Thực trạng hệ thống giao thông trên địa bàn Hà Nội

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chống ùn tắc giao thông tại hà nội (Trang 37 - 42)

Hệ thống giao thông trên địa bàn Hà Nội bao gồm các loại hình và phương thức sau đây:

* Giao thông đường bộ:

Với vị trí trung tâm, đầu mối giao thông của phía Bắc, mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội hiện bao gồm các tuyến đường giao thông quan trọng được phân bố tương đối hợp lý, đó là các quốc lộ 1A, 1B, 2, 3, 5, 6, 18 và 32. Đây là các tuyến đường chiến lược nối Thủ đô Hà Nội với các trung tâm kinh tế của các địa phương lân cận, đặc biệt là khu tam giác trọng điểm kinh tế phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh và Vùng Thủ đô. Hầu hết các tuyến quốc lộ trên đều được nâng cấp, cải tạo thời gian qua nhất là các dự án nâng cấp quốc lộ 5, tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đường cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh… đã từng bước đáp ứng nhu cầu vận tải và đi lại ngày càng cao giữa Hà Nội với các địa phương lân cận và với cả nước.

Tuy nhiên, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của các tuyến đường bộ hiện còn thấp, một số tuyến vừa nâng cấp xong đã bão hoà, thậm chí quá tải (quốc lộ 5, quốc lộ 3…). Chưa hình thành nhiều tuyến đường cao tốc liên kết Hà Nội với các địa phương, nhất là các tỉnh trong vùng Thủ đô. Các tuyến đường vành đai đô thị của Hà Nội chưa hoàn thiện, tiến độ xây dựng các đường vành đai mới và một số cầu qua sông Hồng chậm khiến chưa tách biệt được hệ thống giao thông đô thị và giao thông liên tỉnh, làm cho một khối lượng lớn hành khách và hàng hoá vẫn phải trung chuyển qua nội thành Hà Nội, nhất là tình trạng nhiều phương tiện vận tải hạng nặng vẫn phải ra vào thành phố, góp phần gia tăng ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô.

* Giao thông đường sắt:

Hà Nội là đầu mối đường sắt tập trung nhất của Việt Nam với 5 tuyến đường sắt quốc gia. Mạng lưới đường sắt nằm trên địa bàn Hà Nội có hình bán nguyệt với tổng chiều dài khoảng 90 km và 5 nhà ga lớn: Hà Nội, Giáp Bát, Văn Điển, Gia Lâm, Yên Viên. Tuy nhiên, mạng lưới đường sắt của Hà Nội cũng như cả nước nói chung có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, khổ đường hẹp, năng lực vận tải còn hạn chế, thời gian vận chuyển cao, sự kết nối giữa các tuyến chưa tốt. Sự phối hợp giữa đường sắt với các phương thức vận chuyển khác chưa thuận tiện. Chưa có các tuyến đường sắt cao tốc liên kết Hà Nội với các đô thị vệ tinh và các địa phương khác. Đường sắt đô thị triển khai quá chậm. Vì vậy, giao thông đường sắt chưa phải là sự lựa chọn ưu tiên của người dân Hà Nội phục vụ nhu cầu đi lại mặc dù loại hình này được ưa chuộng tại nhiều đô thị và nhiều vùng đô thị lớn trên thế giới.

* Giao thông đường sông:

Giao thông đường sông dọc sông Hồng, sông Đuống và các sông nhánh chảy qua địa bàn Hà Nội có tiềm năng khai thác lớn, kể cả vận tải hành khách và hàng hoá trong thành phố và liên tỉnh. Song, việc khai thác tiềm năng giao thông đường sống của Hà Nội hiện còn nhiều hạn chế, chủ yếu do chưa có đầu tư vào việc nâng cấp hệ thống cảng sông, bến bãi, thiết bị bốc xếp cũng như nạo vét luồng lạch.

* Giao thông hàng không:

Giao thông hàng không của Hà Nội đang ngày càng trở nên quan trọng trong một nền kinh tế phát triển đa dạng hoá và hội nhập quốc tế. Du lịch, các ngành công nghệ cao của Hà Nội ngày càng phụ thuộc vào giao thông hàng không. Trên địa bàn Hà Nội hiện đang khai thác 2 cảng hàng không – sân bay là Cảng hàng không quốc tế Nội bài và sân bay Gia Lâm. Mặc dù sân bay Nội bài đã được đầu tư nâng cấp với nhà ga T1 lớn và hiện đại nhất cả nước hiện nay nhưng nhìn chung, quy mô cảng hàng không – sân bay còn nhỏ bé, năng lực khai thác thấp. Chưa có

sân bay quốc tế dự phòng cho Nội Bài (hầu hết các thành phố lớn trên thế giới đều có hơn 1 sân bay quốc tế).

* Giao thông đô thị:

Giao thông đô thị có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với một thành phố. Trong những năm qua, mạng lưới giao thông đô thị Hà Nội đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tạo, nhiều tuyến đường được mở rộng và khang trang hơn. Tính từ 1996 đến nay, Thành phố Hà Nội đã triển khai xây dựng thêm được khoảng 100km đường đô thị. Mạng lưới giao thông đô thị tại 9 quận nội thành của Hà Nội hiện có 362 tuyến phố với 625km đường trên tổng diện tích tự nhiên khoảng 110km2. Tổng quỹ đất dành cho giao thông đô thị ở nội thành Hà Nội hiện chiếm 7%. Khu vực ngoại thành có tổng chiều dài đường, ngõ xóm trên 1.200km, chiếm 0,9% diện tích tự nhiên của ngoại thành. Tỷ lệ đường nội thành được rải thảm đạt trên 90% và khoảng 50% đối với đường ngoại thành. Hệ thống đường vành đai đô thị gồm 3 tuyến: vành đai I, II, III đang được hoàn thiện. Các cầu qua sông Hồng phục vụ giao thông đô thị đang và sẽ tiếp tục được xây dựng (cầu Vĩnh Tuy, Nhật Tân, Tứ Liên). Nhiều nút giao thông quan trọng được mở rộng, xây dựng thành các nút giao lập thể. Hệ thống đèn tín hiệu được điều khiển giao thông hiện đại được lắp đặt ngày càng nhiều, tại trên 150 nút giao thông. Hệ thống giao thông tĩnh của Hà Nội hiện gồm 4 bến xe (Giáp Bát, Gia Lâm, Mỹ Đình, Lương Yên) và trên 130 điểm/ bãi đỗ xe.

Giao thông công cộng của Hà Nội cũng đang được chú trọng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm ách tắc giao thông do sử dụng phương tiện cá nhân. Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt hiện có 80 tuyến, khoảng 1.000 đầu xe với năng lực vận chuyển 400 triệu lượt hành khách năm 2006, tương đương trên 20% nhu cầu đi lại của nhân dân.

Tuy vậy, mạng lưới giao thông đô thị của Hà Nội đang tỏ rõ nhiều bất cập, yếu kém:

+ Quy mô hệ thống giao thông đô thị nhỏ, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, năng lực rất hạn chế. Tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông ở Hà Nội còn ở mức rất

thấp (hiện chỉ đạt 7% so với mức 20 – 25% tại các đô thị phát triển) và phân bố không đều (quận Hoàn Kiếm có tỷ lệ đường giao thông đạt 12% so với diện tích đô thị, các quận khác chỉ đạt 5 – 6%). Mật độ đường của Hà Nội cũng chỉ có 1,09km/km2 (tỷ lệ này tại các đô thị phát triển là 5 – 6km/km2). Cấu trúc đường hỗn hợp và thiếu sự liên thông. Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật của đường không đồng nhất. Hầu hết đường phố nhỏ hẹp, lòng đường chỉ rộng từ 7 – 11m và được bố trí đan xen, dày đặc. Các giao cắt đồng mức và quá gần nhau (giao cắt trong nội thành trung bình cách nhau 380m, nhiều giao cắt chỉ cách nhau 50 – 100m) nên dễ tạo thành xung đột, giảm tốc độ lưu thông của phương tiện (vận tốc trung bình của phương tiện chỉ đạt 17 – 27km/h).

+ Hệ thống giao thông tĩnh còn rất thiếu và chưa được quan tâm đúng mức. Chỉ có 8 trong số 130 điểm đỗ xe nêu trên được xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch, còn lại là tận dụng đường, vỉa hè.

+ Tỷ lệ cơ giới hoá các loại phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh, đặc biệt là tỷ lệ sử dụng phương tiện giao thông cá nhân cao đã tạo nên sức ép rất lớn, gây quá tải đối với mạng lưới giao thông đô thị ở Hà Nội. Trong giờ cao điểm, trên các đường trục, hệ số sử dụng lòng đường đã vượt quá từ 1 đến 3 lần so với tiêu chuẩn. Vấn đề ùn tắc giao thông và tai nạn; mất an toàn giao thông đã và đang trở thành vấn đề hết sức bức xúc tại Hà Nội.

+ Mạng lưới giao thông đô thị không những giải quyết vấn đề đi lại mà còn tạo nên bộ mặt, vẻ đẹp của một thành phố. Với ý nghĩa này, Hà Nội chưa đạt được. Mặc dù một số con đường mới mở của Hà Nội đã được trao giải con đường đẹp Việt Nam, nhưng Hà Nội chưa có những con đường, những đại lộ nổi tiếng, tạo đặc trưng riêng của mình.

+ Nhìn chung, so với mạng lưới giao thông liên kết Hà Nội với bên ngoài thì mạng lưới giao thông đô thị của Hà Nội hiện nay có nhiều bất cập và yếu kém hơn.

Chương III:

Một số giải pháp giảm ùn tắc giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội hiện nay

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chống ùn tắc giao thông tại hà nội (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w