Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại TP HCM (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi đã làm rõ độ tin cậy, thang đo cần được tiến hành đánh giá thêm giá trị của nó thơng qua phân tích nhân tố khám phá (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Trong phân tích 200 mẫu này tác giả sử dụng phương pháp trích PCA (Principal Component Analysis) và phép quay Varimax. Tác giả sử dụngphương pháp trích PCA (principal component) cùng phép xoay vng góc (varimax) thường được sử dụng khi chúng ta cần trích nhiều phương sai từ các biến đo lường với số lượng thành phần nhỏ nhất để phục vụ cho mục tiêu dự báo tiếp theo.

4.3.1. Phân tích EFA cho biến độc lập

Kiểm định Bartlett’s có Sig.= 0.000 chứng tỏ giữa các biến có mối quan hệ lẫn nhau. Thực hiện phép kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy). Để sử dụng EFA, KMO phải > 0,5. Theo Kaiser(1974): KMO > 0.9: Rất tốt, KMO > 0.8: tốt, KMO > 0.7: được, KMO > 0.6: tạm được, KMO > 0.5: xấu, KMO < 0.5: không thể chấp nhận được.

Kết quả kiểm định KMO= 0,866 (Phụ lục 4) nghĩa là các biến quan sát thích hợp cho phân tích nhân tố. Giá trị kiểm định thống kê Chi-square = 1388.971 (với mức ý nghĩa Sig=0.000) cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua thực phẩm hữu cơ.Bảng Communalities (Phụ lục3) cho thấy lượng biến thiên của các biến được giải thích bởi các biến khác đều nhỏ hơn 1.0.

Bảng 4.3 Kết quả EFA cho biến độc lập

Biến quan sát Nhân tố Thành phần AF-AH Thành phần AE Thành phần AP Thành phần AQ AF1 0.786 AF3 0.783 AF4 0.739 AH1 0.7 AH3 0.642 AF2 0.613 AH2 0.598 AE3 0.832 AE2 0.831 AE1 0.747 AP1 0.867 AP4 0.846 AP2 0.828 AQ2 0.812 AQ1 0.76 AQ3 0.706 Tổng phương sai được giải thích (TVE)

=65.888 % 36.84% 13.80% 8.77% 6.48%

Nguồn: Xử lí dữ liệu SPSS

Kết quả phân tích EFA các biến độc lập cuối cùng cho thấy: các biến cịn lại đều có trọng số >0,5, tổng phương sai trích cho kết quả >50%. Cụ thể cho từng nhóm nhân tố được rút trích như sau:

(1) Nhân tố thứ nhất – quan tâm về môi trường (AE)

Bao gồm 3 biến quan sát AE1, AE2, AE3 đều là các biến đo lường quan tâm về mơi trường, do đó nhân tố thứ (1) là quan tâm về mơi trường.

(2) Nhân tố thứ hai- cảm nhận về chất lượng (AQ3)

Bao gồm 3 biến quan sát AQ1, AQ2,AQ3 đều là các biến đo lường cảm nhận về chất lượng , do đó nhân tố thứ (2) là cảm nhận về chất lượng.

(3) Nhân tố thứ ba- cảm nhận về giá (AP)

Bao gồm 3 biến quan sát AP1, AP2, AP4 đều là các biến đo lường cảm nhận về giá, do đó nhân tố thứ (3) là cảm nhận về giá.

(4) Nhân tố thứ tư- quan tâm về an toàn và sức khỏe ( AFH)

Bao gồm 4 biến quan sát AF1,AF2,AF3,AF4 để đo lường quan tâm về an toàn thực phẩm và 3 biến quan sát AH1,AH2,AH3 để đo lường quan tâm về sức khỏe, do đó nhân tố thứ (4) là quan tâm về an toàn và sức khỏe, xem xét về giá trị nội dung, tại thị trường Việt Nam, an tồn ln đi liền với sức khỏe.

4.3.2. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc IB gồm 8 biến quan sát IB1,IB2,B3,IB4,IB5,IB6,IB7,IB8 để đo lường ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng.

Bảng 4.4 Kết quả EFA cho biến phụ thuộc

Biến quan sát Thành phần IB Hệ số tải IB5 0.852 IB2 0.829 IB1 0.820 IB8 0.743 IB3 0.688 IB4 0.676 IB6 0.664 IB7 0.589 Phương sai trích 54.457%

Ta thấy KMO= 0,863 : tốt, các biến quan sát thích hợp cho phân tích EFA,sử dụng phương pháp Principal Component Analysis & phép quay Varimax. Bảng Communalities ( Phụ lục 4 ) cũng cho thấy lượng biến thiên của các biến được giải thích bởi các biến khác đều nhỏ hơn 1.0.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại TP HCM (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)