Xáo trộn dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) một số kỹ thuật giấu tin trong âm thanh số luận án TS máy tính 604801 (Trang 68 - 69)

Chương 3 MỘT SỐ THUẬT TOÁN GIẤU TIN TRÊN MIỀN THỜI GIAN

3.3. Thuật toán giấu bằng điều chỉn h2 mẫu trong một đoạn chứa 25 mẫu

3.3.1. Xáo trộn dữ liệu

Trong kỹ thuật đề xuất sử dụng phép biến đổi Arnold để xáo trộn dữ liệu. Chi tiết về phép biến đổi Arnold đã được trình bày ở mục 2.12. Để có thể áp dụng phép biến đổi này cho chuỗi dữ liệu thì chuỗi mật được cắt ra thành các đoạn bằng nhau sau đó ghép lại thành khối vuông. Trong trường hợp không chuyển được thành các khối vng thì ta dùng các byte đệm (padding) để tạo thành khối vng. Sau khi giải tin thì các byte đệm này sẽ được loại ra.

Hình 3.7 minh hoạ kỹ thuật sử dụng các byte đệm khi chuyển 17 byte dữ liệu thành khối vng có kích thước 5*5.

Hình 3.7. Minh hoạ kỹ thuật padding

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25

Đối với chuỗi thông điệp mật dài, ta có thể chuyển thành các khối nhỏ rồi thực hiện biến đổi trên khối nhỏ đó. Ví dụ với 17 byte thì ta có thể chia thành hai khối 3*3, như vậy ta sẽ thêm 1 byte ghép thay vì 8 byte nếu như ta chuyển thành khối 5*5.

Nếu ta chia dữ liệu giấu thành các khối nhỏ thì có ưu điểm là làm giảm số byte thừa vô nghĩa thêm vào trong khối. Nhược điểm của cách trên là nếu khối quá nhỏ thì có chu kỳ ngắn, làm cho người thám tin dễ lần ra tin mật hơn so với khối lớn.

Sau khi xáo trộn xong, khối vuông sẽ được chuyển thành dãy 1 chiều, được lấy tuần tự theo từng dịng. Ví dụ 17 byte dữ liệu được đánh số và ghép thành khối như hình 3.7 sẽ được xáo trộn và ghép lại như hình 3.8 với số lần dịch chuyển là 3.

Hình 3.8. Vị trí các byte sau khi xáo trộn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) một số kỹ thuật giấu tin trong âm thanh số luận án TS máy tính 604801 (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)