CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.2. Đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận: trong phạm vi tìm hiểu của tác giả, luận văn là một trong số
ít các nghiên cứu về ứng dụng PMKT tại Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn cịn là một bằng chứng thực nghiệm góp phần kiểm định các nhân tố tác động đến sự chấp nhận công nghệ mới – trường hợp ứng dụng phần mềm kế toán, cũng như kiểm
định sự tác động của áp lực thay đổi quy trình đến sự sẵn sàng ứng dụng CNTT (Anders Haug & cộng sự 2011), xét trường hợp ảnh hưởng của nhân tố này đến ứng dụng PMKT, và kết quả thu được có ý nghĩa thống kê.
Ý nghĩa thực tiễn: Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Thơng qua q trình
thu thập dữ liệu, cũng như sau khi trao đổi với một số nhà quản lý, hiện nay có khá nhiều nhà quản lý nhận ra rằng khả năng quản trị nội bộ tại đơn vị mình cịn tồn tại nhiều yếu kém. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay, nhất là sự xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài, đối tác nước ngoài,... buộc các DNNVV cần phải thay đổi quy trình hoạt động hiện tại. Một số khó khăn DNNVV đang đối mặt gồm: thứ nhất, DNNVV thường thiếu kiến thức chuyên
môn về lĩnh vực CNTT, họ thường tập trung vào hoạt động tác nghiệp hằng ngày, ít dành thời gian cho các hoạt động cải tiến và hoạch định chiến lược. Thứ hai, việc xác định cụ thể các lợi ích lâu dài từ việc ứng dụng phần mềm kế tốn khơng dễ dàng, vì vậy họ chưa sẵn sàng đầu tư nhiều và chuyên sâu cho việc nâng cấp, mở rộng các chức năng phần mềm kế toán, điều này cần có sự hỗ trợ tư vấn từ các chuyên gia. Thứ ba, mỗi một sự đổi mới đều mất nhiều thời gian và chi phí. Bên
cạnh đó, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng bộ phận cũng thay đổi. Điều này yêu cầu DNNVV phải thiết lập được quá trình xử lý và ln chuyển thơng tin, mỗi giai đoạn cần được chuẩn hóa trong khi thói quen hoạt động của DNNVV thường phi chính thức, ít khi xây dựng các quy trình theo tiêu chuẩn. Một trong các bước đầu tiên để thay đổi là bắt đầu từ bộ phận kế tốn, tin học hóa cơng tác kế tốn trở thành yêu cầu cấp thiết. Điều này không chỉ dừng ở việc ứng dụng PMKT, mà nhà quản lý cần mở rộng, ứng dụng sâu hơn các chức năng của phần mềm. Nhà quản lý cần có một chiến lược rõ ràng, để xác định đúng nhu cầu tại đơn vị mình cũng như định hướng phát triển trong tương lai. Ban đầu, đơn vị cần nâng cao nhận thức trong việc ứng dụng PMKT, đánh giá được nhu cầu hiện tại của đơn vị mình. Lựa chọn đúng chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực PMKT sẽ giúp nhà quản lý có được ý tưởng cũng như cách nhìn bao quát thực trạng tại doanh nghiệp, đưa ra được quyết định phù hợp. Nhận thức được lợi thế tương đối khi ứng dụng PMKT cũng
như các rủi ro ứng dụng, sẽ giúp nhà quản lý cân đối giữa lợi ích và chi phí đầu tư cho phần mềm.
Đối với nhà cung cấp giải pháp phần mềm: cần có chính sách hỗ trợ phù hợp, kịp thời, nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu ứng dụng của DNNVV. Nhất là hỗ trợ trong việc tìm hiểu nhu cầu, tư vấn, triển khai ứng dụng, quan trọng là cần xem xét đến mức phí tương ứng dành cho DNNVV, trong đó chi phí tư vấn triển khai được xem là quan trọng nhất, có ảnh hưởng cao nhất đến quyết định sử dụng PMKT tại các DNNVV (Phạm Thị Tuyết Hường, 2016). Nhân tố chi phí mặc dù chưa đủ bằng chứng thống kê ảnh hưởng đáng kể đến ứng dụng trong nghiên cứu này, tuy nhiên nhân tố này vẫn có thể sẽ có sự tác động nhất định liên quan đến ý định ứng dụng PMKT của DNNVV và có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định lựa chọn PMKT của các đơn vị này.