Chương 1 GIỚI THIỆU
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của James Alm, Betty R. Jackson, và Michael McKee (2004) về tuân thủ thuế cá nhân với đề tài “Sự phổ biến của thông tin được kiểm tốn, thơng tin của người nộp thuế và sự tuân thủ thuế: nghiên cứu thử nghiệm các hiệu ứng kiểm tốn gián tiếp”. Thơng qua phương pháp phân tích hồi quy, nghiên cứu này đã chứng minh được mối quan hệ giữa tuân thủ thuế với thu nhập, tài sản sở hữu, kiểm tốn và thơng tin. Đây là nghiên cứu dựa vào cơ sở dữ liệu đã được thống kê và kiểm toán chặt chẽ nên mức độ tin cậy rất cao. Tuy nhiên, với điều kiện thống kê và công bố thông tin hiện tại của Việt Nam thì rất khó cho các nhà nghiên cứu để có thể tiếp cận được đầy đủ thơng tin và phân tích.
Nghiên cứu của Mahmoud Moeinadin và cộng sự (2014), “Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế”. Tác giả xây dựng mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế tại Iran gồm có 4 nhân tố: luật pháp, xã hội, cấu trúc hệ thống thuế, nhóm nhân tố riêng của doanh nghiệp. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy đa biến để phân tích số liệu khảo sát
239 doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 4 nhóm nhân tố đều có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp.
B.Kamleitner, C.Korunka and E.Kirchler (2010) đã xác định được 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ dựa trên nền tảng tâm lý, gồm: Nhận diện cơ hội, yêu cầu kiến thức và khuôn khổ ra quyết định về thuế.
Nhận diện cơ hội: Do đặc điểm của việc tự kê khai tự nộp thuế đã làm phát sinh những cơ hội ảnh hưởng đến hành vi không tuân thủ thuế bao gồm cả hành vi cố ý và vô ý. Thứ nhất, nếu doanh nghiệp không cố ý tận dụng cơ hội để khơng tn thủ thuế thì cơ hội vẫn có thể vơ tình dẫn họ đến hành vi khơng tn thủ thuế thông qua việc mắc các lỗi về kê khai, xác định các khoản chi phí (được trừ hay khơng được trừ) hay lỗi tính tốn. Thứ hai, nếu doanh nghiệp có ý định khơng tn thủ thuế, họ có thể tận dụng cơ hội phát sinh trong cơ chế tự kê khai như việc tính tốn, kiểm sốt dịng tiền, kiểm sốt thu nhập, thơng qua đó có thể kiểm sốt các khoản thuế mà họ phải nộp.
Yêu cầu kiến thức: Sự không tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ còn phát sinh từ sự thiếu hụt các kiến thức do sự phức tạp của các báo cáo tài chính cũng như quy định của từng hệ thống thuế riêng biệt. Luật thuế có xu hướng thay đồi thường xuyên, phức tạp hơn và mập mờ hơn. Để tn thủ thuế địi hỏi doanh nghiệp phải có kiến thức về thuế và những biện pháp tuân thủ thuế. Tuy nhiên, việc tiếp thu các kiến thức về thuế lại rất tốn kém về thời gian (ví dụ như tím hiểu thơng tin, lưu giữ các hồ sơ, điền các biểu mẫu,…) và tiền bạc (ví dụ như tài liệu về thuế, chi phí thuê những chuyên gia, những người hành nghề thuế) và đối với các chủ doanh nghiệp nhỏ chi phí tuân thủ lại rất cao trong bối cảnh thu nhập của họ vẫn còn thấp. Như vậy, việc khơng tn thủ thuế có thể là bắt nguồn từ sự phức tạp của hệ thống thuế. Kiến thức bao gồm kiến thức giáo dục chung và kiến thức cụ thể về thuế. Kiến thức chung dường như được sử dụng để thực hiện trốn thuế hơn là tuân thủ. Ngược lại, kiến thức cụ thể về thuế có xu hướng dẫn đến việc gia tăng tính tn thủ, bởi vì việc tìm hiểu kiến thức cụ thể về thuế cũng có nghĩa là tìm hiểu về sự cần thiết, tầm quan trọng của luật thuế trong xã hội cũng như biết cách làm thế nào để không vi phạm.
Khn khổ quyết định: Ngồi việc nhận thức được cơ hội cũng như sự thiếu hụt kiến thức về thuế, khi xem xét tính tuân thủ của người nộp thuế, cần phải hiểu rõ những khuôn khổ ra quyết định trong việc trốn thuế hay không. Tùy thuộc vào từng khuôn khổ áp dụng mà người nộp thuế sẽ có những phản ứng khác nhau trong hành vi tuân thủ thuế của mình. Khi chủ doanh nghiệp nhỏ ra quyết định về việc nộp các khoản thuế thì một sự mất mát hay việc làm giảm thu nhập cũng như sự giới hạn tự do tài chính sẽ ảnh hưởng mạnh đến sự tuân thủ hay không của họ.
2.3.2. Nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam hiện nay, nhiều nghiên cứu xoay quanh vấn đề về chất lượng dịch vụ cơng đối với lĩnh vực thuế. Có thể kể đến một số nghiên cứu sau:
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) với đề tài: “Hoàn thiện quản lý thu thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp: Nghiên cứu tình huống của Hà Nội. Đề tài tập trung vào phân tích thực trạng quản lý thu thuế trên địa bàn Hà Nội từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của các DN. Về phương pháp, đề tài cũng đã sử dụng một số mơ hình hiện đại về sự tuân thủ thuế, tuy nhiên mức độ vận dụng các mơ hình này chỉ dừng lại ở phân tích thống kê mô tả, chưa sử dụng các phương pháp phân tích sâu hơn như phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy.
Nghiên cứu của Đỗ Hữu Nghiêm “Khảo sát mức độ hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ cơng tại cục thuế tỉnh Bình Dương” thực hiện năm 2010, đề tài tập trung vào phân tích các nhân tố tác động đến sự hài lịng của người nộp thuế thơng qua phương pháp phân tích nhân tố và hồi quy đa biến. Kết quả cho thấy, có 5 nhân tố tác động đến sự thỏa mãn của người nộp thuế: độ đáp ứng, năng lực phục vụ, phương tiện hữu hình, độ đồng cảm và độ tin cậy. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ xét về khía cạnh sự thỏa mãn của người nộp thuếnhưng chưa nghiên cứu tuân thủ thuế.
Nghiên cứu của Võ Đức Chín (2011), Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp: Trường hợp tỉnh Bình Dương. Tác giả đã xây dựng mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại tỉnh
Bình Dương gồm có 6 nhóm nhân tố: (1) Đặc điểm về doanh nghiệp; (2) Các yếu tố về ngành kinh doanh; (3) Các yếu tố về xã hội; (4) Các yếu tố kinh tế; (5) Các yếu tố về hệ thống thuế; (6) Các yếu tố tâm lý doanh nghiệp. Kết quả phân tích số liệu khảo sát 200 doanh nghiệp bằng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy đa biến cho thấy cả 6 nhóm nhân tố đều ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Trong đó, các yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến tuân thủ thuế là Yếu tố kinh tế; Hệ thống thuế và đặc điểm doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Lê Thanh Trường (2014), Các nhân tố tác động đến việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Cục thuế TPHCM. Tác giả xây dựng mơ hình và giả thuyết nghiên cứu cho trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM.
Mơ hình cho thấy có 09 yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tương ứng với 09 giả thuyết. Bao gồm: (i) Thuế suất, (ii) Tính đơn giản của việc kê khai thuế, (iii) Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế, (iv) Kiểm tra thuế, (v) Kiến thức thuế, (vi) Nhận thức tích cực về tính cơng bằng của thuế, (vii) Nhận thức tích cực về chi tiêu của chính phủ, (viii) hình phạt và cuối cùng (ix) tình trạng tài chính của doanh nghiệp.
Bằng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy đa biến OLS, tác giả xác định xác định các yếu tố tác động đến tuân thủ thuế với mức độ ảnh hưởng theo thứ tự ưu tiên như sau: (1) Kiến thức thuế KI; (2) Công tác kiểm tra thuế KT, (3) Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế HQ, (4) Nhận thức tích cực về tính cơng bằng của thuế CB, (5) Hình phạt HP; (6) Tính đơn giản của việc kê khai thuế KE và (7) Nhận thức tích cực về chi tiêu chính phủ CT. Nghiên cứu này cũng đã khẳng định vai trò quan trọng tuân thủ thuế của doanh nghiệp hỗ trợ trong hoạt động quản lý chính sách thu ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp tại Cục Hải quan tỉnh Long An, đây chính là tính mới của đề tài.