Phân tích tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến tăng trƣởng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại một số nước trong khu vực đông nam á (Trang 40)

5. Bố cục luận văn

2.2 Phân tích tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến tăng trƣởng kinh tế

2.2.1 Mơ hình nghiên cứu

Mơ hình nghiên cứu định lượng dựa trên cơ sở mơ hình nghiên cứu của Adams (2015), trong đó biến độc lập và biến phụ thuộc được lượng hóa theo nguyên tắc cơ bản là giữ nguyên bản chất của biến và cơng thức tính tốn. Mơ hình

nghiên cứu tác động của dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đến tăng trưởng kinh tế được ước lượng như sau:

Các biến trong mơ hình bao gồm:

 : Tăng trưởng kinh tế, được đo lường bởi tốc độ tăng GDP thực bình quân đầu người của quốc gia i trong năm t. Dữ liệu được lấy từ World Bank. GDP thực được tính bằng tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu trừ đi trợ cấp sản xuất. Bài nghiên cứu sử dụng GDP thực nhằm để đánh giá tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hóa và dịch vụ mới được tạo ra theo thời gian, không xem xét đến sự thay đổi của tốc độ tăng trưởng do biến động về giá cả hàng hóa, dịch vụ.

 : Độ trễ của tăng trưởng kinh tế, được đo lường bởi tốc độ tăng GDP thực bình quân đầu người của quốc gia i trong năm t-1. Do tính chất của dữ liệu thời gian, sử dụng GDP bình quân đầu người của năm trước để nắm bắt các ảnh hưởng của năm trước đến tốc độ tăng trưởng của năm sau (Yen Li Chee và Nair, 2010; Alfaro và cộng sự, 2004). Theo bài nghiên cứu của Adams (2015), kỳ vọng dấu của biến này là : NGƯỢC CHIỀU (-).

fdi: Dịng vốn fdi vào rịng, tính theo tỷ lệ phần trăm trên GDP. Theo báo cáo

trong “International Financial Statistics” của Quỹ Tiền tệ quốc tế (2000), dòng vốn FDI vào ròng là dòng vốn đầu tư dài hạn của các cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài, trực tiếp tham gia quản lý điều hành hoạt động (nắm giữ 10% hoặc nhiều hơn quyền biểu quyết) của một cơng ty ở một quốc gia khác. Nó

𝒚𝒊𝒕 = 𝜽𝟏 + 𝜽𝟐𝒚𝒊𝒕 −𝟏 + 𝜽𝟑𝒇𝒅𝒊𝒊𝒕 + 𝜽𝟒𝒓𝒆𝒈𝒊𝒕 + 𝜽𝟓𝑾𝒊𝒕 + 𝝁𝒊 + 𝜺𝒊𝒕 … … … … … (𝟏)

𝒚𝒊𝒕 = 𝜷𝟏 + 𝜷𝟐𝒚𝒊𝒕 −𝟏 + 𝜷𝟑𝒇𝒅𝒊𝒊𝒕 + 𝜷𝟒𝒓𝒆𝒈𝒊𝒕 + 𝜷𝟓𝒇𝒅𝒊 ∗ 𝒓𝒆𝒈𝒊𝒕 + 𝜷𝟔𝑾𝒊𝒕 + 𝝁𝒊 + 𝒆𝒊𝒕… … … … … … … … … … … … … … … … … … … (𝟐)

khoản nợ nội bộ trên cán cân thanh toán. Dịng vốn FDI vào rịng có thể âm hoặc dương. Âm có thể là do nhà đầu tư nước ngoài rút vốn hoặc phải thanh toán các khoản nợ vay nội bộ tăng đột biến. Mơ hình này tập trung vào các dịng vốn nước ngồi thực vào nền kinh tế, do đó sẽ sử dụng FDI vào rịng (% của GDP) để phân tích. Kỳ vọng dấu của biến này là: CÙNG CHIỀU (+).  reg: Các điều luật, các quy định của toàn bộ thị trường, đại diện cho mức độ tự

do của nền kinh tế, để đo lường mức độ phát triển về pháp luật, sự can thiệp của Chính Phủ, sự hiệu quả về các quy định và mức độ mở cửa thị trường. Bài nghiên cứu sử dụng ba chỉ số để đo lường mức độ tự do của nền kinh tế là; quy định thị trường lao động (lmreg), quy định thị trường tín dụng (cmreg), quy định kinh doanh (breg). Các yếu tố được xếp hạng từ 0 đến 10 (trong đó 10 là xếp hạng cao nhất, 0 là xếp hạng thấp nhất). Yếu tố được đánh giá càng cao nghĩa là mức độ tự do của nền kinh tế càng cao. Sau khi đánh giá, các yếu tố được lấy trung bình để xác định xếp hạng của ba chỉ số chính. Tiếp tục lấy trung bình của ba chỉ số chính; quy định thị trường lao động, quy định thị trường tín dụng và quy định kinh doanh ta được xếp hạng của biến reg – đại điện cho các điều luật, quy định chung của thị trường (Fraser Institute, 2013). Ngày nay nhà nước là yếu tố vật chất thực sự cho q trình tăng trưởng, và mọi quốc gia khơng thể coi nhẹ vấn đề này. Nhà nước và khuôn khổ pháp lý không chỉ là yếu tố đầu vào mà còn là yếu tố của cả đầu ra trong quá trình sản xuất. Rõ ràng cơ chế chính sách có thể có sức mạnh kinh tế thực sự, bởi chính sách đúng có thể sinh ra vốn, tạo thêm nguồn lực cho tăng trưởng. Ngược lại, nhà nước đưa ra các quyết sách sai, điều hành kém, cơ chế chính sách không hợp lý sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế, kìm hãm tăng trưởng cả về mặt số lượng và chất lượng. Stiglitz (2000) cho rằng thị trường hiệu quả chỉ có được dưới các điều kiện nhất định. Do đó trong nhiều trường hợp, một sự phân bổ hiệu quả các nguồn lực và kết quả đầu ra sẽ khó đạt được nếu khơng có sự can thiệp của chính phủ. Do đó kỳ vọng dấu của các biến luật và quy định thị trường là : CÙNG CHIỀU (+).

Quy định về thị trường lao động (lmreg): chỉ số này gồm sáu yếu tố nhỏ bao

gồm; quy định về tiền lương tối thiểu, quy định về tuyển dụng và sa thải, quy định về cơng đồn, quy định về giờ làm việc, quy định về chi phí sa thải nhân viên và một số biện pháp cưỡng chế. Nhiều loại quy định thị trường lao động vi phạm quyền tự do kinh tế của người lao động và sử dụng lao động. Trong số đó nổi bật là những quy định về mức lương tối thiểu, quy định buộc thơi việc, thiết lập mức lương trung bình…Để được điểm cao trong phần này, một đất nước phải cho phép các lực lượng thị trường có thể tự thỏa thuận với nhau và không dùng những biện pháp cưỡng chế.

Quy định về thị trường tín dụng (cmreg): bao gồm ba yếu tố đo lường các

mức độ sở hữu tư nhân của ngành ngân hàng, tín dụng được cung cấp cho khu vực tư nhân và mức độ kiểm soát lãi suất ảnh hưởng đến thị trường tín dụng. Các quốc gia có hệ thống ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân cung cấp tín dụng cho khu vực tư nhân và không áp đặt những biện pháp để kiểm soát lãi suất sẽ được đánh giá xếp hạng cao.

Quy định kinh doanh (breg): được thiết kế để xác định mức độ mà các quy

định và thủ tục quan liêu hạn chế gia nhập thị trường và giảm sự cạnh tranh. Để đạt điểm cao trong phần này, các quốc gia phải cho phép thị trường tự quyết định giá cả và hạn chế những biện pháp quản lý làm cản trở việc gia nhập thị trường và làm tăng chi phí sản xuất. Quy định kinh doanh được đo lường bằng sáu yếu tố: các yêu cầu về thủ thục hành chính; chi phí quan liêu; thành lập doanh nghiệp; những khoản chí phí ngồi, hối lộ, thiên vị; hạn chế cấp giấy phép kinh doanh; chi phí thuế.

W: là vector tổng hợp của các biến kiểm soát, bao gồm:

Đầu tư nội địa (gdi): được đo lường bằng tỷ lệ Tích lũy tài sản cố định gộp

trên GDP (%/GDP). Tích lũy tài sản cố định gộp bao gồm các khoản chi bổ sung vào tài sản cố định của nền kinh tế cộng với những thay đổi trong mức độ thuần của hàng tồn kho. Tài sản cố định bao gồm cải tạo đất (hàng rào,

xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt, và như thế, bao gồm cả trường học, văn phòng, bệnh viện, nhà ở dân cư tư nhân, và các tịa nhà thương mại và cơng nghiệp. Hàng tồn kho là hàng hóa trong kho của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng các biến động tạm thời hoặc đột xuất trong sản xuất, kinh doanh và sản xuất kinh doanh dở dang. Đầu tư nội địa là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh năng lực sản suất hiện tại và tương lai của nền kinh tế, là cơ sở cho tái sản xuất mở rộng, tăng trưởng kinh tế, là nguồn vốn nền tảng để xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Nếu một quốc gia có tích luỹ tài sản cố định càng cao tức là quốc gia này đang gia tăng đầu tư công nghệ, tài sản cố định và cơ sở hạ tầng. Điều này sẽ giúp gia tăng sản xuất, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo Yen Li Chee & Nair (2010); Sghaier & Albida (2013). Vốn đầu tư nội địa là tiền đề cơ bản trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Đây là một nguồn vốn quan trọng nên kỳ vọng dấu của biến gdi với tăng trưởng kinh tế là : CÙNG CHIỀU (+).

Lạm phát (inft): được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng hàng năm của tỷ lệ

giảm phát GDP, cho thấy tốc độ thay đổi giá cả trong nền kinh tế nói chung. Lạm phát thể hiện sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô của một nước. Các lý thuyết kinh tế cũng đã chỉ ra rằng lạm phát có thể tác động tiêu cực lẫn tích cực lên tăng trưởng kinh tế: Theo Mundell (1965) và Tobin (1965), có mối tương quan tỷ lệ thuận giữa lạm phát và tăng trưởng. Dựa trên lý thuyết của Keynes, một vài quan điểm kinh tế cho rằng lạm phát ở mức vừa phải sẽ thúc đẩy tăng trưởng (Mubarik, 2005). Trong khi đó, một số nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy, lạm phát có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế khi nó vượt qua một ngưỡng nhất định (Khan và Senhadji, 2001). Bằng các nghiên cứu khác nhau, họ đã tìm ra một ngưỡng lạm phát, mà tại ngưỡng đó nếu lạm phát vượt ngưỡng sẽ có tác động tiêu cực (tác động ngược chiều) đến tăng trưởng. Theo Sarel, ngưỡng lạm phát là 8%, theo Khan và Senhadji, ngưỡng lạm phát cho các nước đang phát triển là 11 - 12%, các nước công nghiệp khoảng 1 - 3%. Như vậy, cho đến nay, chưa có

một mơ hình hay lý thuyết duy nhất đúng nào có thể diễn đạt mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng. Do đó kỳ vọng dấu của biến lạm phát là chưa xác định (+/-).

Độ mở cửa thương mại (to): được đo lường bằng tổng giá trị xuất khẩu

cộng nhập khẩu, tính theo %/GDP. Biến này cho biết mức độ tự do hóa thương mại, mức độ mở cửa của nền kinh tế của quốc gia đó. Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc giao thương giữa các quốc gia với nhau là điều tất yếu là bàn đạp để phát triển kinh tế (Yen Li Chee và Nair, 2010), do đó kỳ vọng dấu của biến (to) là : CÙNG CHIỀU (+).

Tốc độ tăng dân số (poplg): là tỷ lệ tăng trưởng dân số giữa năm t với năm

t-1. Dân số và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, ảnh hưởng đến nhau trong nhiều vấn đề, dù là tích cực hay tiêu cực thì mối quan hệ đó vẫn khơng thể tách rời. Muốn tăng trưởng kinh tế thì yếu tố đầu tiên phải là con người, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng cũng như số lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực dồi dào sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất, tạo ra của cải vật chất nhiều cho nền kinh tế , góp phần làm gia tăng thu nhập quốc dân. Và tăng trưởng kinh tế cũng tạo điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, tạo tiền để vật chất để Nhà nước và người dân chăm lo hơn cho phát triển yếu tố con người, cho giáo dục, cho y tế, người dân sẽ có nhiều cơ hội, khả năng để học tập, nâng cao trình độ chuyên môn làm chất lượng nguồn nhân lực tăng cao. Nhưng nếu tốc độ tăng trưởng dân số tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân sẽ dẫn đến tình trạng thu nhập quốc dân bình quân đầu người giảm xuống và ngược lại. Dân số tăng nhanh thì nguồn tổng thu nhập của một quốc gia không đáp ứng đủ cho một lượng dân số ngày càng đơng, do đó sẽ khiến nền kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn trong việc giải quyết việc làm, vấn đề an sinh xã hội cho người dân suy giảm, điều kiện sinh hoạt giảm, xảy các vấn đề về quản lí và tệ nạn xã hội. Điển hình như các nước

mức cao nên mức sống và thu nhập của người dân không bằng các quốc gia ở Châu Âu và Châu Mỹ. Do đó, kỳ vọng dấu của biến (poplg) là : NGƯỢC CHIỀU (-).

: là những tác động cố định nằm trong phần sai số của phương trình,bao

gồm tác động của đặc điểm quốc gia không quan sát được và những tác động cố định của yếu tố thời gian.

, : là sai số ngẫu nhiên.

Trong mơ hình thứ hai, tác giả thêm vào biến tương tác fdi*reg (fdi*lmreg, fdi*cmreg, fdi*breg), xem xét tác động tương tác giữa fdi và các quy định thị trường để đo lường xem liệu các quy định thị trường có tạo điều kiện cho các quốc gia tiếp nhận nguồn vốn FDI hưởng lợi do nguồn vốn này mang lại, từ đó giúp tăng trưởng kinh tế hay không. Việc ước lượng hệ số tương quan của biến tương tác là dấu hiệu cho thấy liệu các luật, quy định thị trường có củng cố cho tác động của FDI lên tăng trưởng hay khơng. Một dấu hiệu tích cực và có ý nghĩa thống kê của biến tương tác ngụ ý rằng dòng vốn FDI gia tăng trong sự hiện diện của các quy định này sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên một dấu hiệu tiêu cực và có ý nghĩa thống kê sẽ hàm ý rằng dòng vốn FDI gia tăng trong sự hiện diện của các quy định sẽ làm giảm tăng trưởng.

Bảng 2.1: Mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu và kỳ vọng về dấu của từng biến: Biến hiệu Giải thích Dấu kỳ vọng Real GDP per capital growth

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người (% năm)

Lag of real GDP per capital growth

Độ trễ 1 giai đoạn của tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người (% năm)

-

Investment vào ròng (% GDP)

Total regulations reg Điều luật, quy định của toàn bộ thị trường

+

Labour market regulations

lmreg Quy định thị trường lao động +

Credit market regulations

cmreg Quy định thị trường tín dụng +

Business regulations

breg Quy định kinh doanh +

Gross domestic investment

gdi Tỷ lệ Tích lũy tài sản cố định gộp trên GDP (% GDP)

+

Inflation inft Tốc độ tăng trưởng hàng năm của tỷ lệ phát GDP (% năm)

+/-

Trade openness to Tổng giá trị xuất khẩu cộng nhập khẩu (% GDP)

+

Population growth rate

poplg Tốc độ tăng dân số (% năm) -

2.2.2 Dữ liệu nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu cho mẫu gồm 6 nước thuộc khu vực Đông Nam Á (bao gồm Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam) trong giai đoạn 1990 – 2014. Ngoại trừ biến luật, quy định thị trường, những biến còn lại được thu thập dữ liệu từ WorldBank. Biến quy định thị trường được lấy từ Chỉ số tự do kinh tế thế giới của Fraser Institute (2013).

theo chuỗi thời gian và khơng gian, theo Baltagi (2008), vì dữ liệu bảng liên quan đến các cá nhân, doanh nghiệp… theo thời gian, nên nhất định phải có tính dị biệt (không đồng nhất) trong các đơn vị này. Kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng có thể chính thức xem xét đến tính dị biệt đó bằng cách xem xét các biến số có tính đặc thù theo từng cá nhân, được trình bày ngay sau đây. Ta sử dụng thuật ngữ cá nhân theo ý nghĩa chung bao gồm các đơn vị vi mô như các cá nhân, các doanh nghiệp... Thông qua kết hợp các chuỗi theo thời gian của các quan sát theo không gian, dữ liệu bảng cung cấp “những dữ liệu có nhiều thơng tin hơn, đa dạng hơn, ít cộng tuyến hơn giữa các biến số, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả hơn.

Thông qua nghiên cứu các quan sát theo không gian lặp lại, dữ liệu bảng phù hợp hơn để nghiên cứu tính động của thay đổi. Tình trạng thất nghiệp, ln chuyển cơng việc, và tính lưu chuyển lao động sẽ được nghiên cứu tốt hơn với dữ liệu bảng. Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn những ảnh hưởng mà không thể quan sát trong dữ liệu chuỗi thời gian thuần túy hay dữ liệu chéo theo không gian thuần túy. Dữ liệu bảng giúp ta nghiên cứu những mơ hình hành vi phức tạp hơn. Ví dụ, các hiện tượng như lợi thế kinh tế theo qui mơ và thay đổi kỹ thuật có thể được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại một số nước trong khu vực đông nam á (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)