Những thuận lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng TTCK phái sinh tại việt nam (Trang 56)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

2.3 Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng thị trƣờng chứng khoán phá

2.3.1 Những thuận lợi

Việt nam đang có rất nhiều thuận lợi để xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh như sau:

Tiềm năng phát triển của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam là rất lớn: trong

những năm qua, mặc dù kinh tế Thế giới cịn khó khăn về nhiều mặt nhưng Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ phát triển kinh tế ở mức 5.5 – 7% và cơ chế chính trị ổn định, kinh tế vĩ mơ ít biến động nên tạo được niềm tin cho nhà đầu tư trong và ngoài nước và đặc biệt là đầu tư trên Thị trường chứng khoán. Mặc dù nguồn cung chứng khoán cho thị trường chứng khoán phái sinh hiện nay còn nhiều hạn chế nhưng với mục tiêu thực hiện cổ phần hóa tất cả các doanh nghiệp Nhà nước cho đến năm 2015, số lượng các doanh nghiệp nằm trong diện cổ phần hóa khoảng 1000 doanh nghiệp (hiện nay đã có 4000 doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa) và trong đó có các doanh nghiệp quy mô lớn như các NHTM, Vietnam Airline, Mobifone, Vinatex… cổ phiếu của những doanh nghiệp này là nguồn hàng rất hứa hẹn cho Thị trường chứng khoán và thị trường chứng khoán phái sinh.

Vốn dài hạn trong dân chúng cịn rất lớn: Người dân Việt Nam có thói quen cất

trữ tiền mặt hoặc sử dụng tiền nhà rỗi để đầu tư vào vàng, đất, USD hoặc gửi tiết kiệm. Rất khó để biết chính xác lượng tiền nhàn rỗi trong dân chúng là bao nhiêu nhưng qua căn cứ vào tốc độ tăng trưởng huy động của NHTM và lượng vàng nhập về Việt Nam thì số tiền này tương đương 45 tỷ USD (1/2 GDP). Hiện tại kênh đầu tư đất, gửi tiết kiệm và vàng đều kém hiệu quả nên tiềm năng vốn trong dân chúng chảy vào kênh chứng khoán và CKPS là rất lớn.

Nhu cầu đầu tƣ chứng khoán cao: kể từ khi thành lập vào 07/2000, TTCK đã trở

thành 1 kênh đầu tư hấp dẫn tại Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 100%. Mặc dù tốc độ tăng trưởng có suy giảm trong các năm 2008 và 2009 do ảnh hưởng từ suy thối kinh tế tồn cầu nhưng có thể thấy sức cầu về đầu tư chứng khoán vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngồi và các nhà đầu tư có tổ chức tham gia thị trường ngày càng tăng. Do đó, nếu có sự chuẩn bị và xây dựng thị trường một cách có hệ thống thì sức cầu đầu tư chứng khoán là một yếu tố thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển Thị trường chứng khốn phái sinh.

Sự quan tâm của Chính phủ: Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến sự ổn định và

phát triển của TTCK Việt Nam, và Chính Phủ đang cố gắng để thực hiện những việc như sau:

Hoàn thiện khung pháp lý cho Thị trường chứng khoán Việt Nam: Khi thị trường mới đi vào hoạt động, văn bản pháp lý điều chỉnh các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khốn là nghị định số 48/1998/NĐ-CP của Chính Phủ, sau đó là nghị định số 144/2003/NĐ-CP vào năm 2003 thay thế nghị định số 48. Không dừng lại ở đó, vào ngày 29/06/2006 Luật Chứng khoán ra đời và có hiệu lực từ 01/01/2007. Việc ra đời Luật Chứng Khoán đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường chứng khoán đảm bảo việc quản lý, giám sát được diễn ra tốt đẹp và lợi ích của các nhà đầu tư được đảm bảo. Ngoài ra, do yêu cầu của thị trường về việc hạn chế thao túng gian lận trên thị trường chứng khoán nên Luật Chứng khoán đã được sửa đổi và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2011.

Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước: trong 15 năm qua, Chính phủ đã cổ phần hóa 14% vốn quốc doanh, trong gần 3 năm tới sẽ tăng tốc cổ phần hóa tiếp 70-80% vốn Nhà nước. Khi đưa ra đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp được cổ phần hóa thì kết quả đều tăng vượt dự tính, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như của thị trường chứng khoán.

Xu hƣớng tồn cầu hóa nên kinh tế Thế giới: Hội nhập tồn diện và sâu rộng vào

nền kinh tế thế giới để tận dụng cơ hội phát triển kinh tế là mục tiêu mà Việt Nam đã và đang hướng tới. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội cho Việt Nam trong việc tranh thủ vốn, cơ hội, công nghệ từ các nước khác. Nhưng cơ hội lớn nhất là thu hút nguồn vốn nước ngoài và vấn đề tiếp theo là làm sao sử dụng cho hiệu quả nguồn vốn đó. Cơng cụ thu hút nguồn vốn nhanh và mạnh hiện nay của Việt Nam là TTCK. Nhưng chỉ kỳ vọng vào thị trường chứng khốn khơng thì chưa đủ, Việt Nam cần phải xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh như các nước khác để thu hút nguồn vốn này nhanh và mạnh hơn nữa. Ngồi ra, chứng khốn phái sinh khơng

chỉ là hàng hóa trên thị trường mà cịn là một cơng cụ phịng ngừa rủi ro rất hiệu quả.

2.3.2 Những khó khăn khi áp dụng chứng khoán phái sinh vào thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì cũng cịn khá nhiều khó khăn khi áp dụng CKPS vào Việt Nam, cụ thể như sau:

Hiểu biết của công chúng về Thị trường chứng khoán và thị trường chứng khốn phái sinh cịn rất hạn chế: sự kiểu biết về chứng khoán và Thị trường chứng khoán của nhà đầu tư Việt Nam đã được cải thiện đáng kể nhưng mặt bằng kiến thức chung về Thị trường chứng khoán của người dân vẫn còn thấp. Chỉ một bộ phận nhỏ nhà đầu tư có kiến thức chun sâu về chưng khốn và TTCK, phần cịn lại là đa số tham gia thị trường theo xu hướng đám đông, dễ bị tác động bởi động thái của các nhà đầu tư nước ngoài và các hoạt động làm giá của những nhà đầu tư lớn. Đồi với Chứng khoán phái sinh và Thị trường chứng khốn phái sinh thì kiến thức của người dân còn đặc biệt thấp mặc dù Việt Nam đã cho phép giao dịch quyền chọn tiền tệ từ năm 2002, quyền chọn vàng từ 2004 và quyền chọn lãi suất từ 2006. Tuy nhiên, các chuyên gia được đào tạo về công cụ phái sinh và CKPS cịn q ít, hơn nữa số đơn vị tham gia cung cấp và giao dịch khơng nhiều. Chính vì vậy cơ hội tiếp cận với thực tiễn giao dịch cơng cụ phái sinh và chứng khốn phái sinh ở Việt Nam còn rất hạn chế.

Hệ thống cơ sở pháp lý cho CKPS chƣa đƣợc xây dựng:

Mặc dù Thị trường chứng khoán ra đời từ năm 2000 nhưng mãi đến ngày 01/01/2007 thì Luật Chứng khốn mới ra đời và có hiệu lực thi hành nhằm điều chỉnh các hoạt động của các bên trên TTCK. Tuy nhiên, Luật chứng khoán cũng chưa có những định nghĩa cụ thể hoặc hướng dẫn chi tiết cho việc triển khai giao dịch chứng khoán phái sinh mà chỉ đề cập dưới hình thức khái niệm. Trong khi giao dịch phái sinh là một giao dịch rất phức tạp có tính chất của cơng cụ phịng ngừa rủi ro và là một cơng cụ địn bẫy tài chính có khả năng gia tăng tỷ suất sinh lợi cho nhà

đầu cơ, nhà đầu tư mạo hiểm. Do đó, việc khơng có các quy định pháp luật cụ thể điều chỉnh hoạt động giao dịch phái sinh cũng như cơ chế giám sát, quản lý phù hợp sẽ là một trong những khó khăn cho việc xây dựng và triển khai TTCKPS tại Việt Nam.

Kỹ thuật công nghệ và dịch vụ của các tổ chức trung gian cịn yếu kém:

Kỹ thuật cơng nghệ là yếu tố quan trọng hàng đầu của các Thị trường chứng khoán, tuy nhiên, ở Việt Nam đây là một vấn đề đáng quan tâm và cần được cải tiến. HOSE, HNX và Trung tâm lưu ký chứng khoán mặc dù đã cải tiến công nghệ liên tục qua cá năm qua nhưng khi so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì vẫn cịn khá lạc hậu. Chính vì điều này nên thỉnh thoảng vẫn hay diễn ra việc ngưng giao dịch hay hủy bỏ giao dịch do lỗi kỹ thuật. Mặc khác, Trung tâm lưu ký hiện nay chỉ dừng lại ở việc quản lý lưu ký, phân bổ, thanh tốn chuyển đổi chứng khốn và tiền nhưng chưa có cơng nghệ cho việc thực hiện chức năng bù trừ của CKPS như quản lý tài khoản ký quỹ, định giá hằng ngày… Do đó, khi áp dịch giao dịch quyền chọn cổ phiếu với sự sôi động và rộng hơn nhiều lần so với chứng khốn thì cơ sở hạ tầng hiện nay không đáp ứng được.

Hệ thống lƣu trữ, giám sát hoạt động của thị trƣờng chƣa hiệu quả:

Hệ thống quản lý, giám sát hoạt động của Việt Nam hiện nay đã được thiết lập ở 3 cấp: các công ty niêm yết, công tu đại chúng; SGD, Trung tâm giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký; và cuối cùng là UBCKNN thông qua Ban giám sát thị trường có nhiệm vụ giám sát các toàn bộ các giao dịch bất thường của thị trường. Tuy nhiên, hệ thống quản lý giám sát thị trường hiện nay vẫn còn nhiều khiếm khuyết và chưa phát huy được hiệu quả. Các quy định pháp lý trong hoạt động quản lý giám sát chưa theo kịp sự phát triển của Thị trường chứng khoán, hoạt động giám sát giao dịch của nhà đầu tư cịn thực hiện thủ cơng, giám sát việc cơng bố thơng tin cịn lỏng lẻo; nguồn nhân lực cho công tác thanh tra giám sát cịn thiếu, kinh nghiệm cịn ít và chưa nắm chắc chun mơn nghiệp vụ. Ngồi ra, các chế tài cưỡng chế xử lý các hành vi vi phạm trên thị trường còn ở mức thấp so với các nước khác

trên thế giới dù mức xử lý vi phạm được tăng lên nhiều. Chính vì những yếu tố trên nên khó phát hiện được những hành vi vi phạm trên thị trường và khi phát hiện thì mức xử phạt hiện tại cũng chưa đủ răng đe.

Thông tin thị trƣờng chƣa thực sự hiệu quả, minh bạch và công khai:

Theo thông tư số 09/2010/TT – BTC về công bố thơng tin chứng khốn, các cơng tu đại chúng, cơng ty niêm yết phải có website để cơng bố và cập nhật các thơng tin định kỳ cho nhà đầu tư như báo cáo tài chính năm đã được kiểm tốn, báo cáo bán niêm đã được soát xét bởi tổ chức kiểm toán, báo cáo quý và các thông tin bất thường về biến động lợi nhuận sau thuế 10% và cả những giải trình trong trường hợp giá cổ phiếu giảm sàn hoặc tăng liên tục 10 phiên. Các tổ chức giao dịch này khi công bố thông tin phải đồng thời báo cáo cho UBCKNN và Sở Giao dịch chứng khốn. Mặc dù có nhiều quy định nhưng việc công bố thông tin hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế và chưa được xem trọng. Một số công ty niêm yết công bố thông tin khơng đầy đủ, khơng chính thống và khơng nhất quán. Chất lượng thơng tin được cơng bố thì cịn chung chung, khơng có giá trị, thiếu sự diễn giải và khó hiểu, khơng đáng tin cậy hoặc cơng bố chậm, khơng đúng thời gian quy định. Ngồi ra, cơ quan phụ trách đưa thơng tin ra cơng chúng chỉ có Uỷ Ban Chứng khốn Nhà nước và Sở giao dịch chứng khốn thơng qua website, cịn lại các cơng ty chứng khốn thành viên thì cập nhật một cách tự phát. Theo Uỷ Ban Chứng khốn Nhà nước, có đến 42 doanh nghiệp niêm yết vi phạm quy định công bố thông tin về BCTC và 31% các quy phạm về báo cáo tình hình quản trị cơng ty, cịn lại là các vi phạm công bố thông tin nghị quyết HĐQT, đại hội đồng cổ đơng. Có thể thấy, thơng tin trên thị trường còn chưa thực sự minh bạch là rủi ro lớn cho nhà đầu tư. Thời gian qua, đã có hiện tượng cơng bố thơng tin khơng đầy đủ, không đúng với thực tế làm tổn thất cho các nhà đầu tư, phần nào gây tâm lý hoang mang đối với các nhà đầu tư.

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngồi vẫn cịn hạn chế theo quy định:

Theo điều 4 nghị định 69, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi tại các cơng ty niêm yết không được vượt quá 49% và 30% đối với các Ngân hàng (không quá 20%

đối với 1 đối tác chiến lược). Quan điểm duy trì tỷ lệ sở hữu dưới 50% sẽ giúp các doanh nghệp Việt Nam không mất quyền tự chủ mà vẫn tận dụng được nguồn vốn, kỹ thuật – công nghệ của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Việt Nam đã gia nhập WTO, cùng với những cam kết mở cửa thì việc đánh đồng tất cả các công ty niêm yết (trừ ngân hàng) đều bị chi bối bởi tỷ lệ 49% là khơng cơng bằng, thậm chí cịn hạn chế cơ hội huy động vốn và cơng nghệ từ bên ngồi. Tỷ lệ sở hữu hợp lý sẽ là một vấn đề mà BTC và Uy Ban chứng khoán Nhà nước sẽ phải cân nhắc để tạo điều kiện thuận lợi cho việc khơi thông các dịng vốn vào thị trường, qua đó giúp tăng cường sự ổn định và phát triển của Thị trường chứng khốn.

Khả năng phân tích của nhà đầu tƣ Việt Nam còn nhiều hạn chế:

Kể từ ngày thành lập cho đến nay, Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm. Có một điểm đặt biệt trong sự thăng trầm của TTCK Việt Nam là tâm lý đầu tư theo bầy đàn, thiếu chuyên nghiệp trong các quyết định đầu tư của hầu hết các nhà đầu tư Việt Nam. Khi thị trường đi lên thì các nhà đầu tư đổ xơ vào mua đẩy giá của tất cả cổ phiếu đều tăng trần và hầu như khơng có người bán. Cịn khi thị trường xuống thì các nhà đầu tư lại ồ ạt bán ra làm cho giá cả của hầu hết cổ phiếu đều giảm và khơng có người mua mặc cho những nổ lực của Chính phủ và UBCKNN để vực dậy thị trường chứng khốn. Do đó, chính khả năng phân tích và tính chuyên nghiệp ở mức thấp của các thành viên tham gia Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ là một trở ngại cho sự phát triển ổn định của Thị trường chứng khoán.

Qui định về biên độ dao động giá:

Theo luật chứng khoán, giá cổ phiếu dao động trong phạm vi biên độ giao động giá với mức trần và sàn được điều chỉnh phụ thuộc vào tình hình tăng trưởng và phát triển của Thị tường chứng khốn Việt Nam. Tuy nhiên, chính qui định về biên độ dao động giá lại là một trở ngại quan trọng cho sự thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường hiện nay. Do đó, cũng sẽ có tác dụng xấu đến giao dịch chứng khoán phái sinh nếu được triển khai trong tương lai. Bởi vì chứng khốn phái

sinh khơng phải là cơng cụ có giá trị vĩnh viễn mà có thời gian đáo hạn cụ thể. Điều này dễ nảy sinh tâm lý, giá cổ phiếu không thay đổi nhiều trong thời gian hiệu lực của hợp đồng phái sinh. Tuy nhiên, có thể thấy hiện tại biên độ giao động giá là một cơng cụ bảo vệ tính ổn định của Thị trường chứng khốn non trẻ một cách hữu hiệu. Các công ty niêm yết trên Thị trường chứng khốn có quy mơ nhỏ và hoạt động chưa hiệu quả: để ứng dụng CKPS, trước tiên, Thị trường chứng khốn phải có các cổ phiếu có chất lượng, thu hút được các nhà đầu tư tham gia thì Chứng khốn phái sinh mới có cơ hội phát triển và mở rộng. Tính đến thời điểm hiện tại thì có hơn 550 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE và HNX, tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp niêm yết có qui mơ lớn và đảm bảo tiêu chuẩn để trở thành cổ phiếu cơ sở thì cịn khá ít. Cho nên, có thể thấy số lượng doanh nghiệp lớn cũng như doanh nghiệp có năng lực hoạt động, có uy tín trên Thị trường chứng khốn Việt Nam vẫn cịn khá ít. Nếu so sánh với thị trường Chứng khoán phái sinh của các nước trên thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng TTCK phái sinh tại việt nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)