Gây trồng Bương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố và sinh trưởng của cây bương tại xã púng bánh – huyện sốp cộp – tỉnh sơn la (Trang 27 - 32)

4.3.2.1. Tạo giống

Kết quả phỏng vấn kiến thức bản địa của người dân về giống đem trồng tại khu vực nghiên cứu được tập hợp tại bảng 4.4.

Bảng 4.4: Kỹ thuật chọn tuổi gốc làm giống

TT Tuổi giống gốc Số hộ điều tra Tỉ lệ %

1 6-9 tháng - -

2 >9-12 tháng - -

3 >12-18 tháng - -

4 >18 tháng 30 100%

Tổng 30 100%

Qua kết quả phỏng vấn người dân tại địa phương cho biết: Do không có sự đầu tư về giống và không có hướng dẫn kỹ thuật trồng nên chủ yếu người dân lựa chọn giống và trồng theo kinh nghiệm địa phương. 100% số hộ dân tại xã chọn giống gốc tuổi từ 18 tháng trở lên được cho là tốt và hiệu quả hơn.

4.3.2.2. Thời vụ trồng

Thời vụ trồng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng của cây Bương. Qua việc xác định thời vụ trồng của người dân chủ yếu cũng dựa trên

kinh nghiệm trồng của địa phương. Qua điều tra cho thấy các hộ trồng vào tháng 4 và tháng 5 là chủ yếu.

Bảng 4.5: Kinh nghiệm của các hộ gia đình trong việc xác định thời vụ trồng Bương

TT Thời vụ trồng Số hộ được điều tra Tỷ lệ %

1 Mùa xuân 1-4 16 53%

2 Mùa mưa 5-8 14 47%

3 Mùa thu 9-12 0 0%

4 Tổng số 30 100%

Từ kết quả bảng 4.5 cho sơ đồ hóa được biểu đồ 4.5

Hình 4.5. Biểu đồ xác định thời vụ trồng Bương

Qua biểu đồ 4.5 cho thấy: Có 16 hộ trồng cây Bương vào mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 4 chiếm 53% và có 14 hộ trồng vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 8 chiếm 47%. Không có hộ dân nào trồng vào mùa thu. Nguyên nhân do mùa xuân thời tiết mát, không nắng gắt và có mưa xuân nên đất ẩm, trồng Bương vào mùa Xuân tỷ lệ sống cao hơn. Cũng có thể trồng vào mùa mưa, tuy nhiên chỉ nên trồng vào những ngày râm mát, đất ẩm, tỷ lệ sống vào mùa mưa cũng thấp hơn so với mùa xuân do có nắng nhiều.

Mật độ trồng có ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh không gian dinh dưỡng của cây trong rừng cả về không khí, ánh sáng lẫn dinh dưỡng trong đất. Vì vậy, xác định mật độ trồng phù hợp với loài cây là quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng và do đó ảnh hưởng đến năng suất chất lượng của măng. Thông qua phỏng vấn 30 hộ có trồng Bương cho kết quả về xác định mật độ trồng ở bảng 4.6.

Bảng 4.6 : Kinh nghiệm của các hộ gia đình trong việc xác định mật độ trồng

TT Khoảng cách trồng Số hộ điều tra Tỷ lệ %

1 5x6m (330 bụi/ha) 2 6,7%

2 6x8m (210 bụi/ha) 2 6,7%

3 8x10m (125 bụi/ha) 5 16,6%

4 10x10m(100 bụi/ha) 21 70%

6 Không xác định 0 0%

Kết quả ở bảng 4.6 sơ đồ hóa được biểu đồ 4.6

Qua biểu đồ cho thấy người dân trồng theo rất nhiều mật độ khác nhau. Trong đó, số hộ trồng nhiều nhất mật độ 100 bụi/ha chiếm tỷ lệ 70%, số hộ trồng ở mật độ 125 bụi/ha chiếm 16,6%, và số hộ trồng ít nhất ở mật độ 330 bụi/ha và 210 bụi/ha chiếm 6,7%. Như vậy, có thể nói người dân chưa được hướng dẫn về kỹ thuật gây trồng Bương, đặc biệt trong việc xác định mật độ phù hợp.

4.3.2.4. Làm đất

Gốc Bương to, nên khi cuốc hố trồng phải cuốc rộng, tùy theo gốc Bương mà xác định kich thước hố trồng.

Bảng 4.7: Kích thước hố trồng qua điều tra các hộ gia đình

TT Kích thước hố trồng Số hộ phỏng vấn Tỷ lệ %

1 40x40x40cm 2 6,7%

2 50x50x50cm 7 23,3%

3 60x60x60cm 21 70%

4 Tổng 30 100%

Từ kết quả bảng 4.7 sơ đồ hóa được biểu đồ 4.7

Hình 4.7. Biểu đồ so sánh kích thước hố trồng của các hộ

Từ biểu đồ trên cho thấy, có 3 kích thước hố trồng các hộ dân lựa chọn, trong đó kích thước hố được người dân lựa chọn nhiều nhất là 60×60×60cm

chiếm tỷ lệ 70%, và kích thước được người dân lựa chọn ít nhất là 40×40×40cm chiếm tỷ lệ 6,7% ở kích thước 50×50x50cm chiếm tỷ lệ 23,3%. Do vậy, việc xác định kích thước hố trồng cũng ảnh hưởng phần nào đến năng suất và chất lượng Bương.

4.3.2.5. Kỹ thuật trồng

100 % số hộ trồng đều cho biết khi trồng Bương đều không bón phân, công việc sử dụng cuốc moi đất tạo hố đủ kích thước, đất được đưa xuống phía dưới và 2 bên để dễ dàng khi lấp đất trồng, lượng đất còn thừa phía dưới để tạo gờ giữ nước cho cây khi có mưa đảm bảo cho đất luôn đủ ẩm.

Đối với giống bằng gốc: Tại khu vực điều tra Bương được trồng bằng gốc, đào hố trồng sẽ tùy theo kích thước của gốc Bương. Trồng bằng gốc là kiểu trồng phổ biến của người dân thường chỉ trồng trong phạm vi gia đình, quanh nhà. Chọn giống gốc có độ tuổi trên 18 tháng trở lên, thường là những cây có mùa măng năm trước, không lấy giống trong thời kì cây đang mọc măng tránh ảnh hưởng đến chất lượng măng. Khi lấy giống chặt bỏ đoạn thân phía trên chỉ chừa lại một đoạn sát gốc với chiều dài khoảng 60 – 100cm. Khi chặt phải chặt sát đốt phía trên để giữ lại một lóng với mục đích chứa nước. Sau khi đào gốc xong phải đem trồng ngay để đạt hiệu quả tốt nhất.

4.3.2.6. Chăm sóc rừng trồng

Bương chủ yếu được trồng để sử dụng tại các gia đình trong khu vực, trồng theo kinh nghiệm như các loài tre khác nên không được trú trọng chăm sóc nhiều chủ yếu phát cỏ xung quanh gốc và xới gốc cây. Bảng dưới đây cho thấy kết quả điều tra số lần chăm sóc của các hộ.

Bảng 4.8 : Bảng tổng hợp kết quả điều tra số lần chăm sóc Bương

TT Số lần chăm sóc/năm Số hộ điều tra Tỷ lệ %

1 1 lần/năm 18 60%

2 2 lần/năm 9 30%

3 Không chăm sóc 3 10%

4 Tổng 30 100%

Kết quả ở bảng 4.8 cho thấy số lần chăm sóc Bương hàng năm của các gia đình có khác nhau trong đó có 18/30 hộ chăm sóc 1 lần/năm chiếm 60%, 9/30 hộ chăm sóc 2 lần/năm chiếm 30% và số hộ không chăm sóc lần nào có 3/30 hộ chiếm 10%. Đa số là người dân chăm sóc một lần/năm chưa được đầu tư cao trong vấn đề chăm sóc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố và sinh trưởng của cây bương tại xã púng bánh – huyện sốp cộp – tỉnh sơn la (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w