CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
1.4.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trên cơ sở tổng hợp lịch sử hình thành và phát triển các Thị trường chứng khoán phái sinh trên thế giới, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
Một là, hệ thống luật pháp hoàn chỉnh cho việc tạo lập và giao dịch
Nếu như hệ thống pháp luật về Thị trường chứng khoán tại đa số các nước đều chỉ được xây dựng sau khi TTCK đã ra đời một cách tự phát thì với những Thị trường chứng khốn phái sinh thành cơng, hầu hết các quốc gia đều lựa chọn phương án xây dựng một khn khổ luật pháp hồn chỉnh về giao dịch Chứng khoán phái sinh rồi mới thiết lập thị trường này. Như có thể thấy trong trường hợp của Singapore và Hàn Quốc, cơ quan quản lý thị trường tài chính đều có những bước chuẩn bị trong
gần 10 năm, xây dựng các luật về giao dịch chứng khoán phái sinh, thậm chí dự kiến trước những hành vi vi phạm tiềm ẩn để có thể luật hóa các vấn đề về giám sát và xử lý những hành vi vi phạm trên thị trường trước khi thiết lập thị trường.
Khn khổ pháp lý về Chứng khốn phái sinh phải bao gồm những quy định về thể chế, cấu trúc thị trường, tổ chức vận hành thị trường, thành viên tham gia thị trường, các sản phẩm được giao dịch trên thị trường, việc thanh toán và bù trừ, các thẩm quyền của cơ quan quản lý trong việc duy trì một thị trường trật tự, cơng bằng và minh bạch.
Khuôn khổ pháp lý này cần quy định cụ thể các tiêu chuẩn, điều kiện liên quan tới giao dịch CKPS và cần có các ưu đãi nhất định ban đầu đối với những thành viên tham gia thị trường. Ví dụ, đối với các nhà tạo lập thị trường, khuôn khổ pháp lý cần đưa ra các ưu đãi về thuế và không giới hạn về vị thế giao dịch trên thị trường.
Hai là, cấu trúc thị trƣờng phù hợp và cơ sở hạ tầng hiện đại nhằm đáp ứng tính phức tạp và thanh khoản của giao dịch phái sinh
Cấu trúc thị trường là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của thị trường chứng khoán phái sinh. Mọi thị trường chứng khốn đều có thể thành cơng cho dù các định chế hay nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ chi phối trên thị trường. Tuy nhiên, Thị trường chứng khoán phái sinh dường như là sân chơi của các nhà đầu tư chuyên nghiệp và các nhà tạo lập thị trường. Tất cả các thị trường vừa được khảo sát ở trên đều ghi nhận vai trò của các tổ chức tự doanh và kinh doanh hợp đồng phái sinh chuyên nghiệp trong sự phát triển và thành công của thị trường. Kinh nghiệm của các quốc gia cũng cho thấy các nhà tạo thị trường là một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc của một Thị trường chứng khoán. Thị trường Singapore chỉ biết đến sự thành công sau 20 năm, khi đã đưa hệ thống giao dịch trực tuyến vào hoạt động và có sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường. Thị trường Hàn Quốc dành một số ưu đãi về thuế và điều kiện giao dịch cho những định chế đóng vai trị là nhà tạo lập thị trường để đảm bảo thị trường vận hành liên tục với tính thanh khoản cao.
Từ kinh nghiệm của các thị trường phái sinh đi trước cho thấy, Việt Nam không thể có một Thị trường chứng khốn phái sinh thành cơng nếu khơng xây dựng cấu trúc thị trường phù hợp, chú trọng vai trò của các nhà kinh doanh chuyên nghiệp và các nhà tạo lập thị trường, cũng như có đủ năng lực để thiết lập một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.
Ba là, đào tạo và phổ cập kiến thức cho các nhà đầu tƣ chuyên nghiệp và cá nhân tham gia thị trƣờng chứng khoán phái sinh
Thị trường chứng khoán phái sinh chỉ có thể thành cơng nếu cơ quan quản lý có được sự chuẩn bị đầy đủ và hiệu quả, nhất là về mặt kiến thức và kinh nghiệm cho các thành viên thị trường. Singapore đã lựa chọn phương thức thiết lập một kênh để cộng đồng đầu tư và kinh doanh trong nước tiếp cận dần dần với các giao dịch phái sinh nước ngoài 3 năm trước khi thiết lập TTCKPS trong nước. Đây là một mơ hình rất thiết thực bởi khơng có gì hiệu quả hơn việc để cho cộng đồng kinh doanh tự đào tạo mình thơng qua thực tiễn kinh nghiệm giao dịch tại các thị trường nước ngoài.
Hàn Quốc lại lựa chọn phương án mở các khóa đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho các nhân viên Cơng ty chứng khốn, quỹ đầu tư và mở các khóa phổ cập kiến thức về Chứng khốn phái sinh cho cơng chúng đầu tư do SGDCK Hàn Quốc, Ủy ban Giám sát Tài chính (SFC) phối hợp với các Cơng ty chứng khoán, các quỹ đầu tư thực hiện. Việc đào tạo này sẽ giúp được đông đảo nhà đầu tư nhỏ lẻ tiếp cận được với kiến thức về giao dịch phái sinh.
Bốn là, các loại CKPS ƣu tiên phát triển trong giai đoạn đầu của thị trƣờng
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hầu như mọi thị trường đều bắt đầu với các sản phẩm phái sinh hàng hóa trước khi giao dịch các sản phẩm phái sinh tài chính. Hầu hết các thị trường đều đi vào giai đoạn thử nghiệm với các giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số trước khi đưa vào giao dịch hợp đồng quyền chọn chỉ số, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn cổ phiếu đơn lẻ. Tùy theo đặc thù của mỗi thị trường mà sau đó các quyền chọn hoặc hợp đồng tương lai chiếm đa số trong khối lượng giao dịch.
Việc lựa chọn chỉ số chứng khốn làm cơng cụ cơ sở vì: Về bản chất, CKPS là một cơng cụ trước hết nhằm giảm thiểu rủi ro, đặc biệt là rủi ro về biến động giá, sau đó mới nhằm mục tiêu gia tăng lợi nhuận dựa trên những dự đoán về biến động giá tương lai. Chính vì thế, việc lựa chọn một chỉ số chứng khốn làm công cụ cơ sở cho sản phẩm phái sinh đầu tiên là một bước đi phù hợp cho cộng đồng đầu tư và kinh doanh cịn bỡ ngỡ với cơng cụ bởi việc dự báo về biến động tương lai của chỉ số chứng khốn nói chung là việc quen thuộc và thu hút sự quan tâm hàng ngày của giới đầu tư và kinh doanh chứng khốn.
Lựa chọn HĐTL vì: là cơng cụ phái sinh đơn giản nhất được chuẩn hóa để được giao dịch trên thị trường tập trung. Dạng sơ khai hơn của hợp đồng tương lai là hợp đồng giao sau (forwards). Tuy nhiên, hợp đồng giao sau hình thành một cách tự phát trên thị trường phái sinh hàng hóa, trên cơ sở thỏa thuận giữa các đối tác đơn lẻ về giá, điều kiện và thời hạn thanh toán. Trên thị trường phái sinh tài chính, hợp đồng tương lai chính là dạng cơng cụ phái sinh cơ bản nhất để hình thành nên những hợp đồng phức tạp hơn như hợp đồng quyền chọn hay hợp đồng swap.
Năm là, cần xây dựng cơ chế và biện pháp phòng ngừa rủi ro trong giao dịch
Giao dịch phái sinh là những giao dịch nhằm phịng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, chính bản thân những giao dịch này cũng hàm chứa những yếu tố rủi ro nhất định. Người ta giao dịch các công cụ phái sinh nhằm làm giảm thiểu rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý nhưng bản thân chúng lại được thiết kế để có thể “đóng gói” những rủi ro này thành một tập hợp phức tạp mà nếu người sử dụng chúng thiếu những hiểu biết sâu sắc và biện pháp kiểm sốt phù hợp thì chính những giao dịch phái sinh có thể tác động tiêu cực đến sự an tồn và lành mạnh tài chính của tổ chức. Chính vì vậy, hầu hết các TTCKPS đều đưa ra những quy định về kiểm soát rủi ro chặt chẽ như:
Kiểm sốt rủi ro tài chính của định chế tham gia kinh doanh phái sinh, bao gồm: Quy định về giám sát giao dịch phái sinh chặt chẽ của hội đồng quản trị và Ban Quản lý; Xây dựng và thực hiện quy trình kiểm sốt rủi ro bao gồm các quy định cụ
thể về hạn mức rủi ro, thủ tục đánh giá mức độ lành mạnh, hệ thống thông tin, quy định về giám sát rủi ro liên tục và báo cáo thường xuyên về quản lý rủi ro;
Quy trình kiểm tốn và kiểm sốt nội bộ chặt chẽ, tồn diện. Kiểm sốt nhằm ngăn ngừa rủi ro thanh toán trong giao dịch phái sinh bao gồm việc thiết lập cơ chế ký quỹ chặt chẽ và phù hợp. Ví dụ thị trường phái sinh Hàn Quốc áp dụng 2 mức ký quỹ đối với giao dịch HĐTL là mức ký quỹ ban đầu và mức ký quỹ duy trì.
Kết Luận
Trong chương 1, phần đầu của luận văn đã tổng hợp được những lý luận cơ bản về chứng khoán, chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh và các sản phẩm phái sinh cơ bản đang có trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, luận văn cịn cho biết thêm 1 vài vai trị cơ bản, thiết yếu của CKPS, nhờ có những vai trị này mà chứng khoán phái sinh đã tồn tại và phát triển mạnh trong thời gian qua. Không chỉ ngừng lại ở đó, luận văn cịn nghiên cứu kinh nghiệm phát triển Thị trường phái sinh của một vài nước như Mỹ, Hàn Quốc và Singapore trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Có được kinh nghiệm này thì Việt Nam sẽ rút ngắn được thời gian cũng như công sức trong việc xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh, làm đúng ngay từ đầu luôn luôn tốt hơn vừa làm vừa sửa chữa.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC ĐIỀN KIỆN XÂY DỰNG THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Ở VIỆT NAM