Khi xác định dung lượng của trạm và của máy biến áp cần thiết phải tiến hành so sánh kinh tế kỹ thuật. Trong thực tế có nhiều phương pháp để xác định dung lượng của trạm biến áp, nhưng người ta vẫn phải dựa vào những nguyên tắc sau đây để quyết định dung lượng và số lượng máy trong trạm:
- Dung lượng của máy biên áp trong một công ty nên đồng nhất để giảm số lượng và dụng lượng máy biến áp dự phòng trong kho.
- Sơ đồ nối dây của trạm nên đơn giản, đồng nhất và có chú ý đến sự phát triển của phụ tải sau này.
- Trạm biến áp cung cấp điện cho phụ tải loại I nên dùng hai máy. Khi phụ tải loại I nhỏ hơn 50% tổng công suất của phân xưởng đó thì ít nhất mỗi máy phải có dung lượng bằng 50% công suất của phân xưởng đó. Khi phụ tải loại I lớn hơn 50% tổng công suất thì mỗi máy biến áp phải có dung lượng 100% công suất của phân xưởng đó. Đối với trạm phục vụ cho phụ tải loại II có nên dùng 2 máy biến áp hay không cần phải tiến hành so sánh kinh tế kỹ thuật.Đối với trạm phục vụ cho phụ tải loại III có thể chỉ dùng 1 máy biến áp.
4.1.3. Lựa chọn các thiết bị trong trạm biên áp của phân xưởng:a. Lựa chọn máy biến áp: a. Lựa chọn máy biến áp:
Máy biến áp là một thiết bị điện có vai trò quan trọng trong lưới điện, nó làm nhiệm vụ biến đổi điện áp và truyền tải công suất.
Khi lựa chọn máy biến áp bao gồm lựa chọn số lượng, công suất, chủng loại và các tính năng của máy biến áp.
- Với phụ tải loại I là phụ tải quan trọng, không được phép mất điện thì phải đặt hai máy biến áp.
- Với phụ tải loại II thì phải tiến hành so sánh giữa những phương án cấp điện bằng một đường dây- một máy biến áp với phương án cấp điện bằng đường dây lộ kép và trạm hai máy. Trong thực tế, những hộ loại này thường dùng phương án lộ đơn- một máy bến áp công với máy phát dự phòng.
- Với phụ tải loại III như: Phụ tải ánh sáng sinh hoạt, thôn xóm...thường đặt một máy biến áp.
Trong đồ án này, em phải thiết kế và lựa chọn phương án cung cấp điện cho phân xưởng cơ khí nên ở trạm biến áp em dùng một máy biến áp để cấp điện cho phân xưởng.
Đồ án tốt nghiệp Ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
Sau khi đã xác định được số lượng máy biến áp đặt trong trạm, công suất của máy được xác định theo công thức sau:
Với trạm một máy:
SdmB ≥ Stt
Với trạm hai máy:
1,4tt tt dmB S S ≥ Trong đó: SdmB
: Công suất định mức của máy biến áp, nhà chế tạo cho. Stt: Công suất tính toán, là công suất yêu cầu lớn nhất của phụ tải
mà người thiết kế cần tính toán xác định nhằm lựa chọn máy biến áp và các thiết bị điện khác.
1,4: Hệ số quá tải.
Nếu nhiệt độ môi trường khác với nhiệt độ chế tạo thì ta phải hiệu chỉnh nhiệt độ theo công thức: 1 100 0 1 t t Khc = − −
Trong đó: t0 : Nhiệt độ môi trường chế tạo, 0C
t1: Nhiệt độ môi trường sử dụng, 0C
Dựa vào phần tính toán ở chương 2 ta lựa chọn máy biến áp do công ty Thiết bị Đông Anh chế tạo cho phân xưởng có số liệu như sau: (Tra bảng 1.2 sách sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện từ 0,4-500 kV).
Công suất đm (kVA) Uđm (kV) Điện áp ngắn mạch Un (%) Dòng điện không tải I0(%) Trọnglượng Tâm bánh xe (mm) Dầu (l) Toàn bộ (kg) 320 22/0,4 4 1,7 400 1600 660