Chăm sóc a.Tưới nước:

Một phần của tài liệu Tài liệu đào tạo nghề : Kỹ thuật trồng rau an toàn (Trang 50 - 52)

V. KỸ THUẬT TRỒNG RAU MUỐNG:

3. Chăm sóc a.Tưới nước:

a.Tưới nước:

- Nguồn nước tưới phải là nước sạch, có thể là nước giếng khoan đã qua xử lý, không lấy nước trực tiếp từ các khu vực ô nhiễm, nước từ các khu công nghiệp, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết môt gia súc…

Tưới nước cho cây mới trồng vào luống

- Hàm lượng một số hóa chất và kim loại nặng trong nước tưới không vượt quá ngưỡng cho phép như: thủy ngân 0,001mg/lit, a sen và chì: 0,1…

- Trong quá trình chăm sóc dưa chuột, cần chú ý để điều tiết lượng nước thích hợp, đặc biệt trong vụ thu - đông, có thể tưới rãnh để cung cấp nước cho cây. Cần thường xuyên giữ ẩm đất từ giai đoạn cây ra hoa, đặc biệt từ khi thu quả để tăng chất lượng thương phẩm quả.

b.Bón phân:

- Tăng cường sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục bón để bón lót. Tuyệ đối không bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha nước để tưới.

- Kết hợp giữa tưới nước với bón thúc ở 3 thời kỳ: + Lần 1: Sau khi cây bén rễ hồi xanh.

+ Lần 2. Khi cây bắt đầu ra hoa cái + Lần 3: Sau khi thu quả đợt đầu

c.Lượng phân bón:

- Lượng phân bón cho 1000 m2 như sau:

+ Phân hữu cơ hoai mục : 1,5- 2 tấn + Phân đạm ure: 12 – 15 kg

+ Lân supe: 10 kg

Nếu đất chua thì bón 50kg vôi bột

- Bón lót: toàn bộ phân hữu cơ hoai mục + toàn bộ lân + 1/3 phân kali + ¼ phân đạm bón vào rãnh trước khi trồng, trộn đều các loại phân với đất.

- Bón kết hợp với vun xới nhẹ, nhặt cỏ dại…Nếu không có phân chuồng

hoai mục, có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học với lượng 300 - 350 kg/1000m2.

- Nếu vào thời điểm bón thúc gặp trời mưa liền nhiều ngày thì chuyển sang sử dụng phân bón lá theo hướng dẫn trên bao bì.

d.Cắm giàn: Khi cây bắt đầu ra tua cuốn, cần cắm giàn cho dưa chuột, nên cắm hình chữ A. Cắm cọc cách mỗi gốc cây khoảng 5-6 cm, cao 2.2- 2.5m.

Trước khi cắm giàn cần tưới rãnh, để nước ngấm vào luống rồi tháo hết nước.

- Ngoài ra, bà con chú ý, cần tiến hành buộc ngọn dưa để tránh dây dưa bị dập gãy. Công việc này làm thường xuyên cho đến khi cây ngừng sinh trưởng đảm bảo năng suất và chất lượng quả dưa….

- Thường xuyên nhặt sạch cỏ ở gốc cây, cắt bỏ những lá già ở phía dưới để tạo sự thông thoáng cho ruộng dưa.

4. Phòng trừ sâu bệnh:

- Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM để phòng trừ dịch bệnh như: luân canh cây trồng hợp lý, sử dụng giống tốt, sạch bệnh, thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, sử dụng nhân lực bắt giết sâu.

- Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và đảm bảo: thuốc nằm trong danh mục cho phép, Chọn các thuốc ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người. Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc), thuốc ít độc, thuốc có thời gian phân hủy nhanh và thời gian cách ly ngắn.

- Một số loại thuốc được khuyến cáo có thể sử dụng để phòng trị một số bệnh phổ biến như Selẻcon 500EC ( trị sâu vẽ bùa, bọ trĩ), Ridomil 68WP ( bệnh giả sương mai, bệnh vàng lá, bệnh phấn trắng). Liều lượng và cách sử dụng xem hướng dẫn trên bao bì thuốc.

Một phần của tài liệu Tài liệu đào tạo nghề : Kỹ thuật trồng rau an toàn (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w