CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Kênh truyền dẫn cho vay của Ngân hàng
4.3.1. Kênh ngân hàng thông qua lãi suất cho vay
Tác giả xác định tác động của một cú sốc trong lãi suất liên ngân hàng lên lãi suất cho vay (I2) bằng cách sử dụng véc tơ các biến nội sinh sau:
Y’t = [GDP Prices I1 I2]
Kiểm định độ trễ tối ưu và kiểm định phần dư cho thấy mơ hình VAR phù hợp ở độ trễ là 5 (xem bảng 4.6 và 4.7). Như vậy ta có thể viết lại các biến ngoại sinh trong kênh cho vay ngân hàng như sau:
X’t = [compiworld, ius, yus, i2(-1), i2(-2), i2(-3), i2(-4), i2(-5)]
Bảng 4-6 Lựa chọn độ trễ tối ưu trong mơ hình VAR của kênh cho vay Ngân hàng (Nguồn : tự tính tốn bởi tác giả)
Độ trễ LogL LR FPE AIC SC HQ
0 -1040.076 NA 1.14e+12 39.11394 39.70327 39.34122
1 -883.4985 266.7624 6.31e+09 33.90735 35.08601* 34.36191 2 -858.4731 38.92841 4.61e+09 33.57308 35.34106 34.25492 3 -834.0218 34.41286 3.52e+09 33.26007 35.61738 34.16919
4 -806.0305 35.24828* 2.43e+09 32.81595 35.76259 33.95235 5 -783.3518 25.19861 2.14e+09* 32.56858* 36.10456 33.93227* * Độ trễ được chọn có mức nghĩa thống kê tại mức 5%
Bảng 4-7 Kiểm định tự tương quan phần dư trong mơ hình VAR của kênh cho vay Ngân hàng (Nguồn : tính tốn bởi tác giả)
Giả thuyết Ho: Khơng có tương quan phần dư ở độ trễ thứ h
Độ trễ Thống kê LM Giá trị p-value
1 15.11026 0.5166 2 25.45573 0.0622 3 26.39606 0.0487 4 25.12244 0.0677 5 23.56271 0.0995 6 18.65460 0.2870 7 16.56368 0.4144 8 13.30849 0.6501 9 10.13920 0.8593 10 18.39834 0.3011 11 29.78612 0.0191 12 32.36073 0.0090
Bảng 4-8 Kiểm định phương sai thay đổi của phần dư trong mơ hình VAR của kênh cho vay Ngân hàng (Nguồn : tính tốn bởi tác giả)
Giả thuyết Ho: Khơng có phương sai thay đổi trong phần dư
Giá trị Chi bình phương Bậc tự do Giá trị p-value
Hình 4.4. Kênh cho vay Ngân hàng: Hàm phản ứng đẩy của GDI, CPI, i2 đối với một cú sốc ngoài kỳ vọng trong chính sách tiền tệ thắt chặt (Nguồn : tính tốn bởi tác giả)
Hình 4.4 xem xét tác động của một cú sốc dương trong lãi suất bình qn liên ngân hàng tương ứng với chính sách tiền tệ thắt chặt tới các chỉ số GDP, CPI và lãi suất cho vay cơ bản (i2) thông qua kênh cho vay của ngân hàng. Phản ứng của lãi suất cho vay cơ bản khi gặp cú sốc của chính sách tiền tệ là sự tăng tức thời khoảng 0.38 điểm cơ bản ngay trong quý thứ 1, sau đó sụt giảm mạnh trở về đường cơ bản kéo dài từ quý 3 đến quý 7. Tiếp đó, gia tăng trở lại và chưa có dấu hiệu tắt sau 10 quý. Như vậy khi lãi suất chính sách hay lãi suất bình quân liên ngân hàng gia tăng sẽ lập tức tác động đến lãi suất cho vay của ngân hàng thể hiện ở một sự gia tăng mạnh ở quý đầu tiên. Tuy nhiên, dưới sự tác động qua lại của tác biến số trong nền kinh tế đã kéo lãi suất trở về trạng thái ban đầu sau 3 quý. Có thể thấy kênh ngân hàng chịu tác động trực tiếp và tức thì thơng qua lãi suất cho vay cơ bản.
Trong kênh truyền dẫn cho vay Ngân hàng thông qua lãi suất cho vay, CPI nhìn chung khơng có sự thay đổi đáng kể so với đường cơ bản. So với mơ hình chuẩn, thì hàm phản ứng của CPI trong mơ hình có tính đến sự truyền dẫn của kênh cho vay Ngân hàng ít biến động hơn. Như vậy, có thể nói lạm phát được kiểm sốt hiệu quả thơng qua kênh cho vay Ngân hàng.
Dưới tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt, phản ứng của GDP trong kênh cho vay ngân hàng là lớn và rõ rệt nhất so với hai kênh cịn lại. Một chính sách tiền tệ thắt chặt đại diện bởi sự gia tăng trong lãi suất bình quân liên ngân hàng, làm cho GDP truyền dẫn qua kênh Ngân hàng tăng nhẹ ở quý 2 và bắt đầu xu hướng giảm ở quý tiếp theo. Cụ thể, GDP sụt giảm mạnh ở quý thứ 5 gần 50,000 điểm cơ bản và hàm phản ứng hầu như nằm dưới đường cơ bản trong khoảng 10 quý. Hình dạng của hàm phản ứng đẩy trong kênh ngân hàng thông qua lãi suất cho vay giống một cách tương đối so với trong mơ hình VAR chuẩn, tuy nhiên mức độ biến động hay thay đổi lớn hơn. Kết quả này một lần nữa cho thấy nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế Ngân hàng và tác động của kênh này sau một chính sách tiền tệ là đáng kể đến hoạt động kinh tế thực.