Đây là yếu tố tác động mạnh nhất đến hành vi gian lận thuế GTGT, khi phát hiện hành vi gian lận thuế thì các doanh nghiệp biện minh hành vi thực hiện của mình bằng các lý giải để hợp lý hóa hành vi gian lận cho rằng hành vi đó chấp nhận được. Trong giải pháp liên quan đến yếu tố này, các yếu tố chi tiết cần phải tập trung là:(1)Doanh nghiệp gian lận thuế GTGT do xác suất phát hiện là thấp; (2)Doanh nghiệp nghĩ rằng họ đã thành công trong việc trốn thuế; (3)Gian lận thuế GTGT là phạm pháp nhưng do tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn; (4)Biện pháp chế tài chưa đủ sức răng đe; (5)Doanh nghiệp nghĩ rằng trốn
thuế có thể bị phát hiện, khi đó sẽ nộp đủ. Tất cả các lý lẻ mà doanh nghiệp suy nghĩ và hành động khi thực hiện hành vi gian lận thuế phần nào phản ánh thực tế tình hình kinh doanh của Long An nói riêng và Việt Nam nói chung, từ những hiểu nhầm trong quy định của Luật thuế đến khả năng phát hiện gian lận của cơ quan quản lý nhà nước yếu kém và hình thức xử lý vi phạm không đủ sức răn đe … nên DN vẫn tiếp tục hành vi “lách luật” lúc nào “mừng” lúc đó. Do vậy, các giải pháp được đặt ra là:
Nâng cao năng lực và phẩm chất của công chức quản lý thuế: năng lực hoạt động và phẩm chất, đạo đức của công chức quản lý thuế là yếu tố có tác động khơng nhỏ đến ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế và khả năng gian lận thuế của họ. Nội dung này tác động trực tiếp đến nhân tố cơ hội và áp lực nêu trên. Trong môi trường làm việc mà công chức thuế mẫu mực, liêm chính, thủ tục cơng khai, rõ ràng thì ý thức tuân thủ của người nộp thuế sẽ được đảm bảo, các hành vi gian lận sẽ khó có cơ hội thực hiện và ngược lại.
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người nộp thuế trong việc thực hiện tuân thủ pháp luật thuế. Đồng thời, việc kiểm tra, giám sát q trình thực hiện của cơng chức thuế, của người nộp thuế cần phải tiến hành thường xuyên và chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả công tác và hạn chế các tiêu cực, gian lận.
Quản lý doanh thu, thuế GTGT và hóa đơn chứng từ: hóa đơn, chứng từ đóng vai trị quan trọng trong việc hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp cũng như công tác quản lý của cơ quan thuế. Do đó cần thực hiện tốt việc quản lý hóa đơn từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng, khuyến khích người mua hàng lấy hóa đơn để tạo điều kiện quản lý doanh thu một cách thực tế và chính xác hơn, hạn chế tiêu cực trong cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế. Có biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn để răn đe các phần tử xấu có ý đồ lợi dụng hóa đơn để trốn thuế, gian lận thuế.