Phạm vi biến động LS cho vay qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình chênh lệch thời lượng (duration gap) trong quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 41 - 51)

Cho vay ngắn hạn Cho vay trung, dài hạn

2008 15,8 – 19% 16,5 – 21% 2009 8 – 11,5% 9 – 12% 2010 13 – 14% 13,5 – 16% 2011 17 – 21% 22 – 25% 2012 8 – 12% 12 – 19,5% 2013 8 – 11,5% 11,5 – 13% 2014 7 – 10% 11 – 12,5% Q1/2015 7 – 10% 11 – 12,5%

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ website NHNN (www.sbv.org.vn))

3.3. Thực trạng công tác quản trị rủi ro lãi suất đang thực hiện tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Trước tình hình biến động LS như trên, các NHTM Việt Nam đã có sự quan tâm đến cơng tác quản trị rủi ro và thực hiện tốt ở các mặt sau:

(i) Tuân thủ chặt chẽ những quy định về LS huy động, LS cho vay theo

quy định của NHNN. Mặt khác, các NH luôn chú trọng điều chỉnh LS đầu vào, đầu ra một cách hợp lý theo sự biến động của thị trường. Song song đó, các NH cũng thực hiện cơ chế LS linh hoạt, kết hợp với các kỳ hạn đa dạng như các kỳ hạn ngắn dưới 1 tháng, 2 tháng… (ii) Các NH đều thành lập Ủy ban chuyên trách về quản trị rủi ro cho toàn

hệ thống. Chức năng hoạt động của Ủy ban quản lý rủi ro giúp cho Hội đồng quản trị và Ban điều hành cân nhắc rủi ro trước khi đưa ra những quyết định mang tính chiến lược, đồng thời đưa ra những chiến lực, kế hoạch cụ thể để ứng phó với RRLS. Quy trình quản trị RRLS

đã được NH thực hiện đồng bộ với các quy trình quản trị rủi ro khác: quản trị rủi ro tín dụng, quản trị RRLS, quản trị rủi ro thanh khoản, quản trị rủi ro tỷ giá, quản trị rủi ro tác nghiệp.

(iii) Trong những năm qua, các NH đã không ngừng đầu tư trang thiết bị, các phần mềm tin học hiện đại, chuyên nghiệp phục vụ cho phòng Quản lý - Nguồn vốn, phòng Quản lý rủi ro – nơi quản lý rủi ro LS của các NH – cũng như các đơn vị hỗ trợ khác như Trung tâm điện tốn, phịng Kinh doanh đầu tư, phịng Quản lý & Khai thác tài sản… (iv) Công tác quản trị tài sản Có - Nợ (ALM) của các NH khơng ngừng

được chú trọng. Đó là việc quản lý tồn bộ bảng cân đối kế tốn của NHTM như một hệ thống năng động của các bộ phận tài sản và nguồn vốn và các giao dịch NH. Kết quả là đa phần các NH luôn duy trì cho mình một cơ cấu hợp lý giữa Tài sản nhạy lãi và Nợ nhạy lãi. Hiện nay, việc hạch toán, quản lý rủi ro LS được thực hiện theo biểu mẫu báo cáo do NHNN Việt Nam ban hành cùng với Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN.

(v) Những chuẩn mực quốc tế ngày càng được nhiều NH nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong hoạt động của mình nhằm quản lý tốt nhất RRLS có thể xảy ra, đáp ứng tốt những yêu cầu của q trình hội nhập thị trường tài chính quốc tế.

(vi) Các NH đều thực hiện tốt đa dạng hóa các sản phẩm cho vay, huy động, các dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Trong đó, việc gia tăng tỷ trọng nguồn thu từ các dịch vụ NH được chú trọng để giảm thiểu tác động của RRLS tới hoạt động kinh doanh của NH.

Tuy nhiên, cơng tác quản trị RRLS nói riêng cũng như hệ thống quản trị rủi ro nói chung của các NHTM Việt Nam mới chỉ được hình thành trong thời gian gần đây. Vì thế đã phát sinh nhiều hạn chế, trong đó đặc biệt là:

(i) Nhận thức về RRLS của NH mới chỉ dừng lại ở việc nhận biết có rủi ro khi LS thị trường thay đổi mà chưa thể đo lường, đánh giá cụ thể mức độ rủi ro cũng như hướng biến động của LS có thể gây thiệt hại cho NH. Biện pháp đo lường rủi ro LS mà NH đang áp dụng thuộc về nội dung của mơ hình Tái định giá, vốn vẫn còn nhiều hạn chế như đã phân tích ở Chương 2.

(ii) Về phịng ngừa RRLS, NH chưa có những biện pháp tích cực để duy

trì sự cân xứng về kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn, cũng như xác định một danh mục Tài sản – Nợ hợp lý để tối thiểu hóa RRLS.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 phân tích về thực trạng quản trị RRLS của các NHTM trước tình hình biến động của LS trên thị trường thời gian qua cũng như sự tác động của các chính sách LS đến hoạt động của các NHTM. Hơn thế nữa, từ những hạn chế đã nêu trong công tác quản trị RRLS hiện nay, đề tài sẽ tiến hành thực hiện ứng dụng cụ thể mơ hình Chênh lệch thời lượng trong đo lường và phòng ngừa RRLS tại các NHTM Việt Nam.

CHƯƠNG 4:

ỨNG DỤNG MƠ HÌNH CHÊNH LỆCH THỜI LƯỢNG TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

4.1. Ứng dụng mơ hình Chênh lệch thời lượng để đo lường và phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Như đã trình bày ở Chương 2 và Chương 3, việc ứng dụng các mơ hình Kỳ hạn đến hạn trung bình và Định giá lại khơng thể đánh giá tồn diện tác động rủi ro LS đến các NHTM. Do đó, qua phần này, chúng ta sẽ có cái nhìn rõ hơn về việc mơ hình Chênh lệch thời lượng được sử dụng như thế nào để quản trị RRLS tại các NHTM Việt Nam.

4.1.1. Đo lường rủi ro lãi suất theo mơ hình Chênh lệch thời lượng

4.1.1.1. Quy trình xây dựng và cách thức đo lường rủi ro lãi suất theo mơ hình nghiên cứu

Bài nghiên cứu sẽ sử dụng phần mềm tính tốn Excel để xử lý số liệu và đo lường RRLS. Như đã phân tích trong Chương 1, thời lượng trung bình cho chúng ta biết độ nhạy cảm của LS với giá trị thị trường của Tài sản, Nợ và VCSH.

Trước khi áp dụng mơ hình, các giả định sau được đặt ra:

Các phân tích cho rằng sẽ khơng có chi phí trả trước, hoặc rút tiền sớm. Tất cả các chứng khoán thực hiện thanh toán lãi hàng năm bằng với lãi kép hàng năm.

Thời lượng của Tiền mặt là bằng 0 bởi vì tiền khơng thay đổi giá trị trong khi LS thay đổi.

Tại thời điểm ban đầu, đối với từng danh mục trong bảng cân đối, các LS danh nghĩa là tương đương với LS thị trường.

Mức thay đổi LS thị trường được giả sử là nằm trong khoảng từ -5% đến +5%, tức là khi LS thị trường giảm từ -1% đến -5% hoặc tăng từ +1% đến +5% thì vốn tự có của NH thay đổi như thế nào.

Để áp dụng mơ hình Chênh lệch thời lượng trong việc đo lường RRLS, ta cần thực hiện các bước sau:

Trước hết, ta cần tính thời lượng của từng khoản mục Tài sản, khoản mục Nợ (dựa theo công thức Maculay, đã trình bày tại Chương 1).

Tiếp đến xác định thời lượng của toàn danh mục Tài sản (DA), danh mục Nợ (DL); tạo điều kiện cho việc đánh giá sự thay đổi giá trị ròng của NH trước biến động LS.Trong danh mục Tài sản, danh mục Nợ; những khoản mục khơng chịu lãi hoặc có dịng tiền khơng cố định trong tương lai sẽ được bỏ qua khi tính thời lượng. Bản chất các phép đo Duration được áp dụng cho các tài sản tài chính có dịng tiền cố định (biết trước) trong tương lai. Vì thế, việc bỏ qua những khoản mục này khơng làm giảm đi tính chính xác của mơ hình. Mặt khác, các khoản mục còn lại trong danh mục Tài sản, danh mục Nợ tương xứng với nhau về đặc điểm nên khi áp dụng mơ hình Thời lượng sẽ phản ánh trung thực về rủi ro LS của NH. Những khoản mục sẽ được bỏ qua đó là:

+ Tài sản: Tiền mặt, vàng bạc, đá quý (không chịu lãi); Chứng khoán kinh doanh (gồm chứng khoán nợ, chứng khoán vốn hoặc chứng khoán khác); Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán (không thuộc loại chứng khoán mua vào bán ra thường xuyên nhưng có thể bán bất cứ lúc nào xét thấy có lợi); Góp vốn, đầu tư dài hạn (khơng có thời gian và thu nhập xác định); Tài sản cố định, Tài sản khác (không chịu lãi).

+ Nợ: Tiền gửi không kỳ hạn; Các khoản Nợ khác (khơng chịu lãi).

Tỷ lệ chiết khấu để tính thời lượng của danh mục Tài sản và Nợ là tỷ lệ thu nhập khi đáo hạn (YTM) của mỗi cơng cụ tài chính. Để tạo thuận lợi trong

q trình tính tốn, chúng ta giả định YTM bằng chính LS danh nghĩa của tài sản đó. Trên thực tế, NH có thể chọn YTM theo cách tính ước tính riêng của mình.

Cuối cùng, dựa trên thời lượng trung bình của tồn danh mục, chúng ta tính được chênh lệch thời lượng (DGAP) của toàn bộ Tài sản và Nợ của NH theo công thức 2.12.

4.1.1.2. Chọn mẫu

Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ nguồn dữ liệu có sẵn của các NHTM, chủ yếu là các báo cáo tài chính được cơng bố. Mẫu được chọn sẽ gồm 15 NH và phân loại theo 3 nhóm dựa trên mức vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2014. Vì quy mơ hoạt động của NH (thể hiện bằng mức vốn điều lệ) ảnh hưởng đến quy mô tổng tài sản của NH và có ảnh hưởng trực tiếp đến độ lớn của khe hở nhạy cảm LS. Việc phân loại dựa trên vốn điều lệ sẽ giúp cho việc phân tích rủi ro LS của các NH trở nên chi tiết hơn.

Nhóm 1 gồm các NH có vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng:

Tên đầy đủ

Vốn điều lệ 31/12/2014 (tỷ đồng)

Tên viết tắt được sử dụng trong bài nghiên cứu

NH TMCP Quốc tế Việt Nam 4.250 VIB

NH TMCP An Bình 4.798 AB Bank

NH TMCP Xăng dầu Petrolimex 3.000 PG Bank

NH TMCP Kiên Long 3.000 Kien Long Bank

Nhóm 2 gồm các NH có vốn điều lệ từ 5.000 tỷ đến dưới 10.000 tỷ đồng.

Tên đầy đủ

Vốn điều lệ 31/12/2014 (tỷ đồng)

Tên viết tắt được sử dụng trong bài nghiên cứu

NH TMCP Á Châu 9.377 ACB

NH TMCP Kỹ thương Việt Nam 8.878 Techcombank

NH TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 6.347 VP Bank NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội 8.866 SHB Nhóm 3 gồm các NH có vốn điều lệ từ 10.000 tỷ đồng trở lên. Tên đầy đủ Vốn điều lệ 31/12/2014 (tỷ đồng

Tên viết tắt được sử dụng trong bài nghiên cứu

NH TMCP Công thương Việt Nam 37.234 Vietinbank

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

28.112 BIDV

NH TMCP Ngoại thương Việt Nam

26.650 Vietcombank

NH TMCP Sài Gịn Thương Tín 12.425 Sacombank

NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

12.355 Eximbank

NH TMCP Quân đội 11.594 MB Bank

Giới thiệu sơ lược về các NHTM được chọn:

Tên NH Thông tin sơ lược

VIB - Được thành lập ngày 18/09/1996.

- Kết quả hoạt động năm 2014: Doanh thu thuần đạt 3.470 tỷ, tăng 38% so với năm 2013. Tăng trưởng tín dụng đạt 43.704 tỉ, tăng 15% so với năm 2013. Lợi nhuận trước thuế 648 tỷ.

- Đến ngày 15/06/2015, sau 19 năm hoạt động, VIB đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 80.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 4.250 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt gần 8.200 tỷ đồng. VIB hiện có gần 4.000 cán bộ nhân viên phục vụ khách hàng tại gần 160 chi nhánh và phòng giao dịch tại trên 27 tỉnh/thành trong cả nước.

AB Bank - Được thành lập vào ngày 13/05/1993.

- Mạng lưới hoạt động trên 146 điểm giao dịch, phục vụ hơn 450.000 khách hàng cá nhân và gần 18.500 khách hàng doanh nghiệp tại 29 tỉnh thành trên toàn quốc.

- Tính đến hết tháng 12/2014, tổng tài sản đạt 67.465 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2013. Huy động vốn đạt 60.911 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2013. Cho vay đạt 42.633 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2013. Lợi nhuận trước thuế cả năm 2014 đạt trên 151 tỷ đồng.

PG Bank - Được thành lập ngày 13/11/1993.

- PG Bank có tổng số 81 chi nhánh và phịng giao dịch tại các tỉnh và thành phố lớn trên tồn quốc với gần 1.500 nhân viên.

- Tính đến 31/12/2014, tổng vốn huy động đạt 22.050 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2013. Dư nợ đạt 14.579 tỷ đồng, tăng 5% so với năm trước. Tổng tài sản tính đạt 25.779 tỷ đồng tăng 8% so với năm 2013. Lợi nhuận trước thuế năm 2014 đạt 168 tỷ.

Kien Long Bank

- Được thành lập ngày 18/09/1965.

- Hiện có 103 điểm giao dịch, trong đó gồm 27 chi nhánh và 76 phịng giao dịch, có mặt tại 26 tỉnh, thành.

- Tính đến 31/12/2014, tổng tài sản đạt 23.104 tỷ đồng (tăng 8% so với năm 2013); vốn huy động đạt 16.571 tỷ đồng (tăng 25% so với năm 2013); dư nợ đạt 13.526 tỷ đồng (tăng 12% so với năm 2013); lợi nhuận trước thuế đạt 233,71 tỷ đồng.

ACB - Được thành lập 19/05/1993.

- ACB có 346 chi nhánh và phòng giao dịch đang hoạt động tại 47 tỉnh thành trong cả nước với tổng số nhân viên 9.296 người.

- Năm 2014, ACB có kết quả kinh doanh khả quan với tổng tài sản ở mức 176.610 tỷ đồng; tổng quy mô huy động tiền gửi khách hàng đạt 154.614 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đạt 116.324 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế 1.215 tỷ đồng tăng 17% so với 2013.

Techcombank - Được thành lập vào ngày 27/9/1993.

- Hiện có 315 chi nhánh với hơn 7.000 nhân viên và hơn 3,3 triệu khách hàng các nhân và 45.368 khách hàng doanh nghiệp.

- Tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2014 tăng 11%, đạt 175.915 tỷ đồng. Dư nợ cho đạt 80.308 tỷ đồng, tăng 14% so với cuối năm 2013. Huy động vốn tăng 10% và đạt 131.438 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế năm 2014 đạt 1.417 tỷ đồng, tăng 61% so với năm 2013.

HD Bank - Được thành lập vào ngày 04/01/1990.

- Hiện có hơn 220 điểm giao dịch ngân hàng với đội ngũ nhân viên hơn 6.000 người.

- Tính đến 31/12/2014, tổng tài sản đạt 100.000 tỷ đồng, tăng 15% so với 2013. Huy động vốn đạt hơn 88.600 tỷ với mức tăng 16%; dư nợ cho vay đạt hơn 54.000 tỷ đồng, tăng 10% so với cuối năm 2013. Lợi nhuận trước thuế đạt 700 tỷ đồng.

viên.

- Tính đến 31/12/2014, tổng tài sản đạt 163.241 tỷ đồng, tăng 35% so với cuối năm 2013. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.609 tỷ đồng tăng 19% so với năm 2013.

SHB - Được thành lập ngày 13/11/1993.

- Hiện có hơn 2 triệu khách hàng tổ chức và cá nhân, trên 5.000 cán bộ nhân viên toàn hệ thống, mạng lưới kinh doanh rộng lớn với gần 400 chi nhánh và phòng giao dịch trải dài trên cả nước và 03 chi nhánh tại Lào, Campuchia.

- Tính đến 31/12/2014 tổng tài sản đạt 169.300 tỷ đồng tăng 18% so với cnăm 2013. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.022 tỷ đồng.

Vietinbank - Được thành lập năm 1988.

- Hiện có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 151 chi nhánh và trên 1000 phòng giao dịch/ quỹ tiết kiệm.

- Tính đến 31/12/2014, tổng tài sản đạt 660.000 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2013. Dư nợ cho vay đạt 440.000 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2013. Nguồn vốn huy động là 596.000 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với năm 2013. Lợi nhuận trước thuế 7.300 tỷ đồng.

BIDV - Được thành lập ngày 26/4/1957.

- Mạng lưới hoạt động gồm 180 chi nhánh, 798 phòng giao dịch, 1.822 máy ATM, 15.962 điểm giao dịch POS tại 63 tỉnh/thành phố trên tồn quốc.

- Tính đến 31/12/2014, tổng tài sản đạt 655.000 tỷ đồng, tăng trưởng 18%. Dư nợ tín dụng đạt 460.000 tỷ đồng, tăng trưởng 19%. Huy động vốn đạt 502.000 tỷ đồng, tăng trưởng 20%. Lợi nhuận trước thuế đạt trên 6.065 tỷ, tăng trưởng 20% so với năm 2013.

Vietcombank - Được thành lập ngày 30/10/1962.

- Hiện có hơn 14.000 cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngồi nước. - Tính đến 31/12/2014, tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 323.332 tỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình chênh lệch thời lượng (duration gap) trong quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)