3.4. Các gợi ý chính sách khác
3.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh hoạt động của trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) thông qua sự trợ giúp của hệ thống ngân hàng thương mại nhằm giúp các ngân hàng có đủ thơng tin về những doanh nghiệp liên quan. Các thông tin cần phải chi tiết, rõ ràng và cập nhật thường xun, đáp ứng nhu cầu có thơng tin kịp thời của các NHTM.
Bên cạnh đó, NHNN cần sớm có một chuẩn mực chung trong nghiệp vụ bảo lãnh để tránh tình trạng đơn giản hóa giao dịch bảo lãnh và trong một số trường hợp cịn có sự tùy tiện của một số ngân hàng trong thời gian qua. Bởi vì tình trạng này khơng chỉ gây ảnh hưởng đến các ngân hàng thực hiện nghiêm túc hoạt động này và còn gây nên những rủi ro tiềm ẩn cho cả hệ thống ngân hàng. Việc ban hành một chuẩn mực này không những giúp cho các ngân hàng trong nước thực hiện một cách đồng bộ, mà còn cũng giúp cho việc quản lý, kiểm tra và giám sát của các cơ quan chức năng được hồn chỉnh và thống nhất. NHNN cần có sự tham khảo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế khi ban hành chuẩn mực này.
NHNN cần hoàn thiện các quy định về bảo lãnh ngân hàng, đảm bảo tính ổn định, thơng thống và thiết kế theo hình thức mở để tạo sự linh hoạt trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Trong thực tế luôn phát sinh các đối tượng, các loại
hình và các nghĩa vụ mới mà các văn bản pháp luật quy khơng đề cập hết. Vì vậy, nếu quy định cứng nhắc thì khi phát sinh những vấn đề thực tế làm cho các NHTM lúng túng. Có thể đơn cử các ví dụ thực tế phát sinh, trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng theo Thơng tư số 28/2012/TT-NHNN thì bên được bảo lãnh cũng đồng thời là bên chỉ thị. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy có những giao dịch bảo lãnh mà bên chỉ thị không phải là bên được bảo lãnh. Trường hợp này xảy ra khi bên chỉ thị là một công ty mẹ và bên được bảo lãnh là một công ty phụ thuộc, hoặc các trường hợp bên được bảo lãnh là các liên danh nhà thầu (khơng có tư các pháp nhân).
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Quản lý tài sản (VAMC) trong việc mua nợ xấu, thu hồi nợ, xử lý các tài sản thế chấp còn tồn đọng chưa phát mại được của các khoản nợ, bảo lãnh xấu trong thời gian qua của các ngân hàng.
Nâng cao chất lượng công tác thanh tra của NHNN về hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Công tác thanh tra phải kịp thời phát hiện và ngăn chặn những biểu hiện của hoạt động bảo lãnh không theo các quy định của NHNN, kịp thời uốn nắn những sai lệch trong hoạt động bảo lãnh. Để nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm sốt thì trước hết phải nâng cao trình độ của các cán bộ thanh tra và các điều kiện cần thiết cho hoạt động thanh tra, vừa đảm bảo cho hoạt động thanh tra không gây nên các trở ngại, ách tắc cho hoạt động kinh doanh của NHTM, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm. Việc thanh tra phải đảm bảo kết hợp giữa công tác thanh tra giám sát từ xa với công tác thanh tra tại chỗ. Ngoài việc kiến nghị với các NHTM về những vi phạm, nên có sự phân cấp hợp lý cho phép các tổ chức thanh tra được quyền xử phạt vi phạm trực tiếp, tránh tình trạng kiến nghị rồi lại bỏ đấy, không xử lý.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Căn cứ vào việc nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động bảo lãnh ngân hàng cũng như phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động bảo lãnh tại Agribank. Từ đó, luận văn đã đưa ra các giải pháp để phát triển hoạt động này trong tương lai:
Thứ nhất, chỉ ra định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh của Agribank cũng
như những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển hoạt động bảo lãnh của Agribank trong giai đoạn tới.
Thứ hai, đưa ra các nhóm giải pháp cho bản thân Agribank. Các giải pháp
nhằm hướng tới việc mở rộng thị trường, hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh và các giải pháp hỗ trợ liên quan đến yếu tố nguồn nhân lực, hiện đại hóa trang thiết bị và cơng nghệ ngân hàng.
Thứ ba, đưa ra những kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý
nhà nước, NHNN nhằm khắc phục những bất lợi từ bên ngồi, từ đó tạo được những tác động tổng hịa để góp phần thúc đẩy hoạt động bảo lãnh của các NHTM ngày càng phát triển.
KẾT LUẬN CHUNG
Trong quá trình nghiên cứu đê tài “ Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, luận văn đã làm rõ được
những vấn đề quan trọng sau:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa lý luận về hoạt động bảo lãnh tại NHTM
và cho thấy được ý nghĩa của việc phát triển hoạt động này. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động bảo lãnh. Ngoài ra, luận văn đã đưa ra những bài học kinh nghiệm về phát triển hoạt động bảo lãnh tại các NHTM nước ngồi tại Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Agribank.
Thứ hai, phân tích thực trạng phát triển hoạt động bảo lãnh tại Agribank
trong giai đoạn 2009-2013 thông qua các chỉ tiêu đánh giá về sự tăng trưởng quy mô thị phần, thu nhập từ hoạt động bảo lãnh và khảo sát khách hàng. Ngoài ra, luận văn cịn phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển hoạt động bảo lãnh tại Agribank, đưa ra những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại trong thực trạng phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng và nguyên nhân của những tồn tại.
Thứ ba, dựa trên những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại, luận
văn đã đưa ra những giải pháp cụ thể cho Agribank. Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra những kiến nghị cho cơ quan nhà nước trong việc tạo mơi trường thơng thống cho hoạt động bảo lãnh tại NHTM phát triển.
Những điểm đóng góp mới của đề tài:
Điểm đóng góp nổi bật của luận văn là phân tích hoạt động bảo lãnh dựa trên quan điểm là một hình thức cấp tín dụng của ngân hàng chứ khơng phải đơn thuần là một dịch vụ ngân hàng. Điều này càng làm rõ hơn vai trò của hoạt động bảo lãnh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết về bảo lãnh ngân hàng kết hợp với phân tích thực trạng phát triển của hoạt động bảo lãnh tại Agribank, luận văn đã đưa ra những giải pháp để hoạt động bảo lãnh trở thành một trong những hoạt động chủ lực mang lại nguồn thu ổn định cho Agribank trong tương lai.
Luận văn đã phân tích và đề ra các giải pháp cho hoạt động bảo lãnh trên toàn bộ hệ thống Agribank, và đây cũng là hướng phát triển hoạt động bảo lãnh cho tất cả các chi nhánh của Agribank trên toàn quốc.
Các điểm hạn chế của luận văn:
Luận văn chỉ phân tích và đề ra giải pháp cho sự phát triển của hoạt động bảo lãnh toàn hệ thống Agribank mà chưa cụ thể được ở từng chi nhánh, từng địa phương. Mỗi địa phương có những đặc điểm khác nhau về: trình độ phát triển, mức độ cạnh tranh, thế mạnh của từng vùng, điều kiện kinh tế và tự nhiên khác nhau…nên cần phải có những phương án, những giải pháp cụ thể cho từng vùng.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ gói gọn trong Agribank, chưa khái quát được vấn đề này trên góc độ củAa các NHTM Việt Nam.
Việc khảo sát khách hàng về thực trạng hoạt động bảo lãnh chỉ được thực hiện trong phạm vi TP.HCM và một vài tỉnh lân cận, kích cỡ mẫu chỉ giới hạn trong 200 khách hàng, nên tính đại diện của mẫu khảo sát không cao.
Hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu chuyên sâu về các công tác phục vụ cho việc phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng như: nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh, pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng, quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ở các NHTM Việt Nam,…
Nghiên cứu sự phát triển hoạt động bảo lãnh tại một NHTM Việt Nam khác.
Trong quá trình thực hiện, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả xin chân thành tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cơ để luận văn được hồn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu Tiếng Việt
[1] Agribank, 2009-2013. Bảng Cân đối kế toán.
[2] Agribank, 2009-2013. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh.
[3] Agribank, 2012-2013. Báo cáo tổng kết chuyên đề sản phẩm dịch vụ của Agribank.
[4] Agribank, 2011. Đề án phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng Agribank địa
bàn TP.HCM. Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 9 năm 2011.
[5] Agribank, 2009. Đề án NHNo&PTNT Việt Nam mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Hà Nội, Tháng 11 năm 2009.
[6] Agribank, 2013. Quyết định 376/QĐ-HĐTV-KHDN về việc ban hành Quy định Bảo lãnh ngân hàng trong hệ thống Agribank. Hà Nội, Tháng 5 năm
2013.
[7] Agribank, 2009. Quyết định số 2178/QĐ-NHNo-TCKT về việc ban hành biểu
phí dịch vụ ngân hàng trong hệ thống Agribank. Hà Nội, Tháng 12 năm
2009.
[8] Agribank, 2010. Quyết định số 629/QĐ-NHNo-TCKT về việc ban hành biểu
phí dịch vụ ngân hàng trong hệ thống Agribank. Hà Nội, Tháng 5 năm 2010.
[9] Agribank, 2010. Quyết định số 1870/QĐ-NHNo-TCKT về việc sửa đổi, bổ sung biểu phí dịch vụ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 629/QĐ- NHNo-TCKT ngày 31/05/2010. Hà Nội, Tháng 12 năm 2010
[10] BIDV, 2009-2013. Bảng cân đối kế toán.
[11] Đặng Hữu Mẫn, 2010. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại Học Đà Nẵng, số 5, trang 194-205.
[12] Lê Thị Phương Thảo, 2010. Phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam. Luận Văn Thạc Sĩ
[13] Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam, 2012. Thông tư số 28/2012/TT-NHNN quy
định về bảo lãnh ngân hàng. Hà Nội, Tháng 10 năm 2012.
[14] Nguyễn Việt Dũng và cộng sự, 2004. Giải pháp hoàn thiện cơ chế và nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam. Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học
Cấp Bộ. Học viện ngân hàng - Viện NCKH Ngân hàng.
[15] Phạm Tấn Mến, 2008. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam trong xu thế hội nhập. Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế. Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí
Minh.
[16] Phan Thanh Lương, 2011. Phân tích – Đánh giá và đề xuất chiến lược Agribank đến năm 2015. Đồ án tốt nghiệp. Chương trình đào tạo Quản trị
chiến lược MGT 510.
[17] Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 2010. Luật Các
Tổ Chức Tín Dụng. Hà Nội, Tháng 6 năm 2010.
[18] Trần Hà Minh Thắng, 2009. Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân
hàng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Luận Văn Thạc Sĩ
Kinh Tế. Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
[19] Trần Huy Hồng, 2011. Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại. Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh
[20] Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự, 2012. Giáo trình nghiệp vụ NHTM. Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
[21] Trịnh Quốc Trung, 2008. Marketing Ngân Hàng. TP.Hồ Chí Minh: Nhà
xuất bản Thống kê.
[22] Võ Thị Thuý Anh và Lê Phương Dung, 2009. Nghiệp Vụ Ngân Hàng Hiện
Đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
[23] Vietinbank, 2009-2013. Bảng cân đối kế toán. [24] Vietcombank 2009-2013. Bảng cân đối kế toán. [25] Website tham khảo:
http://agribank.com.vn/101/1955/gioi-thieu/to-thong-tin-agribank.aspx http://www.bidv.com.vn/Ngan-hang-ban-le/Bieu-phi/Phi-bao-lanh.aspx
http://www.vietcombank.com.vn/Corporates/Documents/Bieu%20phi%20dic h%20vu%20Bao%20lanh.pdf?6
http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/fees/doanhnghiep.html
https://www.hsbc.com.vn/1/2/commercial/trade_tmp/dich_vu_bao_lanh http://www.anz.com/vietnam/vn/Corporate/Commodity-Trade-Finance/
Danh mục tài liệu Tiếng Anh
[1] Roelan Bertrams, 2004. Bank Guarantees in International Trade. 3rd ed. The Hague: Kluwer Law International.
PHỤ LỤC 1
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
------------
PHIẾU KHẢO SÁT
KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
Xin chào Quý công ty!
Tôi tên là: Nguyễn Thị Kim Cúc, Học viên Cao học khóa 21, chuyên ngành Ngân hàng - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Tôi đang nghiên cứu đề tài về phát triển hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Để có thơng tin phục vụ cho đề tài, tơi cần một số thông tin về đánh giá của khách hàng đối với dịch vụ bảo lãnh ngân hàng. Tôi cam kết chỉ sử dụng thông tin quý khách hàng cung cấp cho việc nghiên cứu của đề tài.
Rất mong được sự hợp tác giúp đỡ của quý khách hàng!
Anh/ Chị vui lòng đánh dấu “” vào tương ứng với đáp án mà anh/chị
chọn.
Chân thành cảm ơn!
Phần thơng tin khách hàng Loại hình doanh nghiệp:
Doanh nghiệp Nhà nước
Công ty TNHH
Công ty Cổ phần
Doanh nghiệp tư nhân
Lĩnh vực hoạt động:
Dịch vụ thương mại
Công nghiệp xây dựng
Lĩnh vực khác
Phần câu hỏi khảo sát:
Câu 1: Quý công ty đang sử dụng những loại dịch vụ bảo lãnh nào của Ngân hàng?
Bảo lãnh vay vốn
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Bảo lãnh thanh toán
Bảo lãnh dự thầu
Câu 2: Nguồn thông tin mà quý khách biết đến và lựa chọn dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng:
Quảng cáo
Giới thiệu của DN, bạn bè khác
website
Khác
Câu 3: Các loại hình sản phẩm dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng đã đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu của quý công ty chƣa?
Đáp ứng đầy đủ
Không đáp ứng đầy đủ, loại sản phẩm dịch vụ bảo lãnh nào mà Ngân hàng chưa đáp ứng đầy đủ cho quý công ty: ………………………………………
Câu 4: Khả năng đáp ứng nhu cầu về hạn mức bảo lãnh của Ngân hàng cho quý công ty đang ở mức nào?
< 50%
50% - 80%
80% -100%
Câu 5: Đánh giá của quý công ty về quy trình, thủ tục bảo lãnh của Ngân hàng: Quá phức tạp Phức tạp Bình thường Đơn giản Rất đơn giản
Câu 6: Đánh giá của quý công ty về tốc độ xử lý công việc (thời gian hoàn thanh việc phát hành thƣ bảo lãnh) của Ngân hàng:
Rất nhanh
Nhanh
Bình thường
Chậm
Rất chậm
Câu 7: Đánh giá của khách hàng về thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng tác nghiệp dịch vụ bảo lãnh:
Rất hài lịng
Hài lịng
Bình thường
Khơng hài lịng
Quá cao
Bình thường
Hợp lý
Hấp dẫn
Câu 9: Ý kiến của q cơng ty về mức phí bảo lãnh của Ngân hàng:
Quá cao
Bình thường
Hợp lý
Hấp dẫn
Câu 10: Đánh giá chung về chất lƣợng dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng
Rất tốt
Tốt
Bình thường
Kém
Rất kém
Câu 11: Đánh giá của quý công ty về sự quan trọng của các yếu tố sau đối với sự phát triển bảo lãnh của Ngân hàng: (đánh số từ 1 6 tương ứng với mức độ
quan trọng giảm dần)
Danh tiếng (độ tin cậy)
Quy trình, thủ tục, thời gian phát hàng bảo lãnh
Mức yêu cầu ký quỹ, thế chấp
Mức phí bảo lãnh
Khả năng đáp ứng nhu cầu bảo lãnh cho quý công ty (hạn mức bảo lãnh, loại hình sản phẩm dịch vụ bảo lãnh)
Khả năng tư vấn, thái độ phục vụ của nhân viên tác nghiệp dịch vụ bảo lãnh
Câu 12: Ý kiến đóng góp của Q cơng ty để Ngân hàng phát triển hoạt động