Tổng hợp kết quả hồi quy mơ hình GMM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại một số nước trong khu vực đông nam á (Trang 61 - 109)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) y y y y y y y y gdpperc apitalgr owthrat eyit1 -0.155** -0.149** -0.184*** -0.176*** -0.192*** -0.234*** -0.347*** -0.239*** (-2.33) (-2.16) (-3.76) (-2.71) (-2.82) (-3.12) (-3.41) (-2.81) fdi 0.368*** 0.382*** 0.383*** 0.366*** -1.035 -2.053*** 4.093 -0.845* (5.55) (6.00) (5.20) (5.84) (-1.04) (-9.39) (1.51) (-1.75) poplg -1.325*** -1.431*** -1.417*** -1.263*** -1.214*** -2.289*** -2.359*** -1.122*** (-2.76) (-3.10) (-3.39) (-2.67) (-2.66) (-8.87) (-6.64) (-3.21) gdi -0.00237 0.0245 0.00375 -0.0451 0.0154 0.208** 0.0847 0.00837 (-0.07) (0.57) (0.07) (-0.85) (0.16) (2.15) (0.31) (0.09) to 0.0205 0.0217 0.0242 0.0224 0.0246 0.0767*** 0.125*** 0.0244*

inft 0.0534 0.0550 0.0418 0.0426 0.0299 0.160 -0.0889 0.0456 (0.92) (0.80) (0.73) (0.70) (0.43) (1.49) (-1.34) (0.69) reg 0.853* 1.367* (1.83) (1.78) lmreg 0.130 -4.217*** (0.54) (-4.98) cmreg 0.420 -0.341 (0.53) (-0.26) breg 1.008** 0.981** (2.07) (2.42) fdi_reg 0.171 (1.49) fdi_lmre g 0.324*** (11.84) fdi_cmr eg -0.361 (-1.36) fdi_breg 0.164** (2.56) AR(1) 0.088 0.093 0.078 0.073 0.075 0.142 0.093 0 AR(2) 0.722 0.673 0.934 0.684 0.991 0.135 0.298 0.818 Hansen 1 1 1 1 1 1 1 0.056

*, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata trên số liệu tác giả thu thập với cỡ mẫu gồm 150 quan sát của 6 quốc gia trong giai đoạn 1990 – 2014 (Phụ lục 8)

Kiểm định Sargan của tất cả mơ hình lớn hơn 0.05 cho thấy số biến cơng cụ trong mơ hình GMM là vừa đủ và phù hợp. Tất cả các kiểm định AR(1), AR(2) cho kết quả hợp lệ. Do đó các kết quả mơ hình GMM là tin cậy.

Kết quả hồi quy mơ hình ở bảng 2.7 cho thấy mối quan hệ giữa các biến độc lập với tăng trưởng kinh tế. Bài nghiên cứu tìm thấy bằng chứng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI có tác động đến tăng trưởng GDP đầu người. Tuy nhiên kết quả vẫn chưa thống nhất; các mơ hình 1,2,3,4 cho thấy FDI tác động cùng chiều đến tăng trưởng với mức ý nghĩa 1%. Tuy nhiên, trong mơ hình 6,8 lại cho thấy một tác động ngược chiều của FDI đến tăng trưởng kinh tế nhưng với mức ý nghĩa lần lượt là 1% và 10%. Điều này có thể được lý giải là do các quốc gia trong mẫu nghiên cứu, chủ yếu là các nước đang phát triển (trừ Singapore), tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng dựa vào tăng các yếu tố đầu vào như: vốn, lao động và tiêu hao vật chất mà khơng có hoặc ít áp dụng những tiến bộ cơng nghệ. Tăng trưởng theo chiều rộng là con đường đơn giản nhất để mở rộng sản xuất, nhanh chóng khai thác được các nguồn tự nhiên, từ đó giảm nạn thất nghiệp. Tuy nhiên khi xét trong dài hạn, chính điều này sẽ dẫn đến tình trạng năng suất lao động xã hội có tốc độ tăng thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chất lượng của từng sản phẩm nói riêng và cả nền sản xuất nói chung ngày càng kém đi. Mặt khác do hệ thống quản lý chưa nhất quán và mức độ phát triển của hệ thống tài chính, hệ thống luật pháp tại các quốc gia đang phát triển không đồng đều, dẫn đến phân bổ nguồn vốn tư nhân này không hiệu quả, làm giảm và thậm chí đảo ngược tác động của FDI lên hoạt động kinh tế do hiệu ứng lấn át tiết kiệm trong nước, gây ra sự phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài.

Các biến điều luật quy định thị trường đại diện cho mức đô tự do của nền kinh tế. Xem xét mối quan hệ đơn giữa mức độ tự do của nền kinh tế và tăng trưởng, tác giả chỉ tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ đồng biến đối với luật thị trường (reg) và quy định kinh doanh (breg), điều này được lý giải là do các quốc gia trong mẫu nghiên cứu đã và đang áp dụng những luật, chính sách đầu tư cũng như những ưu

nước cũng như nước ngồi hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt khác quốc gia có chỉ số cấu thành tự do kinh tế tăng lên nhanh chóng phản ánh sự cải thiện của các chính sách và cơ chế liên quan tới hoạt động của bộ máy cơ quan Nhà nước, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống pháp luật. Chính sự cải thiện các cơ chế và chính sách đã làm cho nguồn lực trong nền kinh tế được sử dụng hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân trên đầu người tăng lên. Hơn nữa, sự thịnh vượng về kinh tế gia tăng sẽ làm cho nền kinh tế thị trường phát triển hơn. Tuy nhiên biến quy định về thị trường lao động (lmreg) lại có tác động ngược chiều đến tăng trưởng cịn biến thị trường tín dụng (cmreg) lại khơng tìm thấy bằng chứng tác động lên biến tăng trưởng. Điều này có thể giải thích là do mức độ tự do, cũng như hiệu lực và hiệu quả hệ thống pháp luật, sự phát triển của hệ thống tài chính của các nền kinh tế trong mẫu nghiên cứu phát triển không đồng đều.

Khi đưa thêm biến tương tác giữa fdi và điều luật thị trường vào mơ hình, bài nghiên cứu tìm thấy bằng chứng cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa fdi và quy định thị trường lao động, quy định kinh doanh (fdi*lmreg, fdi*breg) có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa lần lượt là 1% và 5%. Điều này ngụ ý rằng, với sự tồn tại của các quy định kinh doanh hiệu quả, chính sách thu hút, bồi dưỡng lao động hợp lý, dịng vốn FDI sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả này cũng đồng thuận với nghiên cứu của Busse và Groizard (2005), cho rằng một quốc gia có mơi trường kinh doanh lành mạnh trong cơ chế quản lý hiệu quả của Nhà nước, sẽ tạo điều kiện để FDI tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

Theo Alfraco và cộng sự (2004), FDI có vai trị tích cực trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với điều kiện quốc gia đó phải có một hệ thống tài chính phát triển. Tuy nhiên biến tương tác giữa fdi và những quy định tài chính (fdi*cmreg) lại mang dấu âm (-), mặc dù kết quả này khơng có ý nghĩa thống kê nhưng cũng phần nào cho thấy các biện pháp giám sát, quản lý và điều tiết của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu chưa phù hợp với sự phát triển của thị trường tài chính, hệ thống tài

chính cịn yếu kém, dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động cũng như những cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới, và chưa tạo điều kiện để nước sở tại hấp thụ những lợi ích do FDI mang lại. Chính sách tín dụng nới lỏng nhưng thiếu các biện pháp giám sát và quản lý hiệu quả thực thi các dự án nên dẫn đến mất khả năng thu hồi vốn, nợ xấu tăng cao, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả này còn phù hợp với nghiên cứu của Yen Li Chee & Nair (2010) và Loayza & Ranciere (2006).

Bài nghiên cứu sử dụng biến trễ của GDP bình quân đầu người để kiểm tra lý thuyết hội tụ. Trong tất cả các ước tính tại bảng 4, thì hệ số của biến này mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và 1%. Kết quả này ủng hộ lý thuyết cổ điển, các nước có thu nhập thấp sẽ phát triển nhanh hơn các nước có thu nhập cao và trong dài hạn các nước có thu nhập thấp có thể sẽ bắt kịp các nước có thu nhập cao. Do đó vị trí ban đầu của nền kinh tế là một yếu tố quyết định quan trọng của tăng trưởng, điều này được khẳng định trong các lý thuyết tân cổ điển (Solow 1957). Kết quả này giống như kết quả của Adams (2015).

Đối với các biến kiểm sốt trong mơ hình, tác giả tìm thấy bằng chứng và có ý nghĩa thống kê về mối quan hệ ngược chiều giữa tốc độ tăng dân số (poplg) và tăng trưởng ở tất cả các ước lượng. Kết quả này đồng tình với Kelley and Schmidt (1995), rằng tốc độ tăng trưởng dân số tỷ lệ nghịch với tăng trưởng kinh tế. Theo Quỹ dân số liên hiệp quốc UNFPA thì các nước phát triển thường có tốc độ tăng trưởng dân số thấp tương ứng với GDP bình quân đầu người cao, còn các nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng dân số cao hơn tương ứng với GDP bình quân đầu người thấp. Và theo Quỹ dân số liên hiệp quốc, dân số tăng nhanh thì tiêu dùng nhiều và quỹ vốn tích lũy thấp hơn, chất lượng đào tạo vốn con người giảm xuống dẫn tới kết quả GDP bình qn đầu người thấp hơn. Trong khi đó, biến độ mở của thương mại (to) và biến đầu tư nội địa lại cho thấy bằng chứng về mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng.

Mở cửa thương mại giúp tăng cường tính cạnh tranh, thúc đẩy mở rộng thị trường, chuyển giao cơng nghệ và do đó hiệu quả trong sản xuất, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Michael, K.A (2013). Thực tiễn cho thấy, khi nền kinh tế có sức cạnh tranh tốt, thì việc mở cửa thương mại sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho cả nước xuất khẩu và nhập khẩu. Bên cạnh đó, q trình mở cửa thương mại cũng giúp nâng cao khả năng thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tăng bổ sung cho nguồn vốn đầu tư trong nước, tăng tích lũy đầu tư cho tăng trưởng.

Biến đầu tư nội địa đại diện bởi tỷ lệ tích lũy tài sản gộp có tác động cùng chiều đến tăng trưởng. Điều này cũng phù hợp với lập luận ban đầu, nếu quốc gia nào có nguồn vốn tích luỹ và đầu tư cao thì sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn do đầu tư có tác động trực tiếp đối với tăng trưởng kinh tế. Kết quả của hoạt động đầu tư nội địa là làm gia tăng năng lực sản xuất, cung ứng các sản phẩm vật chất, dịch vụ cho nền kinh tế, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển giao cơng nghệ, từ đó tạo đà cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Lạm phát thể hiện sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô của một nước. Các lý thuyết kinh tế cũng đã chỉ ra rằng lạm phát có thể tác động tiêu cực lẫn tích cực lên tăng trưởng kinh tế: Theo Mundell (1965) và Tobin (1965), có mối tương quan tỷ lệ thuận giữa lạm phát và tăng trưởng; Trong khi đó, một số nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy, lạm phát có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế khi nó vượt qua một ngưỡng nhất định (Ocran 2007; Khan và Senhadji, 2001). Tuy nhiên trong bài nghiên cứu này, tác giả lại khơng tìm thấy mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 đã tiến hành phân tích thực trạng tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại một số nước trong khu vực Đông Nam Á giai đoạn 1990 – 2014, tác giả cũng trình bày phương pháp nghiên cứu, giải thích các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mơ hình, mơ tả các đặc điểm của mơ hình thực nghiệm, các giả định đặt ra để kiểm định và nguồn dữ liệu để thực hiện nghiên cứu.

Thơng qua phân tích định lượng các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực Đơng Nam Á, đã tìm thấy bằng chứng về tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng của các nước trong khu vực.

CHƢƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI ĐỂ THÚC ĐẨY TĂNG TRƢỞNG

KINH TẾ TẠI VIỆT NAM 3.1 Kết quả nghiên cứu chính

Trong bài nghiên cứu này, tác giả kiểm định tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đến tăng trưởng kinh tế, đồng thời xem xét ảnh hưởng của những điều luật, quy định thị trường đến mối quan hệ FDI – tăng trưởng. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng Moment tổng quát (GMM) trên nền tảng kiểm định Sargan (Sargan Test) cho bộ dữ liệu bảng gồm 150 quan sát từ 6 quốc gia khu vực Đông Nam Á giai đoạn 1990 – 2014.

Từ kết quả thực nghiệm cho thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên các quốc gia muốn sử dụng bền vững những lợi ích do nguồn

Một quốc gia có hệ thống tài chính phát triển, hệ thống luật pháp và môi trường kinh doanh lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho quốc gia đó tận dụng được những lợi ích mà dịng vốn FDI mang lại. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hermes và Lensink (2003), Durham (2004) và Alfaro và cộng sự. (2004). Do đó các quốc gia trong mẫu nghiên cứu cần cải thiện hệ thống tài chính trong nước của họ trước khi tự do hóa tài khoản vốn và bắt tay vào các chính sách khuyến khích dịng vốn FDI lớn hơn. Các quốc gia cần xây dựng chính sách khuyến khích sự phát triển của các tổ chức tài chính và hiệu quả thị trường đáp ứng nhu cầu của một nền kinh tế dựa trên tri thức, xây dựng một loạt các chính sách nhằm thu hút FDI vào các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Bao gồm các biện pháp khuyến khích đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng cơ bản, chính sách để thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ các công ty nước ngồi, và các sáng kiến để khuyến khích FDI trong lĩnh vực R&D. Hai chiến lược cuối cùng là đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng năng lực sáng tạo trong các quốc gia, mà sau đó sẽ dẫn đến những tiến bộ cơng nghệ. Chính sách phát triển nguồn nhân lực cũng rất quan trọng cho sự phát triển của một nền kinh tế tri thức. Cả chính phủ và các doanh nghiệp đều có vai trị quan trọng trong việc nâng

cao trình độ của lực lượng lao động có tay nghề cao trong khu vực. Chính phủ nên áp dụng những biện để khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, trong khi doanh nghiệp nên khuyến khích nhân viên của mình tham gia vào hoạt động giáo dục và đào tạo. Những doanh nghiệp có chính sách đạo tạo và huấn luyện kỹ năng cho nhân viên có thể được tăng lên nếu hệ thống thuế phù hợp được thực hiện để giảm bớt gánh nặng về đào tạo và phát triển lực lượng lao động.

Ngoài ra, bài nghiên cứu cịn tìm thấy mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa thống kê giữa tốc độ tăng dân số và tăng trưởng kinh tế. Các biến độ mở cửa thương mại, đầu tư nội địa có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu.

Ý nghĩa và điểm mới của đề tài

ASEAN nằm ở khu vực rất năng động trên thế giới. Năm 2013, dòng vốn FDI chảy vào khu vực Asean đã tăng nhanh chóng đạt mức 126 tỷ USD, đẩy mức FDI tích lũy đạt 1,6 nghìn tỷ USD. Mặc dù dịng vốn FDI tồn cầu có xu hướng giảm ở năm 2014, nhưng FDI đầu tư vào Asean lại tăng, đạt 133 tỷ USD năm 2014, chiếm 11% tổng vốn FDI tồn cầu, đóng góp khoảng 30% FDI của khu vực Châu Á, hiện là khu vực thu hút FDI lớn nhất trên thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, việc thu hút nhiều FDI như vậy có phải là dấu hiệu tốt cho tăng trưởng kinh tế trong khu vực hay không, và việc sử dụng nguồn vốn FDI có mang lại hiệu quả? Vì vậy, việc dùng các phương pháp định lượng để kiểm định và lượng hóa các tác động tích cực hay tiêu cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế tại khu vực Asean mang một ý nghĩa quan trọng, đóng góp rất nhiều vào khung giải pháp nhăm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực.

Đề tài nghiên cứu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế khu vực Asean với khung dữ liệu mới nhất tính đến năm 2014. Ngồi ra, bài nghiên cứu đề cập khá cụ thể và chi tiết tác động của nhân tố điều luật thị trường REG đến tăng trưởng kinh tế mà những nghiên cứu trước đó bỏ qua.

3.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam ngoài để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam

Từ kết quả ước lượng bằng phương pháp GMM cho thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, cần có những biện pháp để thu hút dòng vốn này. Cũng như các nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại một số nước trong khu vực đông nam á (Trang 61 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)