0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Triển vọng phát triển của ngành

Một phần của tài liệu BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP HỒ CHÍ MINH CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN ĐIỆN LỰC 3 NĂM 2012 (Trang 38 -40 )

IV. TÌNH HÌNH & ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC NIÊM YẾT

4.11 Triển vọng phát triển của ngành

Năng lượng nói chung và Điện năng nói riêng là một ngành chủ đạo trong nền kinh tế của mọiquốc gia. Quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam luôn gắn liền với quá trình phát triển của ngành điện, và trong nhịp song hành đó, ngành điện luôn phải đi trước một bước.

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng xã hội ngày càng gia tăng. Do đó, nhu cầu đối với điện năng phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt cũng ngày càng tăng.

Hiện nay, sản lượng điện sản xuất tại Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ điện của cả nước và tốc độ phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy, ngành điện nói chung và phân đoạn sản xuất điện nói riêng của Việt Nam còn nhiều tiềm năng cho đầu tư và phát triển. Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản cho sự phát triển ngành điện nói chung và các nhà máy thủy điện nói riêng.

Sản lượng điện tiêu thụ hiện tại và một số dự báo trong các năm tới của Việt Nam:

Năm 2006 2010 2015

Sản lượng điện (ngàn MWH) 59,05 124 257

Sản lượng điện thương phẩm

(ngàn MWH) 51,17 107 223

Sản lượng điện thương phẩm bình quân đầu người

(kwh/người)

550 1.200 2.300

Tốc độ tăng trưởng của sản lượng điện trong các năm gần đây:

Đvt: tỷ Kwh

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Sản lượng điện thương phẩm 51,17 58,5 63,64 74,76 85,6

Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh năm 2010 của EVN

Số liệu trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng sản lượng điện thương phẩm trong vài năm gần đây luôn đạt ở mức cao, khoảng 14%/năm. Mức tăng trưởng này có khả năng sẽ cao hơn trong các năm sau theo mức kế hoạch của Ngành điện. Bên cạnh đó, sức tăng về nhu cầu về điện cũng không ngừng gia tăng qua từng năm. Điều này hứa hẹn những cơ hội đầu tư hấp dẫn vào ngành điện hiện tại cũng như tương lai.

Với nhu cầu hằng năm tăng tới 16 -17%, điện đang là lĩnh vực cung không đáp ứng đủ cầu, do đó thu hút mối quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư. Nguồn lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển điện năng cho nền kinh tế, vì thế việc huy động mọi hình thức đầu tư là rất cần thiết và dự kiến từ năm 2010, các nguồn điện ngoài EVN sẽ cung cấp tới 30% sản lượng điện toàn quốc.

Bên cạnh đó, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về việcphát triển thị trường điện lực đã được thể chế hóa trong Luật Điện lực (Điều 18) có hiệu lực từ ngày 01/7/2005. Theo đó, thị trường điện Việt Nam sẽ được phát triển theo ba giai đoạn:

 Thị trường phát điện cạnh tranh (2006-2008): các Công ty phát điện sẽ cạnh tranh để bán điện cho EVN.

 Thị trường bán buôn cạnh tranh (sau 2010): EVN sẽ tổ chức một thị trường điện lực nhiều người bán nhiều người mua với cơ chế hộ gia đình tiêu thụ lớn có thể mua trực tiếp từ các nhà máy điện.

 EVN sẽ tổ chức một Thị trường bánlẻ điện cạnh tranh.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong cả nước, Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch phát triển nguồn điện trong giai đoạn 2001-2010:

 Tổng công suất của các nhà máy điện mới xây dựng dự kiến là 13.144 MW. Trong đó sẽ có 42 nhà máy thuỷ điện với tổng công suất 5.064 MW, 07 nhà máy nhiệt điện khí với tổng

công suất 4.880MW, 09 nhà máy nhiệt điện than với 3.200 MW, mua từ các nước lân cận khoảng 300 MW.

 Về đối tượng đầu tư phát triển nguồn điện mới, trong số nhà máy điện mới xây dựng, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh sẽ tham gia đầu tư và phát triển 24 nhà máy thuỷ điện có quy mô nhỏ với tổng công suất là 1.001 MW, 06 nhà máy nhiệt điện với công suất 2.660 MW; các liên doanh giữa EVN và nhà đầu tư trong phát triển 3 nhà máy với công suất 1.950 MW. Như vậy, mức đầu tư phát triển nguồn điện do các thành phần ngoài quốc doanh sẽ cung cấp khoảng 27% trong tổng sản lượng điện của Việt Nam cho đến năm 2010.

Như vậy, ngành sản xuất điện còn nhiều tiềm năng phát triển, trong đó có thủy điện với chínhsách ưu đãi đầu tư, đa dạng hóa sở hữu và sẽ từng bước được tổ chức theo hướng thị trường bán điện cạnh tranh.

Một phần của tài liệu BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP HỒ CHÍ MINH CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN ĐIỆN LỰC 3 NĂM 2012 (Trang 38 -40 )

×