Dùng phương pháp bù công suất phản kháng để nâng cao hệ số công suất Cosϕ:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống cung cấp điện cho phân xưởng cơ khí công ty cổ phần nhiệt điện cẩm phả, quảng ninh (Trang 72)

b. Lựa chọn dao cách ly và cầu chì cao áp:

4.2.3.Dùng phương pháp bù công suất phản kháng để nâng cao hệ số công suất Cosϕ:

trong những biện pháp tốt nhất để nâng cao Cosϕ của động cơ.

Biện pháp hạn chế động cơ chạy không tải thực hiện theo hai hướng:

- Vận dụng công nhân hợp lý hóa các thao tác, hạn chế đến mức thấp nhất thời gian máy chạy không tải.

- Đặt bộ hạn chế chạy không tải trong sơ đồ khống chế động cơ. Thông thường nếu động cơ chạy không tải quá thời gian chỉnh định t0 nào đó thì động cơ bị cắt ra khỏi mạng.

Ở những máy sản xuất có công suất lớn và không yêu cầu điều chỉnh tốc độ như máy bơm, máy quạt, máy nén khí... ta nên dùng động cơ đồng bộ. Vì động cơ đồng bộ có những ưu điểm rõ rệt sau đây so với động cơ không đồng bộ:

- Hệ số công suất cao, khi cần có thể cho làm việc ở chế độ quá kích từ để trở thành một máy bù cung cấp thêm công suất phản kháng cho mạng.

- Mômen quay tỉ lệ bậc nhất với điện áp của mạng, vì vậy ít phụ thuộc vào sự dao động của điện áp. Khi tần số của nguồn không đổi, tốc độ quay của động cơ không phụ thuộc vào phụ tải, do đó năng suất làm việc của máy cao.

Nhược điểm của động cơ không đồng bộ là cấu tạo phức tạp, giá thành đắt. Chính vì vậy động cơ không đồng bộ chỉ chiếm khoảng 20% tổng số động cơ dùng trong công nghiệp. Ngày nay nhờ chế tạo được động cơ kích từ giá thành hạ và có giải công suất tương đối rộng nên người ta có xu hướng sử dụng càng nhiều động cơ đồng bộ.

4.2.2.4. Nâng cao chất lượng sửa chữa động cơ:

Do chất lượng sửa chữa động cơ không tốt nên sau khi sửa chữa các tính năng của động cơ thường kém hơn trước: Tổn thất công suất tăng lên, hệ số công suất Cosϕ giảm...Vì thế cần chú trọng đến khâu nâng cao chất lượng sửa chữa động cơ góp phần giải quyết vấn đề nâng cao Cosϕ của công ty.

4.2.2.5. Thay thế những máy biến áp làm việc không tải bằng máy biến áp có dung lượng nhỏ hơn: dung lượng nhỏ hơn:

Máy biến áp là một trong những máy điện tiêu thụ nhiều công suất phản kháng (sau động cơ không đồng bộ). Vì vậy nếu hệ số phụ tải của máy biến áp không có khả năng vượt quá 0,3 thì nên thay thế nó bằng máy có dung lượng nhỏ hơn. Đứng về mặt vận hành mà xét nếu trong thời gian có phụ tải nhỏ (ca 3) nên cắt bớt các máy biến áp non tải. Biện pháp này cũng có tác dụng lớn nâng cao hệ số Cosϕ tự nhiên của công ty.

4.2.3. Dùng phương pháp bù công suất phản kháng để nâng cao hệ số công suất Cosϕ: Cosϕ:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống cung cấp điện cho phân xưởng cơ khí công ty cổ phần nhiệt điện cẩm phả, quảng ninh (Trang 72)