Kiểm định mối quan hệ giữa biến động tỷ giá hối đoái và năng suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của biền động tỷ giá hối đoái lên tăng trưởng năng suất các công ty sản xuất ở việt nam (Trang 55 - 59)

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5.1 Kiểm định mối quan hệ giữa biến động tỷ giá hối đoái và năng suất

Tác giả bắt đầu xem xét bằng cách tìm hiểu tác động của TGHĐ và độ biến động của TGHĐ thực tế đến tăng trưởng năng suất của các cơng ty, như trong phương trình (1).

Kết quả bảng 4.6 tác giả nhận thấy biến trễ của năng suất có tác động tiêu cực lớn và mạnh mẽ, trong tất cả các mơ hình, điều này có nghĩa là năng suất lao động có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng giảm dần được lý giải rằng ít cơng ty sản xuất vận dụng nhanh chóng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, phù hợp với báo cáo thống kê của bộ khoa học công nghệ Việt Nam.

Kết quả hồi quy phương trình (1) được trình bày ngắn gọn ở cột 1, bảng 4.6: Với β2- = -0.00430***, kết quả này cho tác giả thấy rằng biến động tỷ giá hối đối có tác động tiêu cực đến năng suất công ty năng suất trên tất cả các mơ hình hồi quy (mức ý nghĩa thống kê 1%). Các tài liệu về đầu tư đã chỉ ra rằng biến động tỷ giá hối đoái ảnh hưởng xấu đến hành vi đầu tư của công ty, cản trở khả năng đầu tư vào kỹ thuật mới của cơng ty, điều đó có thể giúp cơng ty đổi mới, và gia tăng cạnh tranh trên thị trường. Do đó, kết quả này là do các cơng ty khơng đầu tư vào công nghệ để gia tăng năng suất hoặc thiếu hụt nguyên vật liệu để sản xuất khi biến động tỷ giá tăng (khi có biến động TGHĐ, các cơng ty có nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất, họ cũng e dè hơn). Cách tính tốn hệ số có nghĩa là một sự gia tăng mức độ biến động tỷ giá một đơn vị làm giảm tăng trưởng năng suất trong khoảng 0.00430 đơn vị (các biến độc lập khác không thay đổi) kết quả này phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây: Nghiên cứu của Aghion, Bacchetta, Ranciere và Rogoff (2009) cung cấp bằng chứng thực nghiệm rằng biến động tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tiêu

cực đến tăng trưởng năng suất; nghiên cứu của Demir (2010) sử dụng một bảng dữ liệu trên 1.000 công ty sản xuất lớn nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy rằng tỷ giá hối đối biến động có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng năng suất dài hạn.

Với β3= 0.00836*, từ kết quả hồi quy cho thấy, TGHĐ thực có tác động tích cực đến tăng trưởng năng suất cơng ty, nghĩa là khi đồng nội tệ tăng giá làm cho chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc thiết bị rẻ hơn, các doanh nghiệp tận dụng cơ hội này đầu tư thiết bị máy móc hiện đại, góp phần gia tăng trưởng năng suất. Với β4= 2.095***, cho thấy sở hữu nước ngồi có tác động tích cực đến tăng trưởng năng suất, điều này có thể lý giải các nhà đầu tư nước ngồi họ có khả năng phân tích thơng tin tốt hơn, nên họ sẽ đầu tư vào các cơng ty có tăng trưởng năng suất, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Yasar & Paul (2009), Arnold & Javorcik (2009)

Với β5= -4.712***, tác giả nhận thấy sự gia tăng trong phần xuất khẩu dẫn đến sụt giảm năng suất (mức ý nghĩa thống kê 1%), kết quả này phù hợp với lý thuyết của trường phái cấu trúc, hoài nghi về tác động tích cực của xuất khẩu ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là do các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa thơ và sơ chế, bất lợi cả về phía cung và phía cầu, thay vì xuất khẩu hàng hóa đã được chế biến, phù hợp với các kết quả nghiên cứu Presisch (1950), Mydral (1956), Lewis (1954), Singer (1960) và Nurkse (1961), những đại tiêu biểu của trường phái này, chỉ trích mạnh mẽ thương mại tự do và phản đối tư tưởng phát triển kinh tế hướng xuất khẩu. Họ đồng thuận thương mại quốc tế cản trở, thay vì thúc đẩy tăng trưởng, và là sự áp dụng không phù hợp với các nước đang phát triển.

Với β5= -0.528*** cho thấy tại Việt Nam thì quy mơ của cơng ty có tác động tiêu cực tới tăng trưởng năng suất, khi các yếu tố khác không đổi, khi quy mô cơng ty tăng 1 đơn vị thì tăng trưởng năng suất cơng ty giảm 0.528 đơn vị, có nghĩa là quy mơ cơng ty có tác động tích cực đến năng suất, tuy nhiên các cơng ty càng lớn thì có năng suất sản xuất gần với năng suất tối ưu nhất, vì thế mà tăng trưởng năng suất

giảm dần ( năng suất biên giảm dần), kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Yasar & Paul (2009), nghiên cứu tác động của quy mô công ty đến năng suất tại Thổ Nhĩ Kỳ, một nền kinh tế đang phát triển.

Với β7= -1.109** cho thấy chỉ số sản xuất cơng nghiệp có mối quan hệ ngược chiều với tăng trưởng năng suất công ty, chỉ tiêu này được tác giả thu thập từ trang tổng cục thống kê, có thể chỉ tiêu này chưa phản ảnh đầy đủ, chân thực chỉ số sản xuất của từng ngành.

Bảng 4.6 Bảng tóm tắt kết quả hồi quy phương trình (1) (2) và (3)

Nguồn: kết quả tổng hợp từ Stata 11 trên số liệu tác giả thu thập với cỡ mẫu gồm 1456 quan sát của 178 công ty trong giai đoạn 2006 – 2013 (Phụ lục 16, 17, 18, 19, 20, 2013)

(1) ∆Yi,t (2) ∆Yi,t (3) ∆Yi,t (4) ∆Yi,t (5) ∆Yi,t (6) ∆Yi,t Yi,t-1 -0.0860 -0.329*** 0.312*** -0.289*** -0.0840 -0.249 (-0.77) (-3.14) (-2.87) (-4.37) (-0.69) (-1.62) σt-1 - 0.00430*** -0.00159* -0.00159* -0.287** -0.00504* -0.0330* (-4.08) (-1.84) (-1.83) (-2.27) (-1.95) (1.64) St-1 0.00836* 0.00964** 0.00919** 0.00920** 0.00620** 0.00524 (1.65) (2.41) (2.25) (2.15) (1.99) (1.03) Foreigni,t-1 2.095*** 0.840*** 0.686* -2.662 (2.78) (2.65) (1.73) (-1.44) Exportsi,t-1 -4.712*** -0.623 -0.588 -1.047** -0.238 -1.413*** (-4.37) (1.15) (-1.44) (-2.26) (-0.49) (-2.79) Sizei,t-1 -0.528*** -0.117 -0.117 0.199** 0.121 0.192 (-4.01) (-1.15) (-1.14) (2.51) (0.76) (0.93) Industryj, t-1 -1.109** -1.244*** -1.258*** -1.396** 0.955 -0.836* (2.215) (3.13) (-3.14) (-2.51) (0.38) (1.76) σt-1 x Foreigni,t-1 -0.00723* -0.00729* 0.0573* (-1.95) (-1.94) (1.79) Leveragej, t-1 -0.277 -1.634* -1.744** -2.067 (-0.65) (-1.77) (-2.43) (-1.64) σt-1 x Leveragei,t-1 0.0473** 0.657* (2.25) (1.85) Foreign10i,t-1 -1.46*** -0.317 (-2.85) (-1.46) σt-1 x Foreign10i,t-1 0.0126* 0.00951* (1.80) (1.75) -cons 17.28*** 10.54*** 10.40*** 2.665* -0.991 1.908 (5.25) (-5.41) (5.25) (1.82) (0.51) (0.64) n 837 880 880 903 837 837 AR1 0.000 0.000 0.000 0.002 0.002 0.005 AR2 0.728 0.901 0.931 0.702 0.588 0.823 Hansen test 0.518 0.168 0.151 0.106 0.067 0.122

Ghi chú: Kết quả ước lượng GMM, (***), (**), (*) tương ứng với mức ý nghĩa thống kê là 1%, 5%, 10%, yi,t là năng

suất lao động; ∆ yi,t là tăng trưởng năng suất lao động hàng năm; σt là độ biến động TGHĐ hàng năm; st là tỷ giá hối đoái thực hàng năm; Foreigni,t là tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong tổng vốn chủ sở hữu; Exportsi,t là tỷ lệ xuất khẩu trên tổng doanh thu; Sizei,t là biến quy mô công ty; Industryj,t là chỉ số sản xuất công nghiệp từng ngành; Leveragei,t là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của biền động tỷ giá hối đoái lên tăng trưởng năng suất các công ty sản xuất ở việt nam (Trang 55 - 59)