Bộ phận khung máy yêu cầu độ chính xác khi gia cơng cao để có thể chịu lực lớn nhất và đảm bảo độ chính xác khi in. Lưu ý về kích thước của các thanh nhơm, độ vng góc khi lắp ghép. Nhơm định hình được cắt bằng máy cưa tay, dung sai 2 – 3 mm. Một số chi tiết giúp nối ghép các thanh nhơm như: ke góc nhơm, con trượt, bu lơng lục giác. Sử dụng chân đế cao su cho máy giúp giảm rung động khi máy hoạt động.
5.2.2 Thiết kế cụm cơ khí trục Z
Trong máy in 3D, tuy trục Z ít di chuyển nhất trong q trình làm việc nhưng nó lại có yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm rất lớn vì nó liên quan đến thông số chiều dày in, điều này ảnh hưởng đến độ bóng, cũng như dung sai kích thước vè chiều cao của chi tiết.
Đối với đồ án này, nhóm sử dụng truyền động vít me – đai ốc bi cho trục Z do truyền động có hiệu suất cao, ít gây ra hiện tượng trượt và vận hành êm.
50
5.2.2.1 Truyền động vít me – đai ốc bi trục Z
Thông số:
- Khối lượng bàn in: m = 1 kg
- Vận tốc di chuyển tối đa: V1 = 20 mm/s. - Vận tốc di chuyển khi in: V2 = 5 mm/s.
- Gia tốc tốc hoạt động lớn nhất của hệ thống: a = 2 mm/s2. - Tốc độ vòng quay của động cơ: N = 1000 vòng/phút. - Thời gian làm việc: Tl = 21900 h (5 năm, 12h mỗi ngày). Lựa chọn kiểu lắp trục vít:
Có 3 kiểu lắp trục vít thường được sử dụng là kiểu fixed – fixed (hai đầu vít me được cố định), fixed – support (một đầu vít me được gắn ổ bi), fixed – free (một đầu vít me để tự do).
Do kết cấu bàn in của máy trong đồ án này có khoảng dịch chuyển nhỏ, tải trọng đặt trên bàn máy nhỏ nên chịu tải trọng tương đối thấp và độ cứng vững khơng cần q cao, vì vậy ta lựa chọn kiểu fixed – free có kết cấu đơn giản và dễ lắp đặt.