Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và trên vốn sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ lệ đòn bẩy đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 51 - 52)

2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 4,2 5,5 4,8 3,2 3,2

Đồng bằng sông Hồng 2,5 5,8 4,2 3,0 2,9

Trung du, miền núi phía Bắc 1,6 1,8 0,8 1,5 0,6 Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung 2,2 2,8 2,4 0,9 0,8

Tây Nguyên 2,0 1,9 5,2 2,0 1,5

Đông Nam Bộ 5,6 5,9 6,2 3,6 3,8

ĐBSCL 2,7 3,8 3,8 2,6 2,4

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn 3,8 4,1 3,3 2,5 2,4

Đồng bằng sông Hồng 2,4 4,0 3,1 2,3 2,1

Trung du, miền núi phía Bắc 2,3 2,2 0,9 1,6 0,6 Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung 2,8 2,8 2,5 1,0 0,8

Tây Nguyên 3,2 3,2 5,1 2,5 1,7

Đông Nam Bộ 6,2 5,3 4,5 3,1 3,0

ĐBSCL 5,2 5,6 5,1 3,5 2,8

Đơn vị: % Nguồn: Tổng cục Thống kê (2013, 2014)

Kết quả thống kê sơ bộ cho thấy mặc dù các doanh nghiệp khu vực ĐBSCL chỉ có quy mơ trung bình so với các khu vực khác (lao động, tài sản cố định, vốn sản suất kinh doanh…) nhưng lại đạt hiệu quả hoạt động khá hơn các vùng khác. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các doanh nghiệp khu vực ĐBSCL trải qua các năm đều tốt hơn hầu hết các khu vực khác

và gần sát với với tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp ở khu vực Đông Nam Bộ, khu vực mà theo kết quả thống kê thì các doanh nghiệp ở đây được đánh giá là hoạt động hiệu quả nhất cả nước. Ngoài ra, các kết quả thống kê sơ bộ trên đã cho thấy kể từ sau khủng hoảng 2008, mặc dù số lượng doanh nghiệp, quy mô lao động, tài sản, vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mặc dù có tăng trưởng nhưng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang có chiều hướng suy giảm.

4.2. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU

Trong tổng số 22.528 quan sát là các doanh nghiệp ở ĐBSCL từ 2008 – 2012, số quan sát ở năm 2012 chiếm tỷ lệ cao nhất là 21,29% (4.797 quan sát) và năm 2011 chiếm tỷ lệ thấp nhất là 18,97% (4.273 quan sát). Số quan sát phân bổ ở các năm 2008, 2009 và 2010 lần lượt là 4.438 (19,75%), 4.593 (20,39%) và 4.427 (19,65%). Kết quả thống kê trên cho thấy tỷ lệ phân bổ mẫu nghiên cứu qua các năm khá tương đồng và được trình bày cụ thể trong bảng 4.7.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ lệ đòn bẩy đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)