng cho thấy rằng bằng việc gia tăng nợ cơng để tập trung chi tiêu nhằm kích thích kinh tế phục hồi sau khủng hoảng. Bằng chứng là kinh tế Malaysia có mức tăng trưởng vượt bật lên gần 8% từ mức tăng trưởng âm trong năm 2009.

0 50 100 150 200 250 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Indonesia DEBT Malaysia DEBT Philippines DEBT Thailand DEBT

Viet Nam DEBT

Brunei DEBT

43

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quy mô chính phủ, nợ công đến tăng trưởng kinh tế bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia khu vực đông nam á (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)