Các giao diện và điểm tham chiếu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu triển khai GPRS trên nền mạng GSM ở việt nam (Trang 41 - 45)

II. Kiến trúc tổng quan

1.Các giao diện và điểm tham chiếu

S M S -G M S CS M S -IW M S C S M S -IW M S C M S C /V L R H L R S G S N G G S N B S S M T T E T E S G S N G G S N S M -S C C G F E IR B i l l i n g S y s t e m P d n O t h e r P L M N R U m G b G n G i E C G s D G r A G d G n G a G a G f G p S i g n a l l i n g I n t e r f a c e S i g n a l l i n g a n d D a t a T r a n s f e r I n t e r f a c e H × n h I I . 2 : C Ê u t r ó c l o g i c m ¹ n g G P R S

Trong GSM, có nhiều giao diện giữa các thực thể mạng (giao diện A, B, C, D, E, F, G, H). Mạng GPRS triển khai trên nền mạng GSM nên ngoài các giao diện đó còn được bổ sung một số giao diện mới, đó là các giao diện G.

- Các kết nối của hệ thống GPRS tới các phần tử mạng và chuyển mạch NSC của hệ thống GSM được thực hiện thông qua mạng báo hiệu số 7 (gồm Gc, Gd, Gf, Gr, Gs).

- Các điểm tham chiếu và các giao diện khác được thực hiện thông qua mạng backbone Intra-PLMN (Gn), Inter-PLMN (Gp) hoặc các mạng ngoài Gi.

Trong mạng GPRS có hai điểm tham chiếu khác nhau: Gi dành riêng cho GPRS, R được dùng chung cho cả mạng GPRS và GSM.

- Gi: điểm tham chiếu giữa GGSN và mạng bên ngoài. Hệ thống GPRS sẽ hỗ trợ cho việc kết nối với nhiều kiểu mạng dữ liệu khác nhau và điều này giải thích tại sao Gi không phải là một giao diện chuẩn hoá mà chỉ đơn thuần là một điểm tham chiếu.

- R: có chức năng kết nối thiết bị đầu cuối TE tới đầu cuối di động MT.

Các giao diện trong kiến trúc logic mạng GPRS

- Gb: gữa SGSN và BSS để trao đổi thông tin báo hiệu và lưu lượng người dùng. Giao diện Gb cho phép nhiều người sử dụng được dùng chung các tài nguyên vật lý. Nguồn tài nguyên chỉ được cung cấp khi người sử dụng truyền hay nhận dữ liệu. Khác với giao diện A, người sử dụng chiếm độc quyền nguồn tài nguyên đã được cấp trong suốt thời gian cuộc gọi dù có hay không truyền dữ liệu. Frame Relay dựa trên các NS (Network Service) tạo ra khả năng điều khiển lưu lượng cho giao diện này.

- Gc: giữa GGSN và HLR. GGSN có thể yêu cầu thông tin vị trí từ HLR thông qua giao diện này.

- Gd: giữa SMS-GMSC và SGSN để sử dụng dịch vụ SMS hiệu quả hơn.

- Gf: giữa SGSN và EIR cho phép SGSN truy vấn các thông tin về thiết bị trong EIR. MS được phân loại theo 3 danh sách: black list

(cho các MS bị mất trộm), gray list (cho các MS đang được theo dõi), và white list (cho các MS còn lại).

- Gn: giữa hai GSN trong cùng một PLMN, là một giao diện báo hiệu và dữ liệu trong mạng trục Intra-PLMN. Giao thức đường hầm (GPT) của GPRS được dùng trong Gn (và Gp) thông qua mạng trục IP cơ sở.

- Gp: giữa hai GSN trong các mạng PLMN khác nhau. Gp cung cấp chức năng giống như giao diện Gn. Nhưng ngoài ra cùng với BG và firewall, nó còn cung cấp tất cả các chức năng cần thiết cho việc kết nối liên mạng của mạng Inter-PLMN như chức năng bảo mật, định tuyến,...

- Gr: giữa GS và HLR, cho phép SGSN truy vấn các thông tin về thuê bao trong HLR. HLR có thể được cài đặt trong một mạng PLMN khác với mạng của SGSN.

- Gs: giữa SGSN và MSC. SGSN có thể gửi thông tin vi trí tới MSC hoặc nhận các yêu cầu nhắn tin từ MSC thông qua giao diện này. Gs làm tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên mạng và tài nguyên vô tuyến khi có sự kết hợp giữa mạng GSM và GPRS.

- Um: giữa MS và phần cố định của GPRS. Giao diện này cũng giống giao diện Um của GSM nhưng có một số thay đổi cho phù hợp với GPRS.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu triển khai GPRS trên nền mạng GSM ở việt nam (Trang 41 - 45)