Kinh nghiệm của một số nước trong việc chống ùn tắc giao thông

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chống ùn tắc giao thông tại hà nội (Trang 28 - 37)

III.1. Nước Nhật với những giải pháp chống ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông

Nhật Bản có diện tích tự nhiên 378.000 km2, dân số là 127,7 triệu người, mật độ dân số bình quân là 343 người/km2, được xếp vào hàng cao thứ 4 thế giới, đặc biệt tại thủ đô Tokyo mật độ dân số cao đến kỷ lục 5.748 người/km2. Với mật độ dân số "chen chúc" như vậy nhưng rất lạ là chẳng thấy ùn tắc giao thông đâu cả, dù là giờ cao điểm, hay thấp điểm. Chỉ đến khi được tận mắt chứng kiến và trực

tiếp đi lại trên hệ thống đường sắt tại đây mới thấy vì sao giao thông lại không ùn tắc.

Hệ thống xe điện tại Thủ đô Tokyo được các chuyên gia giao thông xếp vào hàng hiện đại nhất thế giới, do hệ thống này mỗi ngày vận chuyển được tới 44 triệu lượt khách (dân số Tokyo là 12 triệu người). Trong khi đó, hệ thống VTHKCC tại Hà Nội một năm vận chuyển được 300 triệu lượt khách. Có hai loại xe điện: xe điện ngầm và xe điện nổi. Hệ thống xe điện ngầm gồm 14 tuyến, chuyên chở được 8 triệu lượt khách/ngày. Xe điện nổi ngoài hệ thống đường quốc gia (với 15 hãng khác nhau) còn có tới 11 tuyến của tư nhân tham gia, nên vận chuyển tới 36 triệu lượt khách/ngày. Vào giờ cao điểm, xuống các ga tàu điện ngầm không khác gì bước vào tổ kiến, đông nghẹt người, nhưng rất trật tự và không có chen lấn xô đẩy để lên tàu. Người đi bộ đi đúng làn (như các xe cơ giới), khi lên tàu thì người lên xếp thành 2 hàng bên cửa lên xuống để nhường người từ trên tàu xuống hết rồi mới lần lượt lên tàu. Một điều đặc biệt là do hệ thống xe điện khá chằng chịt và rất nhiều loại khó nhớ nên đa số người Nhật thường sử dụng bản đồ để tìm đường. Tại các nhà ga tàu điện, bao giờ cũng có những bản đồ chỉ dẫn rất tỉ mỉ. Hệ thống xe điện ngầm được nối liên thông với hệ thống xe điện nổi tạo thành một mạng lưới giao thông rất khoa học, tạo thành những vòng tròn đồng tâm từ trung tâm thành phố ra tới ngoại vi. Tàu điện vận hành theo nguyên tắc 3 phút/chuyến (giờ cao điểm), giờ thường từ 5-10 phút/chuyến và được sắp xếp chạy trên đường riêng không phải tránh nhau. Vì vậy, các ga đều có 2-3 tầng và chủ yếu ngầm sâu dưới lòng đất. Tại nhiều ga lớn như ga Tokyo, Sinjuku, Akihabara... nơi giao nhau của nhiều tuyến tàu điện ngầm thì ga có tới 4 - 5 tầng. Khách đi tuyến nào, cứ việc dò bản đồ rồi di chuyển bộ trong các đường hầm trong ga không phải đi lên mặt đất.

Trung tâm điều khiển, trái tim của cả hệ thống giao thông

Toàn nước Nhật có hơn 90 triệu xe ôtô. Mật độ dân số cao, đất chật, phương tiện giao thông cá nhân cực lớn, vậy phải làm sao để giải bài toán ùn tắc giao thông, điều này đã được chính phủ Nhật Bản thực hiện ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng đường, hệ thống VTHKCC thì hệ

thống điều khiển giao thông đã góp công lớn trong việc giảm ùn tắc giao thông. Trung tâm điều khiển tín hiệu giao thông ở Tokyo, trung tâm điều khiển giao thông được đánh giá hiện đại vào hàng nhất nhì thế giới.

Trung tâm có diện tích khoảng hơn 200m2, được sắp xếp rất khoa học, các loại màn hình, máy móc, trên vách tường phòng điều khiển là 3 màn hình lớn. Để biểu thị tốc độ lưu thông của xe cộ trên đường, người ta dung những vạch màu khác nhau, ví dụ những đường có màu đỏ ở nội thành là nơi tốc độ lưu thông đang dưới 10 km/giờ, màu da cam là 20 km/giờ, còn màu xanh là thông thoáng; còn ở các tuyến đường cao tốc, màu đỏ là dưới 20 km/giờ, màu vàng là dưới 40 km/giờ. Tình trạng của hệ thống giao thông thành phố được quan sát bởi hệ thống 600 camera ở khắp các tuyến đường. Ngoài ra, để biết được tốc độ xe đang chạy trên các tuyến đường nhanh hay chậm, có ùn tắc hay không, người ta cũng biết được thông qua 17.000 thiết bị đo vận tốc xe qua lại (còn gọi là sensor). Ngoài khả năng đo vận tốc, với thiết bị này còn có thể đếm được số xe qua lại trên tuyến đường đó. Bên cạnh đó, toàn thành phố có 15.000 đèn chỉ huy giao thông, trong đó 1/2 số đèn được nối mạng về trung tâm. Khi có ùn tắc, từ các dữ liệu do các sensor và camera cung cấp, căn cứ tình hình cụ thể, mà các máy tính ở Trung tâm điều khiển sẽ đưa ra các phương án điều khiển đèn tín hiệu tối ưu nhất để giải quyết chỗ ùn tắc. Đặc biệt, việc tính toán các phương án điều khiển giao thông cho 1 tuyến đường, bao giờ cũng gắn với cả khu vực bị ùn tắc, nên khi giải quyết ùn tắc tại một điểm sẽ không làm ảnh hưởng tới các đường, nút giao thông khác. Tất cả các thông tin về tình hình giao thông được cập nhật liên tục và định kỳ cung cấp (5 phút/lần ở đường cao tốc, 2,5 phút/lần ở đường lộ thường) trên sóng radio, các bảng điện tử đặt trên đường. Điều này giúp các lái xe tránh đi vào các đường, nút ùn tắc giúp cho việc giải quyết ùn tắc được nhanh hơn.

Trẻ em phải học Luật Giao thông mới được cấp chứng chỉ đi xe đạp

Đi đến đâu, dù thành thị hay nông thôn, người Nhật đều có ý thức chấp hành Luật giao thông rất tốt. Trên đường, dù 2 làn xe đi thẳng đang ùn lại dài hàng km, trong khi đó làn cho xe rẽ trái, hoặc rẽ phải dù vắng tanh nhưng cũng không có bất

kỳ phương tiện nào chen lên mà rất tuần tự cả hàng xe dài nối đuôi nhau chờ qua nút. Khi đi bộ qua các ngã 3, ngã tư không có đèn chỉ huy giao thông, khi có người đi bộ định sang đường, thì tất cả các xe cơ giới đều nghiêm túc dừng lại cho người đi bộ đi qua rồi mới đi tiếp. Vào những năm 60 giao thông Nhật cũng giống như Hà Nội bây giờ, đi lại lộn xộn dẫn đến ùn tắc và tai nạn giao thông. Có những thời điểm mà tai nạn giao thông cũng như số người chết tăng cao, người Nhật đã gọi đây là "cuộc chiến tranh giao thông". Từ năm 1971, Nhật Bản đã ban hành luật về an toàn giao thông. Trong đó, có giao trách nhiệm cụ thể cho các cấp ngành, chính quyền tỉnh, thành phố và huyện, xã phải chịu trách nhiệm về tình hình an toàn giao thông ở địa bàn mình. Các địa phương bắt buộc phải tự xây dựng kế hoạch bảo đảm an toàn giao thông cho từng năm. Trong đó, công tác giáo dục và duy trì thực thi pháp luật giao thông được chính quyền các cấp coi như một giải pháp cốt yếu. Tại thành phố Kyoto, chính quyền đã mời đại diện hơn 120 tổ chức hội, đoàn thể cùng bàn bạc và tham gia vào các hoạt động tuyên truyền thông qua hệ thống của các tổ chức này. Thành phố cũng trích một lượng kinh phí thỏa đáng từ ngân sách để in các tờ bướm, tài liệu về Luật Giao thông.

Bên cạnh đó, ở Nhật, việc tuyên truyền an toàn giao thông trong các nhà trường cũng được coi trọng đặc biệt, do đó mà bây giờ thế hệ tương lai của Nhật đã nắm rất vững, chấp hành tốt Luật Giao thông. Có thời điểm mà các vụ tai nạn giao thông liên quan đến trẻ em đột ngột tăng cao và qua tìm hiểu của các chuyên gia cho thấy, số học sinh tiểu học rất hay bị tai nạn vì đi xe đạp ra đường. Do đó, từ năm 2006, thành phố Kyoto đã tổ chức cho tất cả các học sinh từ 6 - 12 tuổi bắt buộc phải qua một khóa học về an toàn giao thông rồi mới cấp cho các em chứng chỉ đi xe đạp.

Xử phạt nặng những ai vi phạm Luật Giao thông

Một trong những đặc tính của người Nhật là rất chỉn chủ, ngại va chạm. Trong khi đó, Luật Giao thông ở Nhật lại xử phạt rất nặng đối với những ai vi phạm, do đó, việc chấp hành Luật Giao thông của họ rất nghiêm túc. Nguyên tắc xử phạt vi phạm Luật giao thông được quy định rõ thông qua 3 loại phiếu phạt.

Trong đó vi phạm với lỗi nặng nhất như uống rượu, bia quá nồng độ cho phép, chạy quá tốc độ nhiều lần sẽ bị phạt bằng loại phiếu phạt màu đỏ. Theo đó, ngoài việc phải nộp phạt 70.000 - 80.000 yên (tương đương 10- 11 triệu đồng Việt Nam) và bị trừ 6 - 13 điểm trên bằng lái. Phiếu phạt màu xanh dành cho các vi phạm nhẹ hơn, với số điểm bị trừ 1 - 3 điểm kèm khoản tiền phạt từ 12.000 - 18.000 yên. Phiếu phạt màu trắng là nhẹ nhất, không bị phạt tiền, chỉ bị trừ 1 điểm ở bằng lái. Khi người vi phạm bị trừ tới 6 điểm, thì sẽ bị treo bằng trong 1 tháng. Còn khi bị trừ tới 15 điểm, thì bằng lái sẽ bị tịch thu. Người bị tịch thu bằng lái xe phải chờ sau 5 năm mới được đi học để thi cấp bằng lại. Đi đôi với việc giáo dục cho người lái xe để lái xe an toàn không gây tai nạn thì việc xử lý tình trạng đỗ xe bừa bãi gây ùn tắc giao thông cũng được kiểm tra khắt khe và xử phạt nặng. Ngày 1/6/2006, Quốc hội Nhật Bản đã sửa đổi đạo luật về giao thông, trong đó có điều khoản về điểm đỗ ôtô. Theo đó, tất cả các tỉnh, thành phố đều phải có quy hoạch về bãi đỗ xe bảo đảm yêu cầu quy định. Luật cũng quy định, khi mua ôtô phải đăng ký có bãi đỗ xe trong phạm vi dưới 2km. Đối với các công trình xây dựng cao tầng trong nội thành, thì việc có bãi đỗ xe là một yêu cầu bắt buộc để xem xét cấp phép xây dựng. Mức phạt cho các trường hợp đỗ xe sai nơi quy định từ 5.000 đến 10.000 yên (tương đương khoảng 700.000-1,4 triệu đồng Việt Nam).

III.2. Malaysia với hệ thống tàu điện trên cao

Malaysia có diện tích tương đương Việt Nam với dân số chỉ khoảng 26 triệu người.

Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur lớn và hiện đại nhất châu Á, diện tích gấp 5 lần sân bay Tân Sơn Nhất, trong khuôn viên được trồng rất nhiều cây xanh tạo cảnh quan đẹp mắt. Nhà ga sân bay có hệ thống tàu điện ngầm không người lái, lập trình chạy tự động 10 phút/chuyến đưa đón khách và nhân viên nhà ga, phi công đi lại. Hệ thống giao thông ở Malaysia rất thuận tiện với các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, liên bang và tỉnh, hiện đại vào bậc nhất nhì Đông Nam Á hiện nay.

Ấn tượng đầu tiên về hệ thống giao thông của đất nước này đối với du khách là con đường cao tốc từ sân bay Kuala Lumpur về trung tâm thủ đô. Quãng

đường dài mấy chục kilômét rộng thênh thang mỗi hướng đi có tới bốn làn xe, dọc hai bên đường trải dài xanh ngút một màu của những cây cọ dầu. Suốt lộ trình, xe chỉ phải dừng lại vài lần ở trạm soát vé tự động, các giao lộ đều là nút giao lập thể với cầu vượt hoặc hầm, vì thế không có chuyện có dòng xe chạy cắt ngang khiến lái xe luôn phải căng mắt phòng tránh “chướng ngại” bất thình lình như ở Việt Nam.

Không chỉ riêng con đường này, tất cả các trạm soát vé trên quốc lộ của Malaysia đều là trạm tự động. Người ta dùng thẻ từ gắn vào đầu xe, khi xe chạy qua trạm, máy chiếu vào thẻ và barie sẽ lập tức tự động. Nếu không dùng thẻ thì lái xe có thể trữ sẵn tiền xu để mua vé qua máy. Thông thường, các tuyến quốc lộ của Malaysia có từ 6 đến 8 làn xe, nhưng tại những điểm soát vé số làn xe được bố trí nhiều hơn vì thế không bao giờ xảy ra ùn tắc cục bộ. Từ trung tâm thủ đô đến sân bay và ngược lại, nếu du khách đi taxi sẽ phải trả 80 RM/lượt, hoặc có thể còn có sự lựa chọn khác cũng thuận tiện mà lại rẻ đó là đi tàu điện, mỗi lượt chỉ tốn 4,5 RM.

Malaysia có lượng dầu cọ xuất khẩu lớn nhất thế giới. Cây cọ hợp với thổ nhưỡng đất đồi của Malaysia, phần diện tích đất trồng cọ chiếm khoảng bốn triệu ha, bằng 15% diện tích Malaysia. Người ta tận dụng mọi khoảnh đất trống, đất hoang, đất ven quốc lộ để trồng cọ, vì vậy dọc các con đường cao tốc mới có hình ảnh quen thuộc là màu xanh ngút mắt của những rừng cọ dầu. Malaysia đặc biệt chú trọng phát triển các loại cây xanh nói chung. Nhà nước luôn khuyến khích người dân trồng, bảo vệ và chăm sóc cây xanh. Việc quản lý cây xanh cũng được thực hiện rất nghiêm ngặt. Những hành vi chặt phá hay hủy hoại cây xanh trái phép đều bị xử phạt rất nặng. Có thể nói Malaysia là đất nước của cây xanh, nếu nhìn tổng thể từ trên cao xuống, sẽ thấy cả đất nước Malaysia là một dải xanh thẫm.

“Quốc hoa” của Malaysia, cũng là biểu tượng của đất nước, là hoa dâm bụt. Bông hoa giản dị ấy được người Malaysia giới thiệu với du khách bằng thái độ tôn trọng, tự hào.

Ở Malaysia, người dân khá lịch thiệp, gây được ấn tượng tốt cho khách nước ngoài, điều đó thể hiện ngay cả qua văn hóa xếp hàng. Đi đâu, làm gì thậm chí chỉ là đi taxi thôi họ cũng xếp hàng lần lượt rất tự nguyện, xe cộ chạy trên đường phố cũng nề nếp, ít có cảnh giành đường, lấn vượt dù không có bóng dáng cảnh sát giao thông.

Những điểm du lịch thường thu hút du khách tham quan khi đến Malaysia là Tháp truyền hình Kuala Lumpur, Tòa tháp đôi Petronas, động Batu ghi đậm dấu ấn tôn giáo truyền thống của đạo Hinđu, thành phố Malacca cổ kính yên bình, nơi còn lưu giữ được những bức tường loang lổ của pháo đài cổ xây dựng từ thế kỷ thứ 17, cao nguyên Genting... Genting được mệnh danh là thành phố giải trí, nơi nghỉ mát tuyệt vời dành cho tầng lớp giàu có, có sòng bạc lớn thứ 3 thế giới. Nhiều tỷ phú, đại gia từ các nước tìm về đây đọ vận may với những cỗ máy xay tiền lạnh lùng. Lượng tiền chảy qua những chiếc máy đánh bạc hàng năm lên tới nhiều tỷ USD. Tất nhiên không phải du khách nào đến Genting đều có thể là khách của sòng bạc. Với nhiều người, có lẽ chỉ cần được ghé qua Genting, đắm mình trong bầu không khí trong lành, nhìn ngắm những sa hoa vật chất để tạm quên cuộc sống thường nhật cùng bao lo toan trong giây lát, cũng đã coi như là một sự tưởng thưởng xứng đáng rồi.

Tất cả những thành tựu về kinh tế, giao thông, môi trường... Malaysia đạt được như ngày hôm nay là kết quả của một chính sách phát triển thống nhất, là sự nỗ lực, đồng thuận của cả chính phủ và người dân trong 50 năm qua. Vấn đề tai nạn giao thông đường bộ một thời gian từng “nóng” với 60% số tai nạn tử vong là do xe môtô gây ra, tuy nhiên đến nay tỷ lệ này đã lùi khá xa. Malaysia có hơn 16 triệu phương tiện giao thông đăng ký lưu hành trong khi dân số là 26 triệu người. Tỷ lệ phương tiện theo đầu người như vậy là khá cao.

Theo thống kê của Bộ Giao thông Malaysia, thời điểm năm 1996 tỷ lệ tử vong do tai nạn đường bộ của Malaysia là 8,4 người/10.000 phương tiện. Nhận thức rất rõ ảnh hưởng của tai nạn giao thông đối với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, trong suốt 10 năm trở lại đây, Malaysia đã tích cực thực hiện các chương trình

can thiệp nhằm làm giảm thiệt hại về người do tai nạn giao thông đường bộ. Kết quả, đến nay tỷ lệ tử vong đã giảm hơn một nửa, còn 3,97 người/10.000 phương tiện. Những biện pháp chính Malaysia đã áp dụng cũng chỉ xoay quanh việc tổ chức các chiến dịch truyền thông, các chương trình về kỹ thuật và cưỡng chế an

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chống ùn tắc giao thông tại hà nội (Trang 28 - 37)