Đánh giá hiện trạng và nhu cầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu triển khai GPRS trên nền mạng GSM ở việt nam (Trang 89 - 92)

1. Cấu trúc mạng

1.1- Cấu trúc mạng VMS

VMS là mạng thông tin di động GSM đầu tiên hoạt động tại Việt Nam. Đây là công ty hoạt động theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa VNPT và tập đoàn Comvik của Thụy Điển.

Cấu trúc mạng VMS được chia theo ba khu vực:

- Khu vực 1 (Hà Nội và các tỉnh phía Bắc): PLMN 1 là loại PLMN của Alcatel gồm một số MSC và các HLR cùng VLR.

Khu vực 2 (TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam): gồm hai PLMN là loại PLMN của Ericsson. Mạng VMS khu vực 2 hiện nay có 4 tổng đài MSC, 2

HLR và các VLR. Một MSC của Ericsson đóng vai trò là GMSC cho khu vực 2.

- Khu vực 3 (Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung): PLMN 3 là loại PLMN của Ericsson.

1.2- Cấu trúc mạng Vinaphone

Mạng thông tin di động Vinaphone ra đời từ năm 1996, dùng công nghệ GSM của Siemens. Tổ chức mạng hình thành trên ba trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động (MSC) sử dụng tổng đài EWSD (Siemens) đặt tại 3 khu vực chính trong nước là Hà Nội, TP Hồ chí Minh và Đà Nẵng. Các MSC đều được nối với nhau và có đường thông ra mạng PSTN cũng như các mạng khác. Hệ thống điều khiển trạm gốc BSC gồm 11 trạm, trong đó Hà Nội có 4 trạm, TP Hồ Chí Minh 5 trạm và Đà Nẵng 2 trạm. Các trạm BTS được phân bố trên khắp các tỉnh thành trong cả nước với tổng số 214 trạm. Trong đó, Hà Nội có 87 trạm, TP Hồ Chí Minh có 94 trạm và Đà nẵng có 33 trạm. Đường kết nối giữa BTS và BSC sử dụng hệ thống vi ba hoặc cáp quang.

2. Dịch vụ

Hiện nay, mạng VMS và Vinaphone cung cấp các dịch vụ: - Thoại: là dịch vụ chính hiện nay

- Fax

- Dịch vụ nhắn tin ngắn SMS: đang đi vào khai thác có hiệu quả - Các dịch vụ trả trước (Card): đã triển khai và sử dụng rộng rãi

- Truyền số liệu: dịch vụ này chưa phát triển do bị hạn chế về tốc độ truyền.

3. Số lượng thuê bao của mạng

Hai mạng đã phủ sóng toàn quốc, đã thực hiện roaming trong nước và một số nước khác. Với ưu thế vượt trội về vùng phủ sóng so với VMS, số thuê bao của mạng vinaphone đã phát triển nhanh chóng vướt quá cả dự báo trước đây. Tại thời điểm năm 2000, số lượng thuê bao di động của Vinaphone vào khoảng trên 300.000 thuê bao. Dự kiến đến năm 2010 sẽ đạt trên 1.000.000 thuê bao.

4. Đánh giá nhu cầu

Theo Tổng công ty Bưu chính Viễn thông, dự báo số lượng thuê bao di động (của VMS và vinaphone) tính tới năm 2005 như sau:

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005

VMS 334.000 346.000 585.000 669.000 718.000 767.000

Vinaphone 321.000 455.000 609.000 768.000 946.000 1.155.000

Tổng số 655.000 801.000 1.194.000 1.437.000 1.664.000 1.922.000

Căn cứ theo dự báo phát triển thuê bao di động của hai nhà cung cấp dịch vụ di động Vinaphone và VMS, số lượng thuê bao di động cũng như tỷ trọng của các thuê bao có nhu cầu đối với dịch vụ số liệu như sau:

N ¨ m 2 0 0 0 2 0 0 1 2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5

D © n s è ( t r i Ö u ) 8 2 , 2 2 5 8 3 , 6 3 9 8 5 , 0 1 5 8 6 , 3 8 2 8 7 , 7 9 3 8 8 , 9 6 7

T æ n g t h u ª b a o 6 5 5 . 0 0 0 8 0 1 . 0 0 0 1 . 1 9 4 . 0 0 0 1 . 4 3 7 . 0 0 0 1 . 6 6 4 . 0 0 0 1 . 9 2 2 . 0 0 0

S è m ¸ y / 1 0 0 d © n 0 , 7 9 6 3 0 , 9 5 7 7 1 , 4 0 4 4 1 , 6 6 3 4 1 , 8 9 6 5 2 , 1 6 0 4

N ¨ m 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0

D © n s è ( t r i Ö u ) 9 0 , 1 9 0 9 1 , 2 7 3 9 2 , 3 6 8 9 3 , 4 7 6 9 4 , 5 9 8 T æ n g t h u ª b a o 2 . 2 1 0 . 0 0 0 2 . 5 4 2 . 0 0 0 2 . 9 2 3 . 0 0 0 3 . 5 0 8 . 0 0 0 4 . 2 1 0 . 0 0 0 S è m ¸ y / 1 0 0 d © n 2 , 4 5 0 7 2 , 7 8 4 9 3 , 1 6 4 6 3 , 7 5 2 5 4 , 4 4 9 6 M u l t i m e d i a c a o 6 6 . 3 0 9 4 2 0 . 9 2 9 4 2 0 . 9 2 9 4 2 0 . 9 2 9 4 2 0 . 9 2 9

Như vậy, theo kết quả dự báo ta nhận thấy số lượng thuê bao di động sẽ tăng lên từ 600 nghìn (năm 2000) lên tới trên 4 triệu (năm 2010). Trong đó, số thuê bao di động sử dụng dịch vụ số liệu nói chung xuất hiện vào cuối năm 2001 và sẽ tăng từ 5% (năm 2002) lên 30% (năm 2008). Tính từ 2008 đến 2010, trong số thuê bao di động có nhu cầu sử dụng dịch vụ số liệu nói chung (chiếm 30% tổng số) thì chỉ có 5% sử dụng dịch vụ đa phương tiện (mutilmedia). Với kết quả dự báo đó thì từ nay đến năm 2010, việc triển khai dịch vụ số liệu tốc độ cao dựa trên công nghệ chuyển mạch gói vô tuyến GPRS của các nhà khai thác di động GSM tại Việt Nam là hợp lý cả về góc độ đầu tư nâng cấp tận dụng hệ thống GSM hiện có, cũng như đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ phù hợp với nhu cầu về loại hình dịch vụ và mức độ tăng trưởng về số lượng khách hàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu triển khai GPRS trên nền mạng GSM ở việt nam (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w