Phạm vi biến động LS huy động qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình chênh lệch thời lượng (duration gap) trong quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39 - 41)

Kỳ hạn 3 tháng Kỳ hạn 6 tháng Kỳ hạn 12 tháng 2008 9,2 – 17.8% 9,3 – 18% 9,5 – 18,6% 2009 7,59 – 9% 7,75 – 9,5% 8,04% - 9,85% 2010 11 – 11,7% 11,2 – 11,8% 11,5 – 11,9% 2011 14% 14% 13,5 – 14% 2012 8% 8% 8% 2013 5,5 – 7% 6,5 – 7,5% 8 – 9% 2014 4.9 – 5.5% 5,3% - 5,5% 6 – 6,1% Q1/2015 4,5 – 5% 5 – 5,3% 5,3 – 5,5%

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ website NHNN (www.sbv.org.vn))

Tuy nhiên việc hạ trần LS huy động liên tục của NHNN bên cạnh việc gây khó khăn cho các NHTM trong khâu huy động vốn do khó thu hút tiền gửi (đặc biệt là đối với nhóm các NH có tính thanh khoản kém) còn gây ra RRLS cho các

NHTM, vì biến động LS theo chiều hướng giảm đã dẫn đến nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng của các NH.

3.2.2. Tác động đến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại

Trong năm 2008, LS cho vay khá cao khoảng từ 18.5%-19%, đặc biệt từ sau giữa năm 2008, khi NNHH điều hành LS cơ bản từ 12% lên 14%, LS cho vay đạt mức cao nhất tới 21%/năm. Tuy nhiên, điều đáng nói là ngoài LS ghi trong hợp đồng, các NH cịn áp một số loại phí như phí thu xếp vốn, phí quản lý tín dụng, phí tư vấn, phí hồ sơ vay vốn, phí thẩm định… với các mức từ 0,5% - 4,5% đã làm tăng đáng kể chi phí vay vốn thực tế của khách hàng vay. Sang giai đoạn từ 2009-2011, cùng với cơ chế LS thỏa thuận cho các khoản vay tiêu dùng và cơ chế cho vay không vượt quá 150% LS cơ bản đối với doanh nghiệp, LS cho vay dần đi vào ổn định và có xu hướng giảm dần, bình qn giảm từ 1%-2%/năm. LS cho vay ngắn hạn giai đoạn này từ 14%-17%/năm, cho vay trung và dài hạn từ 16%-18%/năm. Kể từ năm 2012, tác động từ việc NHNN liên tục giảm trần LS huy động (từ 14%-13%- 12%-11%-9%-8%/năm), các NHTM cũng điều chỉnh giảm LS cho vay tương ứng. Đồng thời, với quy định về mức trần LS cho vay áp dụng đối với 4 lĩnh vực ưu tiên gồm: các khoản vay nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phương án, dự án sản xuất – kinh doanh hàng xuất khẩu; phục vụ sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Mức trần LS cho vay ngắn hạn đã giảm dần từ 15%-14%-13%- 12%/năm đến cuối năm 2012. Tình hình tương tự diễn biến trong năm 2013, khi NHNN tiếp tục giảm dần LS cho vay ngắn hạn tối đa đối những lĩnh vực ưu tiên từ 11%-9%/năm. Tiếp sau đó là từ năm 2014 đến nay, mức LS cho vay ngắn hạn tối đa đối những lĩnh vực ưu tiên đã giảm còn 7%/năm. [8]

LS cho vay giảm là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế trong việc hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc phải cho vay với LS thấp đã khiến các NHTM phải đối mặt với áp lực giảm lợi nhuận, cũng như gia tăng rủi ro LS trong cho vay khi LS cho vay được thả nổi theo thị trường. Mặc dù vậy, điều đáng mừng là tỷ lệ

vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của các NHTM đã có những biến chuyển tích cực. Mặc dù tỷ lệ này được quy định không vượt quá 40% đối với NHTM, nhưng các NHTM điều không tiệm cận mức này, chỉ dao động trong khoảng 20%. Tỷ lệ này càng thấp, các NHTM càng ngừa được rủi ro biến động LS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình chênh lệch thời lượng (duration gap) trong quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)