KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa – bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 96)

5.1 Kết luận

Việc nâng cao chất lượng BCTC là nhu cầu cấp thiết hiện nay đối với các DNNVV trong nền kinh tế hội nhập và phát triển. Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC ở các DNNVV sẽ giúp DN có cơ sở để nâng cao hơn nữa chất lượng BCTC. Đồng thời giúp người sử dụng BCTC có thơng tin đáng tin cậy khi đưa ra các quyết định quan trọng, giúp DN nâng cao niềm tin đối với nhà đầu tư hoặc các bên có liên quan.

Nghiên cứu này đưa vào nghiên cứu các nhân tố: quy định về thuế, quy mơ cơng ty, người lập BCTC, tổ chức kiểm tốn, quyết định của nhà quản trị, các quy định pháp lý về kế toán. Dữ liệu được thu thập và xử lý thông qua phần mềm SPSS 22.0 để phân tích. Với việc phân tích thống kê mơ tả giúp người đọc có cái nhìn tổng qt về các nhân tố như loại hình và quy mơ doanh nghiệp, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm, giới tính của đối tượng khảo sát. Thông qua phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định các nhân tố. Mơ hình và các giả thuyết được phân tích bằng phương pháp hồi quy bội. Kết quả cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC bao gồm: quy định về thuế, quy mô công ty, người lập BCTC, các quy định pháp lý về kế toán.

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng báo cáo tài chính: nhân tố PL có tác động cùng chiều mạnh nhất lên CL (β = 0.384), nhân tố tác động cùng chiều mạnh tiếp theo là TC (β = 0.309), tiếp tới là nhân tố QM tác động cùng chiều (β = 0.303) và nhân tố TU có tác động yếu nhất trong 4 nhân tố tới CL (β = 0.089)

5.2 Một số kiến nghị

Mục tiêu của luận văn là xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC tại các DNNVV trên địa bàn TPHCM. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng BCTC bị ảnh hưởng bởi 4 nhân tố, từ đó tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau:

5.2.1 Đối với nhân tố các quy định pháp lý về kế toán

Nhân tố các quy định pháp lý về kế toán được xem là nhân tố tác động mạnh nhất đến chất lượng BCTC. Vì vậy, để nâng cao chất lượng BCTC cho DNNVV thì nhà nước cần xây dựng một khung pháp lý cơ bản hoàn chỉnh. Trong điều kiện hệ thống pháp lý Việt Nam đang dần hồn thiện, thì việc các DNNVV áp dụng có chọn lọc các chuẩn mực kế toán chung sẽ đảm bảo một khung pháp lý tương đối thống nhất, thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế toán cũng như việc chấp hành chuẩn mực kế tốn trong các doanh nghiệp. Ngồi ra, việc kế thừa các chuẩn mực kế toán chung để áp dụng cho các DNNVV cũng là một giải pháp trước mắt có hiệu quả đảm bảo khung pháp lý đầy đủ về kế toán cho các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Tác giả cho rằng việc ban hành chuẩn mực kế toán riêng áp dụng cho các DNNVV là cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Việt Nam hiện nay. Việc nghiên cứu, ban hành chuẩn mực kế tốn cần có một q trình nghiên cứu nghiêm túc về đặc điểm hoạt động kinh doanh, nhu cầu thông tin quản lý nội bộ doanh nghiệp cũng như nhu cầu thông tin của các chủ thể liên quan đến doanh nghiệp, đặc biệt là nhu cầu thông tin của nhà đầu tư và chủ nợ hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp từ đó xác định yêu cầu đối với thơng tin tài chính mà DNNVV cần cung cấp. Đồng thời kế thừa một cách hợp lý các quy định của hệ thống chuẩn mực kế toán chung đã ban hành theo hướng lựa chọn các vấn đề kế tốn mang tính phổ biến, đơn giản và khả thi đối với cơng tác kế tốn trong các DNNVV để quy định trong chuẩn mực kế toán đảm bảo cho chuẩn mực thực sự đi vào thực tế cơng tác kế tốn của mỗi doanh nghiệp. Hạn chế đề cập trong chuẩn mực kế toán các vấn đề quá phức tạp, khơng thực tế và khơng khả thi vì hầu như khơng phát sinh ở các DNNVV như báo cáo hợp nhất kinh doanh, báo cáo tài chính hợp nhất nhằm giúp DN dễ dàng trong việc vận dụng và áp dụng.

Bên cạnh đó, hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt Nam cịn nhiều điểm khác biệt, chưa hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Tác giả cho rằng nhà nước cần tiến hành nghiên cứu để từng bước hòa hợp với chuẩn mực quốc tế, nhằm giúp BCTC

của các DNNVV phù hợp và dễ dàng đọc hiểu cho các nhà đầu tư hoặc chủ thể liên quan không phải là người Việt Nam.

5.2.2 Đối với nhân tố người lập BCTC

Người lập BCTC là các kế toán viên, hoặc kế toán trưởng, hoặc kế toán tổng hợp của các doanh nghiệp. Vì vậy, để nâng cao chất lượng BCTC thì cần xây dựng bộ máy kế tốn hồn thiện hơn. Chú trọng vào công tác nâng cao năng lực chuyên môn cho các đội ngũ nhân viên kế toán, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức nghiệp vụ cho kế toán. Thường xuyên tổ chức huấn luyện họp mặt nhân viên, phổ biến nhằm giúp nhân viên nâng cao ý thức chấp hành các quy định của DN, khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn, đặc biệt là nhân viên kế tốn. Đặc biệt, nhân viên kế toán cần cập nhật kịp thời các quy định của Bộ Tài chính, các chuẩn mực thơng tư để phân tích, hạch tốn kế tốn, ghi chép sổ sách một cách trung thực và tin cậy, phù hợp với quy định hiện hành.

Ngoài ra, DN cần tổ chức phân cơng rõ ràng nhiệm vụ từng phịng ban, từng nhân viên trong việc đảm bảo việc lập và trình bày BCTC. Cần phân chia rõ người thực hiện, người xét duyệt trong cơng tác hạch tốn kế toán.

Thêm nữa, DN cần đầu tư tuyển dụng đội ngũ kế tốn có trình độ, có nghiệp vụ chuyên mơn vững chắc, có phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp với cơng việc và DN mà họ đang cơng tác để đảm bảo BCTC có sự minh bạch, độ tin cậy cao.

Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, việc khơng có bộ máy kế tốn mà thực hiện dịch vụ kế toán chỉ là giải pháp tạm thời. Việc thuê dịch vụ bên ngoài giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nhưng khơng đáp ứng kịp thời vì kế tốn th ngồi thường thu thập chứng từ vào cuối thàng hoặc q nên chỉ nhằm mục đích đối phó với cơ quan thuế, chứ chưa thực sự hữu ích cho người sử dụng. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần phải chọn lọc, xem xét lựa chọn các tổ chức, cá nhân có uy tín, có đủ năng lực, đủ trình độ và tư cách pháp lý. Về lâu dài, để đảm bảo cơng tác kế tốn

hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp cần chấp nhận việc tăng chi phí để thiết lập bộ máy kế toán tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng quy trình kiểm sốt nội bộ, nhằm đảm bảo công tác kế toán hoạt động hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đầu tư vào hệ thống phần mềm kế tốn chất lượng, nhằm giảm thiểu cơng việc thủ cơng cho kế tốn, đồng thời tăng tính hiệu quả trong cơng tác kế tốn, nâng cao chất lượng BCTC.

Ngồi ra, doanh nghiệp cần hoàn thiện hệ thống sổ sách của doanh nghiệp, cách lưu trữ chứng từ hợp lý.

5.2.3 Đối với nhân tố quy mô doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp là nhân tố bên trong có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của DNNVV. Thực tế cho thấy, quy mô doanh nghiệp càng lớn, tổng tài sản có giá trị cao hơn thì chất lượng BCTC cũng đáng tin cậy hơn so với doanh nghiệp có quy mơ nhỏ. Đối với doanh nghiệp có quy mơ lớn, nguồn tài chính mạnh thì họ phải đầu tư xây dựng hệ thống kiểm sốt nội bộ có quy trình chặt chẽ. Điều này thường ít xảy ra ở doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, với nguồn tài chính hạn hẹp. Ngồi ra, doanh nghiệp có quy mơ lớn hơn bắt buộc phải xây dựng và tuân thủ chặt chẽ các quy trình kế tốn, xây dựng bộ máy kế tốn chun nghiệp, phân cơng trách nhiệm rõ ràng nhằm nâng cao chất lượng hệ thống kế toán.

Đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp cũng cần phải có quy trình chặt chẽ, yêu cầu tuyển dụng cao nhằm tuyển dụng được các nhân viên kế tốn có năng lực nhất. Điều này đồng nghĩa việc, doanh nghiệp chấp nhận bỏ ra chi phí. Doanh nghiệp cần cân nhắc giữa lợi ích khi có một đội ngũ nhân viên năng lực để hồn thiện cơng tác kế tốn của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng thơng tin trên BCTC của DN với người sử dụng, với việc bỏ ra một chi phí cao. Ngồi ra, DN cần nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên kế tốn để đáp ứng nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp mình cũng như cung cấp thông tin cho từng đối tượng là chủ sở hữu, ngân hàng hay cơ quan

thuế, hay nhà đầu tư, đồng thời đáp ứng được cơng tác kế tốn khi doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động.

Với các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, vì điều kiện tài chính hạn hẹp, nên chưa thể đầu tư nhiều cho cơng tác kế tốn, việc thiết lập quy trình KSNB ít được thực hiện. Tuy nhiên, việc thiết lập quy trình kiểm sốt khơng q phức tạp, các doanh nghiệp này cần tận dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp, từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán, đảm bảo chất lượng BCTC của doanh nghiệp. Có như vậy, mới tạo niềm tin cho người sử dụng BCTC của doanh nghiệp mình. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn hoặc thu hút nhà đầu tư.

Thêm nữa, với doanh nghiệp có sử dụng phầm mềm kế tốn, thì cần chọn nhà cung cấp phần mềm đáng tin cậy, phầm mềm xử lý thơng tin nhanh, chính xác, đồng thời phần mềm phải có hệ thống kiểm sốt chặt chẽ nhằm ngăn chặn những rủi ro sai sót thơng tin có thể xảy ra ảnh hưởng đến tính chính xác của thơng tin, tính tin cậy của BCTC. Ngoài ra, phần mềm phải đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, kết nối các phần trong việc hỗ trợ thông tin. Nhà cung cấp cần có tài liệu hướng dẫn rõ ràng, cụ thể, cung cấp dịch vụ bảo trì hỗ trợ khắc phụ lỗi sự cố trên phần mềm, cập nhật kịp thời các quy định chính sách trên phần mềm giúp thơng tin BCTC của DN tuân thủ theo những quy định mới nhất.

5.2.4 Đối với nhân tố quy định về thuế

Nhân tố quy định về thuế có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC vì hiện nay đa số doanh nghiệp lập BCTC cho mục đích thuế chứ khơng tn thủ theo đúng quy định hiện hành. Do vậy, để nâng cao chất lượng BCTC thì địi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện tốt chính sách thuế đối với cơ quan quản lý nhà nước. Doanh nghiệp cần phải đảm bảo hóa đơn thuế đầu vào khi phát sinh chi phí, và xuất đầy đủ, kịp thời chính xác hóa đơn đầu ra khi phát sinh việc mua bán hàng hóa dịch vụ. Việc ghi chép

các nghiệp vụ phát sinh phải đảm báo đúng theo quy định của thuế. Đội ngũ nhân viên kế toán cần thường xuyên cập nhật các kiến thức, chính sách về thuế.

Ngồi ra, Bộ tài chính, cơ quan thuế cần ban hành các chính sách thuế phù hợp với điều kiện của DNNVV, chính sách thuế cần thống nhất với các quy định pháp lý và chuẩn mực kế toán, nhằm giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc áp dụng, tránh gây hiểu nhầm trong việc áp dụng chính sách mới. Cần nâng cao vai trò của cơ quan thuế trong việc kiểm tra BCTC của các DNNVV, công khai các biện pháp xử lý, chế tài đối với DN vi phạm. Đồng thời, cơ quan thuế cần đi sâu, đi sát với doanh nghiệp, hỗ trợ gải quyết tháo gỡ kịp thời các khó khăn của doanh nghiệp. Cán bộ thuế cần có thái độ đúng đắn trung thực với doanh nghiệp.

Thêm nữa, TPHCM là nơi tập trung nhiều nhất các DNNVV trên cả nước. Môi trường kinh doanh năng động, nhân lực lao động dồi dào, môi trường pháp lý rõ ràng thuận lợi là các điểm thu hút các nhà đầu tư, các DN ở TPHCM. Do vậy, để nâng cao hơn nữa niềm tin của doanh nghiệp, của các nhà đầu tư, thì Bộ Tài Chính cần phối hợp với các hội nghề nghiệp, các chuyên gia về kế toán để lấy ý kiến ban hành các quy định phù hợp với môi trường kinh doanh tại TPHCM.

Hiện nay, DNNVV đang thực hiện cơng tác kế tốn theo QD48/2016/QĐ- BTC hoặc thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014. Tuy nhiên có khá nhiều mâu thuẩn giữa quyết định và thông tư này, cụ thể là các chỉ tiêu và cách lập của các báo cáo tài chính theo quyết định 48 và thơng tư 200 có nhiều mâu thuẩn nhau. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn áp dụng trong cơng tác kế tốn. Để dung hịa những mâu thuẩn trên, tháo gỡ khó khăn cho DNNVV thì hiện nay Bộ Tài chính đã ban hành TT133/2016/TT-BTC nhằm hướng dẫn nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bảy BCTC của DNNVV.

Ngồi ra, đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp không thực hiện tại các địa bàn ưu đãi thuế, không đáp ứng các lĩnh vực khuyến khích đầu tư hiện hành, để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, Bộ Tài chính cần hỗ trợ các DN này bằng các chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sách thuế ưu đãi, nhằm giúp các DNNVV mới thành lập, các doanh nghiệp siêu nhỏ đứng vững hơn trước những thách thức khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường Đối với các DN siêu nhỏ có thể cho phép áp dụng mức thuế GTGT khoán trên doanh thu như đang áp dụng cho cá nhân kinh doanh như hiện nay. Về thuế TNDN, cũng có thể cho phép lựa chọn phương pháp nộp thuế theo kê khai hoặc nộp theo tỷ lệ cố định thu nhập tính thuế trên doanh thu. Bộ tài chính cần nghiên cứu tỷ lệ khốn đơn giản, phù hợp hơn với loại hình doanh nghiệp này.

5.3 Hạn chế của đề tài

Thứ nhất: Đối tượng khảo sát của đề tài là kế toán viên, kế toán trưởng, người làm cơng tác kế tốn của DNNVV. Luận văn chưa đi vào khảo sát đối tượng sử dụng thơng tin để có cái nhìn tồn diện hơn. Số mẫu nghiên cứu 259 tuy phù hợp với quy định về yêu cầu mẫu, nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với hơn 500 nghìn DNNVV (số liệu năm 2015, Tạp chí Việt Nam+). Do vậy, cần phát triền nghiên cứu với số lượng mẫu rộng hơn nhằm có cái nhìn tồn diện hơn.

Thứ hai: Với R2 hiệu chỉnh bằng 0.628 cho thấy các biến trong mơ hình chỉ giải thích được 62.8% sự thay đổi của chất lượng BCTC, còn lại là do sai số ngẫu nhiên hoặc do các nhân tố khác ngồi mơ hình mà luận văn chưa xác định được. Do vậy, cần phát triển nghiên cứu kết hợp với phương pháp khảo sát, nghiên cứu định tính để tìm ra và kiểm định thêm các nhân tố khác ảnh hưởng đến chất lượng BCTC.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Tài Chính, 2002. Chuẩn mực số 01 : Chuẩn mực chung 2. Bộ Tài Chính, 2002. Chuẩn mực số 21 : Trình bày BCTC

3. Cao Nguyễn Lệ Thu, 2014. Đánh giá các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lượng thông tin kế tốn trình bày trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niên yết ở ở sở giao dịch chứng khoán TPHCM. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học kinh tế TPHCM

4. Chế Độ Kế Toán Trong Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ. Tạp Chí Khoa Học (Tháng 3/2014)

5. Đào Ngọc Hạnh, 2014. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng chất lượng hệ thốn thông tin kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TPHCM. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học kinh tế TPHCM

6. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa – bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 96)