Các giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ giá hối đoái thực lên cán cân thương mại tại việt nam (Trang 61 - 65)

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP

3.2 Các giải pháp hỗ trợ

Trên thực tế, ngồi phụ thuộc vào tỷ giá hối đối thực hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khấc như các chính sách tín dụng, chính sách lãi suất cho vay, chính sách quản lý vốn và đầu tư, FDI, niềm tin của người dân,… và nguồn tiềm năng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nhằm cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian tới, tác giả đưa ra một số giải pháp hỗ trợ bên cạnh các giải pháp đã nêu ở phần trên như sau:

Giải pháp về hồn thiện cơ chế, chính sách quản lý và điều hành xuất nhập khẩu:

Tập trung vào các giải pháp chủ yếu gồm: (1) Sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài. (2)Tập trung nghiên cứu, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn đối với các loại hàng hoá xuất khẩu. (3) Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng và ban hành các qui định về hàng rào kỹ thuật (TBT), về kiểm dịch động thực vật (SPS) nhằm kiểm soát và hạn chế nhập khẩu. (4) Tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm tạo môi trường cạnh tranh công bằng, giảm thua thiệt trong xuất khẩu và bảo vệ doanh nghiệp trong nước.

Giải pháp về tài chính, tín dụng:

Tập trung vào các giải pháp chủ yếu gồm: (1)Tiếp tục đổi mới, hồn thiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu nhà nước nhằm thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất phục vụ xuất khẩu và thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu. (2)

Khẩn trương tổ chức triển khai có hệu quả chính sách bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. (3) Cải cách, hồn thiện các định chế tài chính theo hướng tập trung cho các yếu tố đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu, kinh doanh xuất khẩu và xúc tiến thương mại, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu; tiếp tục cải thiện các sắc thuế, phí và lệ phí; đẩy mạnh kinh doanh bảo hiểm tài sản, hàng hoá trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.

Giải pháp về xúc tiến thương mại:

Tập trung vào các giải pháp chủ yếu gồm: (1) Đổi mới phương thức tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để thúc đẩy hợp tác, đầu tư và buôn bán, đặc biệt là đối với việc thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu. Đổi mới phương thức hoạt động và tổ chức quản lý, sử dụng Quỹ Ngoại giao kinh tế nhằm phát huy tác dụng của Quĩ này trong hoạt động hỗ trợ xúc tiến các doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin, phát triển thị trường và bạn hàng. (2) Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các cơ quan làm công tác xúc tiến thương mại. Phối hợp tốt hơn tổ chức xúc tiến trong nước với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức hữu quan của nước sở tại trong các việc xây dựng và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các Tham tán Thương mại tại các nước theo hướng hỗ trợ tích cực hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua cơ chế phối hợp giữa các Hiệp hội ngành hàng và các Thương vụ Việt Nam tại nước ngồi. Củng cố hệ thống các đơn vị làm cơng tác hỗ trợ thương mại, đặc biệt là trong việc chức tốt công tác thơng tin, dự báo về tình hình thị trường, giá cả thế giới.

Giải pháp về hội nhập quốc tế:

Tập trung vào các giải pháp chủ yếu gồm: (1) Tiến hành xây dựng và thực hiện tốt chiến lược đàm phán các hiệp định thương mại tự do để nâng cao hiệu quả tổng thể trong đàm phán hội nhập quốc tế, thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế

và đẩy mạnh xuất khẩu. (2) Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, hướng dẫn thực thi các cam kết hội nhập quốc tế nhằm nâng cao khả năng tận dụng lợi ích của quá trình hội nhập quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu, cải thiện cán cân thương mại.

Giải pháp về đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Tập trung vào các giải pháp chủ yếu gồm: (1) Điều chỉnh chiến lược đầu tư gắn liền với việc chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế theo hướng tập trung vào hiệu quả thay vì qui mơ. (2) Bảo đảm tiếp tục duy trì qui mơ và tốc độ tăng trưởng dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nhưng đồng thời phải nhanh chóng chuyển hướng chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thiên về số lượng sang chú trọng hơn về chất lượng. (3) Xử lý một cách căn bản vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhằm giảm thiểu thiệt hại trong xuất khẩu, hạn chế tình trạng nâng giá trong nhập khẩu và qua đó cải thiện tình trạng cán cân thương mại.

Giải pháp về tỷ giá và điều hành tỷ giá:

Tập trung vào các giải pháp chủ yếu gồm: (1) Giảm bớt sự lệ thuộc của tiền đồng đối với đô la Mỹ thông qua việc xác định tỷ giá trên cơ sở một rổ ngoại tệ được lựa chọn. (2) Tỷ giá thực đa phương nên được huy động để xác định mức độ định giá của tỷ giá hiệu lực hiện tại. (3) Không sử dụng và điều hành tỷ giá theo hướng tập trung quá nhiều vào mục tiêu là công cụ để hỗ trợ cho khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất nhập khẩu. (4) Thực hiện điều hành tỷ giá theo hướng nới rộng hơn nữa biên độ dao động, cho phép sự tham gia nhiều hơn của thị trường vào quá trình hình thành tỷ giá.

Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:

Tập trung vào các giải pháp chủ yếu gồm: (1) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng

cao chất lượng nguồn nhân lực và lao động trong các ngành sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn lao động. Đẩy mạnh xã hội hoá các dịch vụ dạy nghề và đào tạo lao động; cân đối nguồn ngân sách hỗ trợ đào tạo nghề cho một số danh mục nghề phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu theo các địa chỉ sử dụng cụ thể. (2) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp. Nghiên cứu, triển khai thực hiện các mơ hình hợp tác theo kiểu thí điểm giữa các trường đại học và các doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo. Hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, trường đại học của nước ngoài nhằm học tập cách làm, kinh nghiệm tốt của quốc tế trong quá trình triển khai áp dụng ở Việt Nam.

Giải pháp đối với một số mặt hàng và thị trường chiến lược:

Đối với mặt hàng: Nhóm hàng nhiên liệu, khống sản sẽ có lộ trình giảm

dần xuất khẩu khống sản thơ, đầu tư công nghệ để tăng sản phẩm chế biến, tận dụng các cơ hội thuận lợi về thị trường và giá cả để tăng giá trị xuất khẩu; Nhóm hàng nơng - lâm - thuỷ sản sẽ tập trung nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có ứng dụng khoa học cơng nghệ tiên tiến; Nhóm hàng cơng nghiệp chế biến, chế tạo sẽ tập trung phát triển các sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ và chất xám cao, phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ giá trị trong nước giảm phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu.

Đối với thị trường: Định hướng chung là tập trung khai thác cơ hội xuất

khẩu vào các thị trường khu vực châu Phi, Mỹ latinh, Nga, các nước SNG và Đơng Âu, các thị trường Việt Nam có ký kết FTA; tiếp tục duy trì xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm đối với Hoa Kỳ, Các quốc gia Châu Âu, Nhật Bản; thúc đẩy xuất khẩu và điều tiết giảm nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc và một số nước ASEAN.

Trong các giải pháp được đề xuất một cách tổng thể nêu trên, tác giả nhấn mạnh và khuyến nghị cần tập trung thực hiện một cách mạnh mẽ các giải pháp mang tính

chiến lược và có ý nghĩa quyết định để xử lý được vấn đề nghiên cứu, đó là: Các giải pháp về đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài; Các giải pháp về tỷ giá và điều hành tỷ giá; Các giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và điều hành xuất nhập khẩu. Đây là những giải pháp mà tác giả cho rằng có ý nghĩa quyết định nhất tới việc cải thiện tình trạng cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian tới một cách bền vững, vì qua đó sẽ xử lý được những vấn đề mang tính cấu trúc cũng như những vấn đề có tác động trực tiếp, mạnh mẽ tới cán cân thương mại của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ giá hối đoái thực lên cán cân thương mại tại việt nam (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)