Ma trận hệ số tương quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ lệ đòn bẩy đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 58 - 63)

PROF LEV SIZE GROWTH TAN LEV_SQ OWN_LEV

PROF 1,0000 LEV -0,2822 1,0000 SIZE 0,0940 0,3943 1,0000 GROWTH 0,1490 0,0612 0,2893 1,0000 TAN 0,1657 -0,2450 -0,2284 0,0731 1,0000 LEV_SQ -0,2573 0,9494 0,3796 0,0684 -0,2274 1,0000 OWN_LEV 0,0237 0,1331 0,2693 0,0440 -0,0327 0,1247 1,000

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu điều tra doanh nghiệp

Kết quả tính tốn ma trận hệ số tương quan đã thể hiện rõ hệ số tương quan của từng cặp biến trong mơ hình nghiên cứu. Ngồi ra, hệ số tương quan giữa các cặp biến giải thích trong mơ hình nghiên cứu là khá nhỏ, ngoại trừ hệ số tương quan giữa LEV và LEV_SQ (mối quan hệ giữa 2 biến này không phải là mối quan hệ tuyến tính) thì hệ số tương quan giữa LEV và SIZE là cao nhất (0,3943). Điều này cho thấy vấn đề đa cộng tuyến trong mơ hình nghiên cứu sẽ không gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả ước lượng mơ hình.

4.3.2. Kết quả hồi quy

Để nghiên cứu tác động của nợ đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tác giả tiến hành ước lượng mơ hình cơ bản (3.1) đã được đề xuất. Kết quả ước lượng mơ hình (3.1) bằng 3 phương pháp Pooled OLS, FEM và REM được trình bày trong bảng 4.13.

Bảng 4.13: Kết quả hồi quy tác động của nợ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Hệ số hồi quy Pooled OLS FEM REM

LEV -0,15497 *** -0,08925 *** -0,12375 *** SIZE 0,014305 *** 0,010266 *** 0,012073 *** GROWTH 0,026457 *** 0,021767 *** 0,023746 *** TAN 0,056709 *** 0,011266 ** 0,04631 *** Cons_ -0,02629 *** 0,003455 -0,01284 ** Số quan sát 22.528 22.528 22.528 Số nhóm 5.669 5.669 R2 0,1554 0,2201 0,2492 F(4,22523) = 1035,71 F(4,16855) = 227,96 Wald Chi2(4) = 2425,49 P_value = 0,000 P_value = 0,000 P_value = 0,000

Chú thích: * mức ý nghĩa 10%, ** là 5%, *** là 1%

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu điều tra doanh nghiệp

Nhìn tổng thể có thể nhận thấy mơ hình nghiên cứu là phù hợp bởi có ít nhất một biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu có thể giải thích được sự biến động của biến phụ thuộc (do p_value của kiểm định F và kiểm định Wald < 0,01). Kết quả ước

lượng bằng 3 phương pháp cho thấy mặc dù độ lớn của các hệ số hồi quy có sự khác biệt nhưng chiều hướng tác động là ổn định. Kết quả hồi quy cho thấy nợ của doanh nghiệp có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh (hệ số hồi quy biến LEV mang dấu âm và có ý nghĩa về mặt thống kê) trong khi các yếu tố phản ánh quy mô, tốc độ tăng doanh thu, tỷ lệ tài sản cố định đều có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (hệ số hồi quy của các biến SIZE, GROWTH, TAN đều mang dấu dương và có ý nghĩa về mặt thống kê).

Để chọn ra mơ hình phù hợp để diễn giải ý nghĩa của hệ số hồi quy, tác giả tiến hành thực hiện kiểm định Hausman để chọn giữa FEM và REM. Kết quả kiểm định Hausman (Phụ lục 6) cho thấy mơ hình FEM phù hợp hơn REM. Kiểm định F (Phụ lục 4) để kiểm định giữa FEM so với Pooled OLS cũng đã cho thấy FEM là mơ hình phù hợp. Từ hai kết quả kiểm định trên có thể nhận thấy phương pháp ước lượng FEM là phù hợp để ước lượng tác động của nợ lên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khu vực ĐBSCL.

Để kiểm tra giả thuyết rằng khi doanh nghiệp sử dụng nợ vượt qua một ngưỡng nào đó thì tác động của nợ lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ đổi chiều hay nói cách khác là có tồn tại một tỷ lệ nợ tối ưu trong doanh nghiệp, luận văn tiến hành ước lượng mơ hình phi tuyến dạng hàm bình phương (3.2).

Kết quả ước lượng bằng 3 phương pháp Pooled OLS, FEM và REM cho thấy p_value của kiểm định F và kiểm định Wald đều < 0,01, tức là các biến độc lập trong mơ hình có khả năng giải thích được sự biến động của biến phụ thuộc (mức ý nghĩa 1%). Chiều hướng tác động của các biến giải thích cũng ổn định qua các phương pháp ước lượng khác nhau. Các yếu tố về quy mô, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ tài sản cố định vẫn có tác động dương đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (hệ số hồi quy mang dấu dương và có ý nghĩa về mặt thống kê). Hệ số hồi quy của biến LEV mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê trong khi biến LEV_SQ mang dấu dương nhưng trong mơ hình FEM thì hệ số hồi quy này khơng có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả ước lượng cụ thể được trình bày trong bảng 4.14.

Bảng 4.14: Kết quả hồi quy tác động của nợ đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp dạng hàm bình phương

Hệ số hồi quy Pooled OLS FEM REM

LEV -0,18824 *** -0,09048 *** -0,13986 *** LEV_SQ 0,043298 *** 0,001628 0,021063 * SIZE 0,014283 *** 0,010263 *** 0,012051 *** GROWTH 0,026264 *** 0,021768 *** 0,023708 *** TAN 0,056518 *** 0,011293 ** 0,046362 *** Cons_ -0,02307 *** 0,003579 -0,01125 ** Số quan sát 22.528 22.528 22.528 Số nhóm 5.669 5.669 R2 0,1560 0,2203 0,2499 F(5,22522) = 832,41 F(5,16854) = 182,36 Wald Chi2(5) = 2430,66 P_value = 0,000 P_value = 0,000 P_value = 0,000

Chú thích: * mức ý nghĩa 10%, ** là 5%, *** là 1%

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu điều tra doanh nghiệp

Kết quả kiểm định Hausman (Phụ lục 10) để chọn giữa FEM và REM cũng như kiểm định F (Phụ lục 8) để chọn giữa FEM và Pooled OLS đều cho ra kết quả mơ hình FEM là mơ hình phù hợp để giải thích tác động của nợ lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Theo như kết quả ước lượng FEM thì nợ vẫn có tác động âm lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và khơng có hiện tượng tác động của nợ sẽ đổi chiều khi đạt đến ngưỡng nào đó do hệ số hồi quy biến LEV_SQ khơng có ý nghĩa về mặt thống kê.

Để nghiên cứu về sự khác biệt trong tác động của nợ đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài Nhà nước,, luận văn tiến hành ước lượng mơ hình (3.3), mơ hình có bổ sung biến tương tác giữa nợ và hình thức sở hữu doanh nghiệp.

Bảng 4.15: Kết quả hồi quy tác động của nợ đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp có sử dụng biến tương tác

Hệ số hồi quy Pooled OLS FEM REM

LEV -0,1551 *** -0,08932 *** -0,12392 *** OWN_LEV 0,011965 0,007177 0,013813 SIZE 0,014171 *** 0,010263 *** 0,011954 *** GROWTH 0,026549 *** 0,021769 *** 0,023827 *** TAN 0,056558 *** 0,011263 ** 0,046208 *** Cons_ -0,02521 *** 0,003419 -0,0119 ** Số quan sát 22.528 22.528 22.528 Số nhóm 5.669 5.669 R2 0,1554 0,2196 0,2490 F(5,22522) = 828,90 F(5,16854) = 182,36 Wald Chi2(5) = 2426,36 P_value = 0,000 P_value = 0,000 P_value = 0,000

Chú thích: * mức ý nghĩa 10%, ** là 5%, *** là 1%

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu điều tra doanh nghiệp

Kết quả hồi quy cho thấy mơ hình nghiên cứu là phù hợp (p_value kiểm định F và kiểm định Wald < 0,01), chiều hướng tác động của các biến giải thích ổn định qua các mơ hình. Kết quả ước lượng bằng 3 phương pháp Pooled OLS, FEM, REM

đều cho thấy hệ số hồi quy của biến OWN_LEV không có ý nghĩa về mặt thống kê, tức là khơng có sự khác biệt trong tác động của nợ đến hiệu quả hoạt động giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngồi Nhà nước. Bên cạnh đó, kết quả kiểm định Hausman (Phụ lục 14) và kiểm định F (Phụ lục 12) cũng đã cho thấy FEM là mơ hình phù hợp để giải thích trong trường hợp này.

Kết quả ước lượng mơ hình tuyến tính (3.1), mơ hình dạng hàm bình phương (3.2) và mơ hình có sử dụng biến tương tác (3.3) đều cho thấy FEM là mơ hình đáng tin cậy để diễn giải ý nghĩa của các hệ số hồi quy. Tuy nhiên, để kết quả ước lượng là đáng tin cậy, tác giả sử dụng Robust Standard Errors để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi nếu vấn đề này xảy ra. Kết quả ước lượng FEM các mơ hình nghiên cứu có sử dụng Robust Standard Errors được trình bày trong bảng 4.16.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ lệ đòn bẩy đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)