4.5.1 .Phân tích phản ứng đẩy
4.5.2. Phân tích phản ứng tích lũy
Để đo lường tác động của cú sốc ngoại sinh, cụ thể là cú sốc tỷ giá hối đoái (E), cú sốc giá dầu (Oil), cú sốc giá nhập khẩu (IMP). Các cú sốc này sẽ được chuẩn hóa do thay đổi đơn vị độ lệch chuẩn của tỷ giá hối đoái (E), giá dầu (Oil), giá nhập khẩu (IMP) thành cú sốc do thay đổi 1% đơn vị độ lệch chuẩn của tỷ giá hối đoái (E), giá dầu (Oil), giá nhập khẩu (IMP). Nhiều nghiên cứu trước đây đã áp dụng phương pháp được gọi là “chuẩn hóa cú sốc” để đo lường tác động của cú sốc ngoại sinh.
Phương pháp này lần đầu được giới thiệu bởi Daniel và Marco Rossi (2002), cơng thức chuẩn hóa như sau :
PTt,t+j = Pt,t+j/Nt,t+j
Trong đó:
Pt,t+j: sự thay đổi tích lũy của các chỉ số giá trong giai đoạn j do tác động của cú sốc tỷ giá hối đối
Nt,t+j: sự thay đổi tích lũy của tỷ giá do tác động của cú sốc từ chính nó trong giai đoạn j
Cơng thức tính tương tự đối với chuẩn hóa cú sốc giá dầu, cú sốc giá nhập khẩu. Bảng 4.11. Kết quả hàm phản ứng đẩy của các chỉ số giá với cú sốc 1% từ tỷ giá hối đoái (E)
Kỳ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
PPI 0.20 0.55 0.46 0.54 0.68 0.67 0.61 0.75 0.74 0.71 CPI 0.06 0.35 0.22 0.20 0.23 0.26 0.25 0.37 0.31 0.29
Bảng 4.12. Kết quả hàm phản ứng đẩy của các chỉ số giá với cú sốc 1% từ giá dầu (Oil)
Kỳ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
PPI 0.01 0.01 0.03 0.04 0.02 0.01 0.02 0.03 0.07 0.11
CPI -0 0.01 0.03 0.03 0.02 0 -0 0.01 0.04 0.07
Bảng 4.13. Kết quả hàm phản ứng đẩy của các chỉ số giá với cú sốc 1% từ giá nhập khẩu (IMP)
Kỳ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
PPI 0.01 0.01 0.05 0.09 0.02 -0.1 -0.2 -0.2 -0.3 -0.3
Hình 4.5. Kết quả phản ứng tích lũy của giá sản xuất (PPI), giá tiêu dùng (CPI) trước cú sốc tỷ giá. -.02 -.01 .00 .01 .02 .03 .04 .05 .06 .07 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Accumulated Response of D(PPI) to Structural One S.D. Shock3 -.02 -.01 .00 .01 .02 .03 .04 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Accumulated Response of D(CPI) to Structural One S.D. Shock3
Cú sốc tỷ giá có tác động làm tăng lạm phát nhưng không lớn, tác động lên giá sản xuất cao hơn giá tiêu dùng và dai dẳng. Sự truyền dẫn tỷ giá lên giá
tiêu dùng nhỏ hơn giá sản xuất phản ánh cú sốc tỷ giá sẽ giảm dần qua kênh phân phối. Cụ thể qua việc phân tích hệ số truyền dẫn ta thấy tác động của tỷ
giá là khá lớn và dai dẳng; cao nhất là 75% trên PPI và 37% trên CPI vào khoảng kỳ 8. Truyền dẫn tỷ giá khơng hồn tồn có thể là do tỷ giá hối đối
ở Việt Nam được Chính phủ kiểm sốt khá chặt và Đồng Việt Nam luôn
được định giá cao trong một khoảng thời gian dài mà chỉ được điều chỉnh biên độ vào những năm gần đây (2008-2011). Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Billmeier and Bonato (2002) đã tìm thấy sự truyền dẫn tỷ giá hối đối thấp phản ánh một phần sự quản lý và kiểm sốt giá cả và tỷ giá hối đối ít biến động, và kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam.
Hình 4.6. Kết quả phản ứng tích lũy của giá sản xuất (PPI), giá tiêu dùng (CPI) trước cú sốc giá dầu.
-.04 -.02 .00 .02 .04 .06 .08 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Accumulated Response of D(PPI) to Structural One S.D. Shock1 -.03 -.02 -.01 .00 .01 .02 .03 .04 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Accumulated Response of D(CPI) to Structural One S.D. Shock1
Cú sốc trong giá dầu thế giới ảnh hưởng ngay đến PPI và CPI điều này là hợp lý vì dầu là nhiên liệu thiết yếu trong sản xuất cũng như tiêu dùng, và mức tác động lên PPI cao hơn lên CPI cũng giải thích việc truyền dẫn có giảm đi qua các kênh phân phối. Cụ thể qua việc phân tich hệ số truyền dẫn ta thấy tác động của giá dầu là khá nhỏ nhưng dai dẳng; cao nhất là 11% trên PPI và 7% trên CPI vào khoảng kỳ 10. Tác động khá nhỏ của giá dầu lên lạm phát, là nguyên nhân của sự quản lý của nhà nước đối với hàng hóa này, giá dầu ln được trợ giá và kiểm sốt chặt chẽ, đây chính là một dạng của giá điều hành (administered price), do vậy giá xăng dầu trong nước không biến động đồng thời với giá thế giới. Tính dai dẳng có thể được giải thích việc giá cả bị tác động bởi yếu tố lạm phát kỳ vọng và một thực trạng là giá cả rất khó điều chỉnh giảm sau khi đã tăng lên.
Tác động của giá dầu lên lạm phát nhỏ thì giống với kết quả của Lueth and
Ruiz-Arranz (2006) nghiên cứu về tác động của giá dầu tại các nước Nam Á. Điều này là do trợ cấp giá dầu đã chịu một phần tác động của giá dầu lên lạm phát.
Hình 4.7. Kết quả phản ứng tích lũy của giá sản xuất (PPI), giá tiêu dùng (CPI) trước cú sốc giá nhập khẩu.
-.06 -.05 -.04 -.03 -.02 -.01 .00 .01 .02 .03 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Accumulated Response of D(PPI) to Structural One S.D. Shock4 -.03 -.02 -.01 .00 .01 .02 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Accumulated Response of D(CPI) to Structural One S.D. Shock4
Tác động của cú sốc giá nhập khẩu lên lạm phát là khơng tức thời mà có độ trễ là 2 kỳ, tác động cùng chiều và rất thấp, mức tác động lên PPI thì cao hơn CPI. Tác động này kéo dài đến kỳ thứ 4 rồi sau đó giảm xuống ngược chiều. Cụ thể qua việc
phân tich hệ số truyền dẫn ta thấy tác động của giá nhập khẩu là rất thấp; tác động cao nhất lên PPI vào kỳ 4 là 9% và lên CPI là 1%. Điều này cho thấy áp lực của việc định giá trong kinh doanh, và do khó khăn trong nền kinh tế và sự cạnh tranh gắt gao mà nhà nhập khẩu đã phải gánh chịu gần như tồn bộ cú sốc này đây chính là hành vi định giá theo thị trường (Pricing to Market). Để thấy rõ điều này, chúng
ta hãy quan sát hình bên dưới để thấy phản ứng tích lũy của giá nhập khẩu lên cú sốc của chính nó. Krugman, P., (1987) cho rằng truyền dẫn thấp là do cạnh tranh khơng hồn hảo và hành vi định giá theo thị trường.
Hình 4.8. Kết quả phản ứng tích lũy của giá nhập khẩu trước cú sốc giá nhập khẩu.
-.06 -.04 -.02 .00 .02 .04 .06 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Accumulated Response of D(IMP) to Structural One S.D. Shock4