.2 Tình hình huy động vốn của các NHTM từ năm 2006 – 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 64)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu báo cáo thường niên của NHNN.

Thực tế từ cuối năm 2010, các ngân hàng đã liên tục đẩy lãi suất huy động vốn lên cao nhằm giải quyết thiếu hụt thanh khoản. Từ đây các NHTM bị cuốn vào cuộc cạnh tranh lãi suất gay gắt. Mức lãi suất huy động trong năm 2011 đã lên đến gần 14% (theo Worldbank). Kết quả là lượng vốn huy động tăng lên với tốc độ là 34,85%. Sau đó, khi lãi suất giảm xuống, khoản mục này cũng giảm mạnh trong năm 2013.

Hoạt động cho vay:

Tương tự như tình hình tăng trưởng vốn huy động, xu hướng chung của tốc độ tăng trưởng tín dụng là giảm trong giai đoạn 2006 – 2013 (biểu đồ 3.3).

37 50 26 29 27 35 16 16 0 10 20 30 40 50 60 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tăng trưởng huy động vốn (%)

Biểu đồ 3. 3 Dƣ nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu được công bố hàng năm của NHNN.

Giai đoạn từ năm 2000 – 2010, khi thực thi chính sách tiền tệ (CSTT) mở, tín dụng tăng trưởng với tốc độ bình quân gần 30%/năm, thậm chí đạt tới mức 50% trong năm 2007 và nửa đầu năm 2008, thành tích “tăng trưởng kinh tế thần kỳ” chủ yếu nhờ đó có được, đã phải trả giá bằng mức lạm phát cao và kinh tế vĩ mô bất ổn kéo dài sau đó. Nguồn vốn tín dụng dồi dào, dễ dãi, trong bối cảnh khả năng hấp thụ của nền kinh tế có hạn, tất yếu đã giúp thổi phồng “bong bóng” bất động sản và chứng khốn. Một khi tốc độ tăng trưởng tín dụng tiếp tục cao từ năm này qua năm khác, nợ vay được luân chuyển và dịng tiền ra vào ngân hàng vẫn bình thường, thì căn bệnh thanh khoản, đằng sau là nợ xấu chưa bùng phát. Nó chỉ tạo nên những “cơn sốt” nhất thời trên thị trường tiền tệ và sớm thuyên giảm khi NHNN tăng mạnh cung tiền qua các kênh, như: nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, cho vay qua đêm, cung ra VND để mua vào ngoại tệ… hoặc khi có dịng tiền quay lại hệ thống ngân hàng.

Năm 2011, thực thi CSTT chặt chẽ để kiềm chế lạm phát của NHNN đã khiến cho thanh khoản của các ngân hàng trở thành vấn đề nóng suốt cả năm và trở nên “sốt cao” từ khi có sự kiện NHNN tái áp đặt trần lãi suất (theo Chỉ thị 02/CT- NHNN, tiếp theo là Thông tư 30/2011/TT-NHNN). Bên cạnh sự gia tăng lãi suất huy động, lãi suất cho vay của các ngân hàng trong thời gian này cũng tăng rất cao,

31.1 25.44 53.89 25.43 39.57 27.7 13 8.91 11 0 10 20 30 40 50 60 - 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng dư nợ tín dụng (nghìn tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng tín dụng (%)

xấp xỉ 17% vào năm 2011 (theo Worldbank). Đây là nguyên nhân làm cho nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước giảm xuống đáng kể vào những tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012. Phần lớn nguồn vốn huy động bị ứ đọng tại các ngân hàng mà không thể chuyển thành tài sản sinh lời. Điều này giải thích vì sao tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 giảm xuống mặc dù trong năm này, lượng vốn huy động đã được cải thiện đáng kể so với năm 2011.

Đằng sau hiện tượng thanh khoản trồi sụt, thực chất là vấn đề chất lượng tài sản ngân hàng – nợ xấu đã làm nghẽn mạch tín dụng cho nền kinh tế. Rất khó để ước tính được khối lượng nợ xấu do các ngân hàng Việt Nam không tuân thủ các quy tắc quốc tế khi phân loại nợ. Tỷ lệ nợ xấu cuối tháng 12 năm 2013 được báo cáo là 3,63%, tuy nhiên con số này được thừa nhận rộng rãi là thấp hơn nhiều so với thực tế. Còn theo BCTC của các NHTM, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đều tăng trong 06 tháng năm 2014. Đối với các ngân hàng có quy mơ lớn, mặc dù có hệ thống quản trị rủi ro tốt như: ACB, VCB, Sacombank, Techcombank thì nợ xấu cũng tăng nhanh. Tại các ngân hàng quy mô nhỏ như KienLongBank, BaoVietBank, NaviBank (NCB), … nợ xấu tăng nhanh là điều không tránh khỏi.

Để giải quyết phần nào vấn đề nợ xấu, Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) được thành lập vào tháng 7 năm 2013 với nhiệm vụ xử lý nợ xấu ngành Ngân hàng. Khơng thể phủ nhận vai trị của VAMC, tuy nhiên tính hiệu quả của các biện pháp VAMC sử dụng còn đang gây tranh cãi. Thông tư 02, với các quy định thận trọng hơn về phân loại tài sản và phương pháp trích lập dự phịng rủi ro vừa có hiệu lực từ ngày 01 tháng 06 năm 2014 và được kỳ vọng sẽ làm cho hoạt động của ngân hàng minh bạch hơn.

Khả năng sinh lời của các ngân hàng

Theo số liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, từ năm 2006 – 2010, hệ thống ngân hàng Việt Nam đạt mức sinh lời khá ổn định ở mức cao với tỷ lệ ROE của nhiều ngân hàng tập trung từ 10% đến 15%, tỷ lệ ROA duy trì trên mức 1%. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, các tỷ lệ này đã giảm mạnh. Tính đến cuối năm 2013, tỷ lệ ROE của hệ thống giảm xuống còn 5,18% và ROA là 0,49%. Điều này

là do hệ quả của việc tỷ lệ nợ xấu gia tăng cộng với tỷ lệ lạm phát ở mức cao trong năm 2011 (theo WorldBank là khoảng 18,7%) làm cho cả chi phí dự phịng rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động của các ngân hàng tăng nhanh dẫn đến thu nhập ròng giảm.

Trước năm 2011, mặc dù tình hình kinh tế cũng có nhiều khó khăn do suy thối nhưng các doanh nghiệp vẫn tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng do lãi suất cho vay trong giai đoạn này khá ổn định ở mức trung bình khoảng 12% (riêng năm 2008 là khoảng 15,8% - theo Worldbank). Hơn nữa, các ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận nên cũng tăng cường hoạt động cho vay của mình. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng được duy trì ở mức trên 20% từ năm 2006 – 2010. Do đó, lợi nhuận rịng của các ngân hàng giai đoạn này vẫn ở mức khá cao kéo theo tỷ lệ ROE và ROA cũng cao hơn so với nhiều ngành khác trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Từ năm 2011 trở lại đây, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp cũng không mấy khả quan. Các doanh nghiệp vốn đã không thuận lợi trong năm trước đó thì nay lại tiếp tục trải qua nhiều khó khăn hơn. Trong khi những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì cũng khơng có nhiều thuận lợi. Trước tình hình đó, các ngân hàng buộc phải trích lập dự phịng nhiều hơn do chất lượng danh mục cho vay suy giảm. Thêm vào đó, các ngân hàng cũng rất dè chừng trong hoạt động cho vay của mình do tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Về phía các doanh nghiệp, họ cũng hạn chế sử dụng vốn vay do tình hình kinh doanh q khó khăn mà lãi suất cho vay của ngân hàng lại quá cao trong năm 2011 (khoảng 17% - theo Worldbank). Ta có thể thấy ở biểu đồ 3.3, tốc độ tăng trưởng tín dụng các ngân hàng từ năm sau năm 2011 đã giảm mạnh xuống dưới mức 15%. Việc hạn chế tăng trưởng tín dụng cộng với chi phí dự phịng gia tăng là một trong những nguyên nhân làm cho lợi nhuận ròng của các ngân hàng giảm mạnh trong năm 2012 và 2013.

Thị phần của các ngân hàng.

Trước năm 2007, sự phân chia thị phần giữa các ngân hàng khá rõ rệt. Khối NHTM nhà nước với nền tảng khách hàng là các tổng cơng ty và tập đồn kinh tế

nhà nước; các NHTM cổ phần hoạt động chủ yếu ở khu vực khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ; nhóm các ngân hàng/chi nhánh ngân hàng nước ngoài phục vụ chủ yếu cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Tuy nhiên, từ sau năm 2007, thị phần giữa các ngân hàng có sự dịch chuyển mạnh từ khối NHTM nhà nước sang khối NHTM cổ phần.

Hiện nay, khối NHTM nhà nước vẫn đang chiếm thị phần chi phối trên các lĩnh vực chính của nền kinh tế. Tuy nhiên, thị phần của khối này đang có xu hướng thu hẹp do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ khối NHTM cổ phần, ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng liên doanh. Đối với khối NHTM cổ phần, do tăng trưởng nhanh về số lượng nên có sự cạnh tranh gay gắt khơng những với khối ngân hàng khác mà còn giữa các ngân hàng trong khối với nhau. Riêng các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh thì có sự tăng trưởng nhanh và khá đồng đều. Thị phần hoạt động của các ngân hàng này khá ổn định do chịu quy định hạn chế đối với việc huy động vốn bằng Việt Nam đồng từ khách hàng cá nhân. Vì vậy khả năng mở rộng thị phần của khối ngân hàng này cũng bị hạn chế.

Mức độ đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ

Từ sau khi Việt Nam mở cửa hội nhập tài chính, nhất là từ năm 2007, các hoạt động kinh tế trở nên sôi động hơn kéo theo nhu cầu sử dụng các dịch vụ của ngân hàng ngày càng nhiều và đa dạng hơn. Mặt khác, sự gia nhập của các ngân hàng nước ngồi là một thách thức khơng nhỏ đối với các NHTM Việt Nam. Thực tế khách quan đó địi hỏi các NHTM Việt Nam phải tăng cường các hoạt động nghiên cứu và khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và dịch vụ mới theo hướng đa dạng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, các sản phẩm và dịch vụ của các ngân hàng trong nước vẫn còn khiêm tốn cả về số lượng lẫn chất lượng.

Đặc điểm chung của các NHTM Việt Nam là quá lệ thuộc vào hoạt động tín dụng. Điều này thể hiện ở tỷ trọng khoản mục cho vay so với tổng tài sản thường rất cao (trung bình trên 50% - theo Báo cáo tài chính của các NHTM). Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập của các ngân hàng (trung

bình khoảng 14% - theo Báo cáo tài chính của các NHTM) cho thấy các khoản thu nhập ngồi lãi khơng phải là nguồn thu nhập quan trọng của các ngân hàng. Nguồn thu nhập chủ yếu của các NHTM Việt Nam chủ yếu vẫn đến từ các sản phẩm tín dụng truyền thống. Hay nói cách khác mức độ đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ của các NHTM Việt Nam cịn thấp.

3.2 Phân tích thống kê mơ tả:

Bảng 3. 2 Bảng thống kê mô tả giá trị các biến ban đầu trong mơ hình. Tên biến Giá trị nhỏ

nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn NPL 0,0620 12,7100 2,4208 1,9071 CREDITGR -41,6298 1.134,27800 61,6375 120,6922 ROE 0,0679 36,5200 11,6723 6,8955 SIZE 448 634.505 94.246 129.692 LTD 40,7293 382,8681 100,9239 44,2119 STL 22,5306 83,1099 58,8817 11,4995 EQUITY 2,0535 58,2555 10,6619 8,4425 GDP 5,2500 8,5000 6,4588 1,2034 INF 6,0400 23,1163 11,0667 5,8695

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích thơng kê mơ tả.

Từ bảng 3.2, kết quả mô tả giá trị thống kê các chuỗi dữ liệu ban đầu của các biến cho thấy: tỷ lệ nợ xấu (NPL) giai đoạn từ năm 2006 đến 2013 ở mức trung bình là 2,4208% với độ phân tán 1,9071%. Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu nhỏ nhất là PGBank (2007) với 0,0620% và ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất là Agribank (2013) là 12,7100%.

Biểu đồ 3. 4 Tổng hợp nợ xấu của 29 NHTM

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích thơng kê mơ tả.

Tỷ lệ nợ xấu năm 2007 đã giảm đáng kể so với năm 2006, từ mức 2,09%/năm xuống còn 1,22%/năm. Nhưng năm 2008, tỷ lệ nợ xấu tăng trở lại (2,23%/năm), tăng gần gấp đôi so với năm 2007. Tỷ lệ nợ xấu năm 2008 tăng là do phát sinh nợ xấu từ tín dụng bất động sản. Tín dụng bất động sản năm 2007 tăng cao, các ngân hàng tập trung cho vay vào lĩnh vực bất động sản, và khi bong bóng bất động sản vỡ tan, thị trường bất động sản xuống giá, người vay không trả được nợ làm phát sinh nợ xấu. Sang năm 2009 và năm 2010, tỷ lệ nợ xấu đã được cải thiện, giảm xuống còn 2,10%/năm.

Đến năm 2011, lạm phát tăng cao, để hạn chế lạm phát, Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, quy định tăng trưởng tín dụng khơng được vượt quá 20%, dẫn đến các Ngân hàng hạn chế cho vay, doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, khơng có khả năng trả nợ khi đến hạn, làm nợ xấu tăng. Tuy nhiên, các con số trên chưa chắc đã phản ánh hết nợ xấu của các ngân hàng. Theo tổ chức định mức tín nhiệm Fitch Rating đánh giá tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam là 13% trong khi con số này do NHNN tính tốn chỉ là 2,37% (tính đến 20/06/2011).

Sang năm 2012, tỷ lệ nợ xấu là 3,87% và là mức cao nhất trong các năm qua, mặc dù các Ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay, tình hình lạm phát đã được cải

2.09 1.22 2.23 1.72 2.10 2.51 3.87 3.61 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 NPL (%) NPL (%)

thiện và giảm đáng kể, nhưng doanh nghiệp vẫn khó khăn, tình hình kinh doanh giảm sút, doanh thu sụt giảm, khơng có nguồn thu để trả nợ ngân hàng, dẫn đến nợ xấu tăng cao vào năm này.

Năm 2013 nợ xấu của các ngân hàng đã phần nào được giải quyết nhờ vào nỗ lực của bản thân các ngân hàng trong việc thu nợ, lành mạnh hóa việc cho vay và các cơ chế điều hành của ngân hàng nhà nước, tỷ lệ nợ xấu đã giảm so với năm 2012 và đạt mức 3,61%. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế thì nợ xấu thực tế phải cao hơn con số công bố 2 - 3 lần.

3.2.1 Phân tích các yếu tố bên trong ngân hàng:

- Quy mô ngân hàng (SIZE) giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2013 ở mức trung

bình là 94.246 tỷ đồng với độ phân tán 129.692 tỷ đồng. Ngân hàng có quy mơ (tổng tài sản) cao nhất là Agribank (2013) đạt 634.505 tỷ đồng và thấp nhất là MDB (2006) chỉ đạt 448 tỷ đồng.

Biểu đồ 3. 5 Tổng hợp qui mô của 29 NHTM

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích thơng kê mơ tả.

Nhìn vào đồ thị ta thấy quy mô tổng tài sản của các ngân hàng không ngừng tăng lên theo thời gian. Trong năm 2007, trung bình tổng tài sản của các ngân hàng đạt 49.964 tỷ đồng tương đương tăng 52,02% so với năm 2006, nguyên nhân là do tronggiai đoạn 2005 – 2007 có sự chuyển đổi của rất nhiều các ngân hàng từ ngân hàng nông thôn sang thành thị, hàng loạt các ngân hàng mới được thành lập nên

- 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 4.50 NPL (%) SIZE (nghìn tỷ đồng)

khơng ngừng gia tăng quy mô hoạt động làm cho tổng tài sản của tồn ngành tăng lên nhanh chóng. Sang năm 2008, tốc độ tăng chậm lại và đạt 18,75%, năm 2009 với áp lực tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 1.000 tỷ đồng theo qui định hiện thời của NHNN vào cuối năm 2008 nên các ngân hàng cũng gia tăng qui mô hoạt động kinh doanh của mình và đạt mức tăng tổng tài sản là 34,35% so với năm 2008. Tình hình cũng tương tự cho năm 2010 khi áp lực tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 3.000 tỷ đồng từ NHNN đã khiến các NHTM gặp khó khăn trong cơng tác tăng vốn, tìm kiếm cổ đơng chiến lược của mình, tuy nhiên đến cuối năm thì hầu hết các ngân hàng đều hoàn thành kế hoạch tăng vốn theo đúng qui định của NHNN, nguồn vốn lớn mới được tăng thêm đã làm cho quy mô tổng tài sản của các ngân hàng tăng mạnh ở mức 37,97% so với năm 2009.

Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao và tốc độ tăng trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)