Dữ liệu và mô tả biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của đòn bẩy tài chính lên quyết định đầu tư của doanh nghiệp (Trang 30 - 35)

CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Dữ liệu và mô tả biến

Mơ tả dữ liệu

Nhằm mục đích đo lƣờng tác động của địn bẩy lên đầu tƣ, tôi đã chọn ra 133 cơng ty phi tài chính hoạt động liên tục trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2013 đƣợc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE). Dữ liệu thống kê đƣợc thu thập từ các bảng báo cáo tài chính của 133 doanh nghiệp, cụ thể

đƣợc thu thập từ các nguồn: www.cafef.vn, www.cophieu68.vn và các bảng báo cáo tài chính của các cơng ty. Số liệu đƣợc lấy có đơn vị đến triệu đồng. Vì biến đầu tƣ phụ thuộc vào dữ liệu của các biến độc lập năm trƣớc đó, cho nên thực sự 133 công ty này phải hoạt động liên tục và có báo cáo tài chính cũng nhƣ dữ liệu giá đóng cửa của ngày giao dịch cuối cùng từ năm 2008. Dữ liệu đƣợc sắp theo hai chiều: năm, công ty và nhân tố. Để phù hợp với phƣơng pháp hồi quy, dữ liệu đƣợc sắp xếp nhƣ sau: các biến đƣợc sắp xếp theo hàng ngang, hàng dọc là dữ liệu 5 năm của 133 doanh nghiệp đƣợc thể hiện trên 5 dòng (nhƣ vậy có tất cả 133 x 5 = 665 dịng). Đây là dữ liệu dạng bảng có cân xứng (Balanced Panel).

Mô tả biến

Bài nghiên cứu xem xét sự tác động của đòn bẩy lên đầu tƣ. Do đó các biến đƣợc hồi quy ở đây là:

Biến phụ thuộc là biến đầu tƣ thuần chia cho tài sản cố định (INVK). Biến độc lập bao gồm: địn bẩy tính theo tổng nợ chia tổng tài sản (LEV1), địn bẩy tính theo nợ dài hạn chia tổng tài sản (LEV2), dòng tiền chia tài sản cố định (CFK), Tobin „s Q (TOBINQ) và cuối cùng là doanh thu chia tài sản cố định (SALEK).

Bảng 3.1 Mô tả các biến trong mô hình hồi quy và cách tính

Stt Tên biến Ký hiệu Cách tính tốn Kỳ vọng tƣơng quan 1 Đầu tƣ thuần

(Chi tiêu vốn - khấu hao) của công ty i trong năm t chia tài sản cố định hữu hình của cơng ty i trong năm t – 1. Chi tiêu vốn đƣợc lấy từ khoản mục chi tiêu mua sắm tài sản cố định và khấu hao đƣợc lấy ở khoản mục khấu hao tài

sản cố định nằm trên Bảng lƣu chuyển tiền tệ.

2 Đòn bẩy Giá trị sổ sách của tổng nợ chia giá trị sổ sách của tổng tài sản.

Nghịch biến 3 Đòn bẩy Giá trị sổ sách của nợ dài hạn chia giá

trị sổ sách của tổng tài sản

Nghịch biến 4 Dòng

tiền

Dòng tiền trƣớc các khoản thu nhập bất thƣờng và khấu hao của công ty i trong năm t chia tài sản cố định hữu hình của cơng ty i trong năm t – 1. (Dòng tiền = lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + khấu hao).

Đồng biến

5 Tobin „s Q

Giá trị thị trƣờng của tổng tài sản chia cho giá trị sổ sách của tổng tài sản của công ty i trong năm t – 1 (Giá trị thị trƣờng của tài sản = giá trị của tổng nợ + số lƣợng của phiếu đang niêm yết x giá đóng cửa ngày giao dịch cuối năm t -1).

Đồng biến

6 Doanh thu

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ chi cho tài sản cố định hữu hình của cơng ty i trong năm t – 1. Khoản mục này đƣợc lấy trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đồng biến

Trong khi lấy dữ liệu đầu tƣ thuần, có một số bài nghiên cứu định nghĩa giá trị đầu tƣ thuần bằng chênh lệch tài sản cố định thuần của năm sau trừ đi năm trƣớc. Song, theo cách tính của cơng thức tài chính thì đầu tƣ thuần bằng chi tiêu vốn mua tài sản

cố định trong năm trừ đi cho giá trị khấu hao của tài sản trong năm đó. Tơi xin chọn cách thứ hai vì cách này phản ánh đƣợc dịng tiền thực chi cho hoạt động đầu tƣ.

Trong bài nghiên cứu này, tôi sử dụng 2 cách tính địn bẩy đã đƣợc Aivazian và

cộng sự (2005) sử dụng, đó là giá trị sổ sách của tổng nợ chia giá trị sổ sách của

tổng tài sản và một cách tính nữa là giá trị sổ sách của nợ dài hạn chia cho tổng tài sản. Trong cách tính thứ nhất khơng phân biệt giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trong khi cách tính thứ hai nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của nợ dài hạn trong quyết định đầu tƣ. Mặc dù có 2 phƣơng pháp tính tốn địn bẩy khác nhau nhƣng tôi kỳ vọng kết quả của việc hồi quy sẽ thống nhất với nhau trong việc chỉ ra mối tƣơng quan ngƣợc chiều giữa đòn bẩy và đầu tƣ.

Biến tiếp theo là biến CFK là dịng tiền của cơng ty trƣớc các khoản thu nhập bất thƣờng và khấu hao chia cho tài sản cố định. Dịng tiền này đƣợc kỳ vọng sẽ có tác động thuận chiều lên biến đầu tƣ vì theo lý thuyết trật tự phân hạng của Myer thì các cơng ty thích lựa chọn nguồn tiền nội bộ hơn là bên ngoài và nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh vốn sẵn có trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có một dịng tiền dƣơng và tƣơng đối ổn định sẽ có ảnh hƣởng rất tốt đến việc ra quyết định đầu tƣ.

Tiếp theo là Chỉ số Tobin „s Q đại diện cho các cơ hội tăng trƣởng của công ty. Chỉ số này đƣợc xác định bằng cách lấy giá trị thị trƣờng của tổng tài sản chia cho giá trị sổ sách của tổng tài sản. Giá trị thị trƣờng của tổng tài sản đƣợc tính bằng giá trị sổ sách của tổng nợ cộng với giá trị thị trƣờng của vốn cổ phần (lấy giá đóng cửa của ngày cuối cùng giao dịch trong năm tài chính nhân với số lƣợng cổ phiếu đang niêm yết). Nhƣ đã đề cập ở phần trên, các cơ hội tăng trƣởng có mối quan hệ chặt chẽ với tác động của đòn bẩy lên đầu tƣ. Những nhà đầu tƣ kỳ vọng một sự tăng lên trong giá cả chứng khoán sẽ phát đi một tín hiệu tích cực đối với hoạt động đầu tƣ của công ty trong tƣơng lai. Ngồi ra, khi hồi quy các cơng ty có cơ hội tăng trƣởng thấp và tăng trƣởng cao, bài nghiên cứu kỳ vọng đối với các cơng ty có cơ hội tăng

trƣởng thấp (Tobin „s Q bé hơn 1) thì địn bẩy có tác động mạnh mẽ hơn lên đầu tƣ so với các cơng ty có cơ hội tăng trƣởng cao (Tobin „s Q lớn hơn 1).

Và biến cuối cùng là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ chia cho tài sản cố định của công ty. Doanh thu thuần đƣợc đánh giá là có tác động cùng chiều lên đầu tƣ bởi vì một doanh nghiệp với sự tăng trƣởng doanh thu trong quá khứ sẽ giúp cho các nhà quản trị hoạch định những chiến lƣợc đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh.

Bảng 3.2 trình bày chi tiết các cơng ty phi tài chính đƣợc chọn và đƣợc sắp xếp theo ngành dựa trên Bảng thống kê phân loại trên VSIC năm 2013.

Bảng 3.2 Thống kê mô tả các biến và phân loại theo ngành

Stt Tên ngành Mã chứng khoán Số lƣợng 1 Vật liệu cơ bản

BMC, DPM, DPR, DTT, GTA, HAI, HAP, HLA, HMC, HPG, HRC, HSG, HIS, KSH, PVD, SMC, TNC, TPC, TRC, TSC, TTF, VID, VIS

23

2 Công

nghiệp

ALP, BMP, BT6, CDC, CII, CYC, DCT, DHA, DIC, DXV, GMD, HAS, HBC, HT1, HTV, L10, LBM, LCG, LGC, MCP, MHC, NAV, PAC, PAN, PJT, PTC, PVT, REE, SAV, SCR, SFI, SVI, TCR, TMS, TTP, TYA, UIC, VHG, VIP, VNA, VNE, VNS, VPK, VSC, VTB, VTO

46

3 Hàng tiêu dùng

ABT, ACL, AGF, ANV,BBC, BHS, CAD, CLC, DQC, DRC, FMC, GIL, GMC, HAX, ICF, KDC, KMR, LAF, LSS, MPC, NSC, PSL, PTG, RAL, SBT, SCD, SMB, SSC, TAC, TCM, TNA, TS4, VHC, VHF, VNM,

35

5 Dịch vụ tiêu dùng

BTT, COM, DNT, PET, PIT, PNC, RIC, TPH, 8

6 Dịch vụ hạ tầng ASP, CHP, KHP, HJS, PGC, PGS, PPC, SFC, SJD, TBC, VSH 11 7 Công nghệ FPT, SAM, SGT, ST8 4 TỔNG CỘNG 133

Nguồn: Theo số liệu thống kê trên VSIC Ghi chú: Sở giao dịch chứng khốn Tp.HCM tiến hành phân tích và xác định hoạt động kinh doanh chính dựa trên hoạt động kinh doanh mang lại doanh thu bình quân lớn nhất trong 3 năm liền và chiếm trên 50% trong tổng doanh thu bình quân của cơng ty niêm yết thì xếp cơng ty vào ngành đó. Bảng phân loại ngành này căn cứ theo dữ liệu của Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC) năm 2013.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của đòn bẩy tài chính lên quyết định đầu tư của doanh nghiệp (Trang 30 - 35)