MƠ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở việt nam (Trang 33 - 38)

3.1.1. Mơ hình chuẩn

Tác giả sử dụng mơ hình VAR để xem xét những tác động của một cú sốc chính sách tiền tệ thắt chặt GDP, giá cả hàng hóa và lãi suất bình qn liên ngân hàng. Mơ hình VAR đồng thời đưa vào các biến chính sách tiền tệ và nhân tố thực có độ trễ là p được xác định như sau:

∑ ∅𝑝𝑝𝑖𝑖=0 𝑖𝑖𝑌𝑌𝑡𝑡−1 = Ө𝑋𝑋𝑡𝑡 +𝜀𝜀𝑡𝑡 (1)

Với Yt là véc tơ tập hợp của các biến nội sinh và Xt là véc tơ tập hợp của các biến ngoại sinh. Ф và Ө là những đa thức. εt là véc tơ của thay đổi ngoài kỳ vọng theo cấu trúc. Lý giải cho việc thêm vào tập hợp các biến ngoại sinh là để tính các ràng buộc bên ngồi và để kiểm sốt các sự kiện kinh tế quốc tế. Tác giả giả định rằng các biến ngoại sinh có ảnh hưởng tới các biến nội sinh và các biến nội sinh khơng có ảnh hưởng ngược lại.

Những chính sách tiền tệ của các quốc gia mới nổi thì được kiểm sốt chặt chẽ bởi các ngân hàng trung ương chính của thế giới, ví dụ như là Ngân hàng dự trữ liên bang (Fed), NHTW Châu Âu và ngân hàng Nhật Bản. Những NHTW ở các quốc gia mới nổi xem xét các yếu tố bên ngồi để xác định chính sách tỷ giá một cách thích hợp. Những nền kinh tế này vay nợ để tài trợ cho hoạt động kinh tế, xã hội trong nước bằng ngoại tệ, chẳng hạn như đồng Dollar hoặc Euro. Rủi ro tỷ giá là đáng kể và có thể nhân rộng nếu những NHTW của các quốc gia này để tỷ giá biến động một cách tự do. Tương tự, giao thương nước ngoài ở các quốc gia này được giao dịch chủ yếu dựa trên đồng Dollar hoặc Euro, thì biến động tỷ giá lớn ở các quốc gia này có để gây nguy hiểm cho thương mại quốc tế. Vì những lý do này, các NHTW ở các quốc gia mới nổi cố định tỷ giá thậm chí có khi họ tun bố họ khơng làm như vậy.

Hình 3.1 Lãi suất bình quân liên ngân hàng Việt Nam và lãi suất liên bang Mỹ giai đoạn 2000Q3 đến 2015Q1 (Nguồn: Economic research – Fed và IMF)

Hình 3.1 thể hiện biến động của lãi suất bình quân liên ngân hàng của Việt Nam và lãi suất Fed của Mỹ giai đoạn từ năm quý 3 năm 2000 đến quý 1 năm 2015. Lãi suất Fed tác động gián tiếp và trực tiếp đến kinh tế thế giới nói chung và Việt nam nói riêng. Một cách rõ ràng, việc tăng lãi suất Fed sẽ tác động đến thị trường chứng khoán, thị trường vốn và cả thị trường ngoại hối; làm biến động chi phí đi vay và huy động vốn của USD tại thị trường nước ngoài cũng như nợ nước ngoài của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, lãi suất Fed gia tăng sẽ tác động đến nền kinh tế ở một số mặt như: tác động đến tỷ giá đồng Việt Nam, nợ nước ngoài của Việt Nam sẽ tăng lên do cấu trúc nợ của chúng ta liên quan nhiều đến đồng USD. Khi lãi suất đồng USD tăng có thể sẽ khiến lãi suất hoặc tỷ giá một số đồng tiền khác (ví dụ euro) giảm, do đó tác động chung về nợ nước ngồi sẽ khơng lớn, song lãi suất USD tăng sẽ khiến lãi suất vay nợ nước ngồi nhìn chung sẽ tăng lên. Cũng như vậy, nợ của doanh nghiệp vay bằng USD trong và ngồi nước sẽ tăng, làm chi phí vốn vay của

doanh nghiệp trở nên đắt đỏ hơn. Đồng nhân dân tệ đã được đưa vào rổ tiền tệ thế giới. Do đó, việc Fed tăng lãi suất cùng với sự kiện trên sẽ làm cho chính sách tiền tệ của Trung Quốc năm tới sẽ rất linh hoạt, đòi hỏi NHNN phải bám sát động thái thị trường thế giới, nhất là chính sách tiền tệ của Mỹ, Trung Quốc để có những điều chỉnh kịp thời. Như vậy lãi suất Fed là một nhân tố quan trọng mà ngân hàng Nhà nước phải cân nhắc trước khi đưa ra các chính sách của mình. Do đó, tác giả sử dụng lãi suất Fed như một biến ngoại sinh tác động đến chính sách tiền tệ của Việt Nam.

Tác giả cũng đưa thêm các biến như giá cả hàng hóa thế giới và GDP của Mỹ vào tập hợp các nhân tố ngoại sinh để kiểm soát những thay đổi trong lạm phát và tổng cầu thế giới. Do đó, véc tơ các biến ngoại sinh bao gồm chỉ số giá cả hàng hóa thế giới (compiworld), lãi suất fed (ius) và GDP của Mỹ (yus).

X’t = [compiworld ius yus]

Véc tơ của các biến nội sinh bao gồm tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chỉ số giá cả hàng hóa trong nước (Prices) và một chỉ báo của chính sách tiền tệ (i)

Y’t = [GDP Prices i]

3.1.2. Mơ hình thể hiện các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ

Trong các bài nghiên cứu trước đây ở Việt Nam, các tác giả chủ yếu xoay quanh việc phân tích cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ thơng qua kênh lãi suất và tỷ giá hối đoái, bài nghiên cứu của hai tác giả Lê Việt Hùng và Wade Pfau (2008) thì xem xét tác động qua kênh lãi suất và kênh tín dụng. Các tác giả chủ yếu tập trung vào phân tích giá cả của tiền tệ mà quên đi giá của các tài sản khác. Đồng thời các bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân tích hai kênh, như vậy sẽ khó so sánh tác động mạnh yếu của từng kênh truyền dẫn.

Trong bài nghiên cứu này, để xác định các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ của Việt Nam, tác giả mở rộng mơ hình VAR cơ sở bằng cách thêm biến mới (w) tương

ứng với mỗi kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ. Tác giả giả định rằng w phản ứng đồng thời với những cú sốc từ GDP, giá cả và lãi suất bình quân liên ngân hàng. Tuy nhiên, GDP, giá cả và lãi suất bình qn liên ngân hàng khơng phản ứng đồng thời với những cứ sốc từ w. Do đó, tác giả viết lại véc tơ của các biến nội sinh như sau:

Y’t = [GDP Prices I w ] (1)

Tác giả ước tính phương trình (1) để có được hàm phản ứng đẩy của GDP với một cú sốc trong lãi suất bình qn liên ngân hàng ngồi kỳ vọng. Sau đó, tác giả ngoại sinh hóa w bằng cách lấy giá trị có độ trễ của nó như những biến ngoại sinh. Do đó, tác giả bao hàm được tất cả các tương tác giữa w và các biến ngoại sinh khác. Sau khi ngoại sinh hóa w, véc tơ của các biến nội sinh (Y’t) được viết như sau:

Y’t = [GDP Prices I w ]

Và véc tơ các biến ngoại sinh được viết lại như sau: X’t = [compiworld, ius, yus, w(-1) … w(-p)]

Với p đại diện cho độ trễ. Do đó, bằng cách ngoại sinh w theo cách này, tác giả có được một mơ hình VAR mới tương tự như mơ hình gốc. Hai mơ hình VAR được đặc trưng bởi những thay đổi ngồi kỳ vọng được trực giao hóa tương tự nhau. Chỉ có sự khác nhau là sau đó tác giả phong tỏa phản ứng thông qua truyền dẫn của w. Sau khi ngoại sinh w, tác giả ước lượng hàm phản ứng đẩy của GDP đối với cú sốc lãi suất bình quân liên ngân hàng dương. Tác giả xác định mỗi kênh bằng cách so sánh với phản ứng của GDP trong hai mơ hình VAR.

3.2. Dữ liệu nghiên cứu:

Vì thị trường chứng khốn Việt Nam chỉ chính thức đi vào hoạt động từ quý 3 năm 2000. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn từ quý 3 năm 2000 đến quý 1 năm 2015.

Bảng 3-2 Mô tả biến nghiên cứu và nguồn thu thập

Tên biến Ký hiệu Mô tả Nguồn

Biến nội sinh GDP thực

Việt Nam GDP

Tổng sản phẩm quốc nội được điều chỉnh theo lạm phát

http://www.mof.gov.v n/

CPI của Việt

Nam CPI

Chỉ số giá tiêu dùng của Việt

Nam http://data.imf.org/

Chính sách

tiền tệ I1

Lãi suất bình quân liên ngân

hàng http://data.imf.org/

Kênh cho vay ngân hàng

I2 Loans

Lãi suất cho vay

Dư nợ tín dụng của nền kinh tế http://data.imf.org/

Kênh tài sản Vni Chỉ số chứng khoán VN index http://vietstock.vn/

Kênh tỷ giá REER Tỷ giá hối đối thực có hiệu

lực. http://bruegel.org/ Biến ngoại sinh GDP thực của M Yus Tổng sản phẩm quốc nội có điều chỉnh lạm phát của Mỹ https://research.stlouis fed.org Giá cả hàng

hóa thế giới compiworld Chỉ số giá cả hàng hóa thế giới

http://databank.world bank.org/

Lãi suất liên

bang M Ius Lãi suất liên bang của Mỹ

https://research.stlouis fed.org

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở việt nam (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)