2.3.1 .Những kết quả đạt được
3.2.3. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phục vụ quá trình
quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Vốn đầu tư là nhu cầu cũng như điều kiện để thực hiện thành cơng trong q trình xây dựng, phát triển kinh tế. Đặc biệt, chuyển đổi cơ cấu kinh tế bên cạnh việc thúc đẩy huy động các nguồn vốn (các tổ chức tư nhân, cá nhân, FDI, ODA, trái phiếu, vốn ngân sách ...) và cần phải chú trọng vào phân bổ nguồn vốn vào các ngành, lĩnh vực khác nhau để giúp nền kinh tế đi theo đúng định hướng, mục tiêu đã đề ra.
Khu vực 1, cần huy động nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ nhân dân đồng thời kết hợp giữa nhà nước và nhân dân cùng làm. Với khu vực này, huyện nên tập trung vào các dự án cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng thơn. Nguồn vốn dành cho khu vực này nên chiếm khoảng 10% tổng lượng vốn của toàn xã hội.
Khu vực 2, huyện nên tập trung đầu tư nhiều hơn vào khu vực này trong thời gian tiếp theo. Nguồn vốn đầu tư vào khu vực này chủ yếu được dùng để đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư khác vào phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, huyện cũng nên tập trung vào những ngành công nghiệp mũi nhọn, có sức lan tỏa lớn: ngành công nghiệp chế biến, ngành khai thác khống sản (có tiềm năng)... Đối với những ngành này cần chú trọng đến đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất để nâng cao năng suất vào tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Mức đầu tư vào khu vực này nên dao động từ 30-60% tổng lượng vốn của toàn xã hội.
Khu vực 3, nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ tầng lớp nhân dân, huyện nên tập trung vào những ngành chủ chốt trong nền kinh tế: tài chính, tín dụng, du lịch. Bên cạnh đó những lĩnh vực truyền thống giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ cũng cần được chú trọng và có những chính sách đầu tư để phát triển những lĩnh vực mới chứa hàm lượng chất xám cao: công nghệ thông tin, điện tử...Nguồn vốn dành cho khu vực này nên chiếm khoảng từ 30-60% tổng lượng vốn của toàn xã hội.