Nghiên cứu của Rose (1991) ước lượng trực tiếp sự đáp ứng của cán cân thương mại của 5 nước OECD đến tỷ giá hối đoái thực trong thời kỳ Bretton Woods:
Nghiên cứu của Rose (1991) ước lượng trực tiếp sự đáp ứng của cán cân thương mại của 5 nước OECD đến tỷ giá hối đoái thực trong thời kỳ Bretton Woods bằng cách sử dụng các công cụ phân tích và ơng ấy đã đưa ra kết luận rằng có một ít bằng chứng hỗ trợ cho quan điểm cho rằng tỷ giá hối đối thực có ảnh hưởng đến cán cân thương mại.
Nghiên cứu của Rose (1990) cũng đã kiểm định bằng chứng về sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái thực lên cán cân thương mại của các quốc gia phát triển bằng cách dùng phương pháp bình phương nhỏ nhất ba giai đoạn và ơng ấy đã phát hiện ra rằng có một ít bằng chứng chỉ ra rằng cán cân thương mại của họ thì chịu ảnh hưởng một đáng kể bởi tỷ giá hối đoái thực.
Nghiên cứu của Mohammed B.Yusoff về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại tại Malaysia:
Nghiên cứu của Mohammed B.Yusoff về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại tại Malaysia đã chứng minh được mối quan hệ dài hạn giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực tại Malaysia bằng cách dùng phương pháp đồng liên kết. Kết quả chỉ ra rằng sự giảm giá đồng ringgit cải thiện cán cân thương mại của Malaysia trong dài hạn. Bên cạnh đó, bằng cách sử dụng mơ hình ECM để ước lượng mối quan hệ động trong ngắn hạn và phát hiện ra sự tồn tại của hiệu ứng đường cong J.
Có cùng chủ đề với Nghiên cứu của Mohammed B.Yusoff, nghiên cứu của Ng Yuen-Ling, Har Wai-Mun và Tan Geoi-Mei về mối liên hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại tại Malaysia trong giai đoạn từ năm 1955 – 2006. Các tác giả cũng đã chứng minh được mối liên hệ dài hạn giữa tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại tại Việt Nam. Tuy nhiên, các tác giả trên cho rằng khơng có sự tồn tại hiệu ứng đường cong J trong trường hợp của Malaysia, trái ngược hoàn toàn với kết quả nghiên cứu của Mohammed B.Yusoff.
Nghiên cứu của Olugbenga Onafowora về tác động của tỷ giá hối đoái thực đến cán cân thương mại giữa Thái Lan, Malaysia và Indonesia với Mỹ và Nhật:
Nghiên cứu của Olugbenga Onafowora năm 2003 xác định mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá thực song phương của 3 nước Asean là Thái Lan, Malaysia và Indonesia với Mỹ và Nhật. Tác giả sử dụng dữ liệu từ Quý I năm 1980 đến Q IV năm 2001 và mơ hình được sử dụng trong nghiên cứu là mơ hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM). Tác giả xác định tính động của cán cân thương mại bằng mô phỏng hàm đáp ứng xung được giới thiệu bởi Pesaran and Shin (1998) để xác định hiệu ứng đường cong J.
Kiểm định đồng liên kết của Johansen (1991) được sử dụng để xác định cân bằng dài hạn giữa cán cân thương mại song phương, tỷ giá thực song phương, thu nhập quốc nội và thu nhập nước ngoài.
Sử dụng mơ hình véc tơ hiệu chỉnh sai số để xử lý các biến trong mơ hình, tác giả đánh giá một cách tổng quát các hàm đáp ứng để tìm hiệu ứng của tỷ giá thực song phương đối với tỷ lệ thương mại song phương. Trong tất cả các trường hợp thì phân tích đồng liên kết cho thấy mối tương quan chặt trong dài hạn giữa cán cân thương mại, tỷ giá thực, thu nhập thực quốc nội và nước ngoài.
Đối với thương mại song phương Indonesia và Malaysia với Mỹ và Nhật; Thái Lan với Mỹ, tác giả tìm thấy có hiệu ứng đường cong J trong ngắn hạn. Với việc giảm giá thực, nghiên cứu cho thấy có sự sụt giảm cán cân thương mại ban đầu kéo dài khoảng 4 quý nhưng sau đó là có sự cải thiện.
Ngồi ra, kết quả phân tích đáp ứng xung cho thấy điều kiện Marshall – Lerner được giữ trong dài hạn với mức độ khác nhau của hiệu ứng đường cong J trong ngắn hạn. Dựa vào điều kiện Marshall – Lerner, việc tiếp tục giảm giá đồng nội tệ của các nước Đông Nam Á với đồng USD và đồng Yen sẽ dẫn đến sự cải thiện cán cân thương mại của các nước này với Mỹ và Nhật. Tuy nhiên, sự cải thiện này sẽ chỉ xảy ra sau khi giảm giá thực ba hay bốn quý.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của bài luận văn cập những vấn đề cơ sở lý luận liên quan đến tỷ giá hối đoái, tỷ giá hối đoái thực, cán cân thương mại và tác động của tỷ giá hối đoái thực lên cán cân thương mại. Ngoài ra chương 1 của bài luận văn cũng giới thiệu một số nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại tại một số quốc gia trên thế giới. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều cho thấy việc tồn tại một mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại ở các quốc gia được lựa chọn.
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC LÊN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM