Đơn vị: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
1 Tổng thu NSNN* 2543 3457 4902 5216 6166 8377 8943 8837 12127 14401
8 Thuế, phí và lệ phí 74 871 1072 1322 1495 1782 2315 2730 3958 4647
3 Thu hải quan 1004 869 994 996 1478 1646 2347 2593 2105 2587
4 Thu nhà đất 529 1429 2041 1947 1581 3860 3408 2663 5055 5763
5 Thu khác 936 288 795 951 1612 1089 873 851 1009 1404
Cơ cấu thu 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
1 Thuế, phí và lệ phí 2,9% 25,2% 21,9% 25,4% 24,3% 21,3% 25,9% 30,9% 32,6% 32,2%
2 Thu hải quan 39,4% 25,2% 20,3% 19,1% 24% 19,7% 26,2% 29,4% 17,4% 18%
3 Thu nhà đất 20,9% 41,3% 41,6% 37,3% 25,6% 46% 38,1% 30,1% 41,7% 40%
4 Thu khác 39,8% 8,3% 16,2% 18,2% 26,1% 13% 9,8% 9,6% 8,3% 9,8%
*Trừ kết dư chuyển nguồn
Thu nhà đất là khoản thu chiếm tỷ trọng khá lớn trong giai đoạn 2003 – 2011, bình quân chiếm 40% tổng thu NSNN trên địa bàn. Đây là nguồn thu thiếu ổn định, chưa có tính bền vững. Thu từ hải qua bao gồm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu. Nguồn thu từ hải quan chiếm tỷ trọng bình quân 18% năm trong suốt giai đoạn 2002 – 2011. Đây cũng là một khoản thu khá lớn cho NSNN. Nhưng khoản thu này sẽ khó có khả năng tăng thêm trong tương lai, vì Việt Nam phải tuân thủ theo các hiệp định thương mại đã ký kết như AFTA… nên nguồn thu từ thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu suy giảm trong dài hạn. Nguồn thu từ thuế, phí và lệ phí trên địa bàn trong giai đoạn này chiếm tỷ lệ 27% trên tổng nguồn thu NSNN, và có chiều hướng tăng dần qua các năm kể từ 2008, riêng năm 2012 chiếm tỷ lệ 51% trên tổng nguồn thu NSNN. Đây là khoản thu có tính ổn định, tính dễ tăng và có yếu tố bền vững cho NSNN.
3.3.2. Chính sách chi tiêu đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng (tăng trưởng – growth)
Chi ngân sách thành phố (NSĐP) trong giai đoạn 2002-2012 đạt 75.291 tỷ đồng, tốc độ tăng chi bình quân là 24,7%/năm. Cơ cấu chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên giai đoạn 2002 – 2012 cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Do ưu tiên mục tiêu đầu tư cơ sở hạ tầng nên đã tập trung khai thác nguồn thu từ đất để đầu tư lại hạ tầng đô thị. Khối lượng lớn ngân sách đã được dành cho đầu tư phát triển đạt 40.329 tỷ đồng, chiếm trên 65% tổng chi NSĐP hằng năm, tốc độ tăng chi ĐTPT bình quân 29% năm. Việc đầu tư hạ tầng với tỷ trọng ngân sách lớn đã góp phần quyết định cho tăng trưởng GDP của thành phố với tốc độ khá cao qua các năm trên 11%/năm( Võ Duy Khương, 2013).