8. Phạm vi nghiên cứu
1.2.3. Lý thuyết đánh giá hiện đại
Đại lượng cần đo được mô tả như một đường thẳng hoặc đường cong; kết quả đo lường là một điểm đặt trên đường đó. Do đó, đại lượng cần đo được giả định là phân bố liên tục, tuy nhiên chưa chỉ ra một dạng phân bố cụ thể nào. Điều kiện cốt yếu để thí sinh trả lời được câu hỏi được xem xét qua hai đại lượng:
- Năng lực của thí sinh (tham biến năng lực hay tham biến thí sinh) - Độ khó của câu hỏi (tham biến độ khó hay tham biến câu hỏi)
Năng lực của thí sinh và độ khó của câu hỏi là những đại lượng được phân bố trên đường đặc trưng có tính liên tục bao gồm các giá trị của đại lượng cần đo.
26
Thông thường, với các câu hỏi được sử dụng để định cỡ, thì độ khó của các câu hỏi giữ vai trò thang giá trị thể hiện dọc theo đường đặc trưng của đại lượng cần đo.
Lý thuyết đánh giá hiện đại quan tâm đến xác suất trả lời đúng đối với một câu hỏi. Xác suất đó được thể hiện là một hàm số của năng lực thí sinh và độ khó câu hỏi và có thể có thêm một số tham biến khác (ví dụ: mức độ đoán mò). Những hàm số xác suất khác nhau (thể hiện mối quan hệ giữa năng lực thí sinh và độ khó câu hỏi) dẫn đến những mô hình Lý thuyết đánh giá hiện đại khác nhau, ví dụ: Mô hình logistic đơn giản, Mô hình hai tham biến, Mô hình ba tham biến của Birnbaum, Mô hình partial credit.
Các kết quả làm bài của thí sinh (kết quả trả lời câu hỏi) có được sau khi tổ chức làm một bài test được sử dụng để tính tham biến năng lực và độ khó. Phương pháp sử dụng để tính các tham biến đó là phương pháp có khả năng tối đa (Maximum likelihood).
Bảng 1.3. Đường cong đặc trưng đối với một câu hỏi theo Mô hình Rasch
Bảng 1.4. Mối quan hệ giữa Lý thuyết đánh giá hiện đại và Lý thuyết đánh giá cố điển
Sử dụng Lý thuyết đánh
giá cố điển Lý thuyết hiện đại Công thức
Đo năng lực Điểm thực t Tham biến năng lực
n i i P t 1 ) (
27
Đo độ khó Mức độ khó Tham biến độ khó Đo độ phân biệt Point biserial Tham biến phân biệt Đo độ chính xác
Phương sai của sai số độ tin cậy, var(x|t) Sai số chuẩn n i i i P P t x 1 )] ( 1 )[ ( ) | var(
Trong Lý thuyết đánh giá cố điển, điểm thực bị phụ thuộc vào các câu hỏi của bài test. Tham biến trong mô hình Lý thuyết hiện đại là bất biến. Tính khách quan đặc trưng là việc so sánh hai đối tượng bất kỳ, đã được đo bằng một công cụ nào đó, sẽ không phụ thuộc vào công cụ đo. Trong khảo nghiệm tâm lý, sự so sánh hai cá thể được test sẽ chỉ phụ thuộc vào những câu hỏi được sử dụng trong bài test.