Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân về dịch vụ thẻ tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam bình dương (Trang 60 - 65)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.3 Phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý dữ liệu

4.3.4 Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Sử dụng chỉ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo. Theo đó chỉ số Cronbach’s Alpha cho biết sự tương quan, quan hệ chặt chẽ giữa các biến quan sát, bao gồm sự tương quan giữa bản thân các biến quan sát và tương quan tới biến tổng. Với phương pháp này giúp người phân tích loại bỏ ra được các biến khơng hợp lý (biến rác) để đảm bảo độ tin cậy và độ chính xác của mơ hình. Dựa trên yếu tố kinh nghiệm, những biến có hệ số tương quan với biến tổng (Corrected Item – Total Correlattion) cao hơn 0,3 và có hệ số Alpha cao hơn 0,6 được xem là chấp nhận và thích hợp đưa vào những phân tích tiếp theo. Theo đó, nếu hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ 0.8 trở lên thì thang đó đo lường rất tốt, mức độ tương quan chặt chẽ hơn.

Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (Phụ lục 3) của từng nhân tố được tóm tắt như sau:

a. Hệ số tin cậy các yếu tố thuộc nhóm yếu tố Tin cậy

Thang đo biến Tin cậy với 5 biến quan sát, có chỉ số Cronbach’s Alpha là 0,746 khá tốt và hệ số tương quan của 5 biến quan sát này đều lớn hơn 0,3. Cho thấy các biến trong thang đo này khá gắn kết với nhau và là các biến đo lường tốt cho khái niệm “Hài lòng của Khách hàng vay tiêu dùng”. Nên sẽ giữ lại cả 5 biến này để phân tích các bước kiếm định tiếp theo.

Bảng 4.3: Hệ số tin cậy các yếu tố thuộc nhóm yếu tố Tin cậy

Biến Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng Alpha nếu loại biến TC1 16.03 5.245 .363 .748 TC2 16.36 4.331 .613 .663 TC3 16.36 4.381 .592 .671 TC4 16.44 4.278 .507 .703 TC5 16.52 4.321 .491 .710 Crobach’ Alpha = 0,746

Nguồn: Xử lý của tác giả bằng phần mềm SPSS

b. Hệ số tin cậy các yếu tố thuộc nhóm yếu tố “Chất Lượng Phục Vụ”

Thang đo biến Chất lượng Phục vụ, hệ số Cronbach’s Alpha, đạt 0,749 chấp nhận được và hệ số tương quan của 4 biến quan sát này đều lớn hơn 0,4. Vậy các biến trong thang đo biến Chất lượng phục vụ đều gắn kết với nhau và là các biến đo lường tốt cho Sự hài lòng của Khách hàng vay tiêu dùng. Giữ lại cả 3 biến này để phân tích các bước kiểm định tiếp theo.

Bảng 4.4: Hệ số tin cậy các yếu tố thuộc nhóm yếu tố Chất Lượng Phục vụ

Biến Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng Alpha nếu loại biến PV1 11.96 4.144 .444 .741 PV2 12.10 3.246 .653 .625 PV3 12.28 3.378 .541 .694 PV4 12.13 3.571 .546 .689 Cronbach’s Alpha = 0,749

c. Hệ số tin cậy các yếu tố thuộc nhóm yếu tố Hữu Hình

Thang đo biến Hữu hình, có các chỉ số cực thấp, cụ thể Cronbach’s Alpha là 0,447, và hệ số tương quan biến tổng là -0,115 nên tiến hành loại biến quan sát HH4, việc loại HH4 ra đưa chỉ số Cronbach Alpha tăng từ 0,447 lên 0,748. Nội dung của biến HH4: “Trang thiết bị và hoạt động dịch vụ hấp dẫn có ảnh hưởng đến sự hài lịng”.

Bảng 4.5: Hệ số tin cậy yếu tố thuộc nhóm yếu tố Hữu hình trước hiệu chỉnh

Biến Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng Alpha nếu loại biến HH1 10.24 3.249 .437 .195 HH2 10.31 3.089 .431 .184 HH3 10.08 3.381 .443 .205 HH4 10.83 4.765 -.115 .748 Cronbach’s Alpha = 0,447

Nguồn: Xử lý của tác giả bằng phần mềm SPSS

Bảng 4.6: Hệ số tin cậy các yếu tố thuộc nhóm yếu tố Hữu hình sau hiệu chỉnh

Biến Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng Alpha nếu loại biến HH1 7.25 2.349 .598 .638 HH2 7.32 2.239 .570 .675 HH3 7.09 2.565 .563 .681 Cronbach’s Alpha = 0,748

Nguồn: Xử lý của tác giả bằng phần mềm SPSS

d. Hệ số tin cậy các yếu tố thuộc nhóm yếu tố Đồng cảm

Thang đo biến Đồng cảm, giữ chỉ số tin cậy Cronbach’ Alpha rất tốt với mức 0,859. Cả 4 biến quan sát đều có hệ số tương quan lớn hơn 0,5 và việc loại trừ các

biến này khơng làm tăng hệ số Cronbach’s Alpha. Vì vậy giữ lại cả 4 biến quan sát trong thang đo Đồng cảm.

Bảng 4.7: Hệ số tin cậy các yếu tố thuộc nhóm yếu tố Đồng cảm

Biến Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng Alpha nếu loại biến DC1 11.43 6.256 .593 .868 DC2 11.20 5.829 .780 .789 DC3 11.21 5.885 .753 .800 DC4 11.18 6.165 .702 .822 Crobach’s Alpha =0,859

Nguồn: Xử lý của tác giả bằng phần mềm SPSS

e. Hệ số tin cậy các yếu tố thuộc nhóm yếu tố Đáp ứng.

Thang đo biến Đáp ứng có hệ số tin cậy khá tốt, đạt ở mức 0,782. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng cao trên 0,6. Nghiên cứu giữ lại 3 biến quan sát trong thang đo này.

Bảng 4.8: Hệ số tin cậy các yếu tố thuộc nhóm yếu tố Đáp ứng

Biến Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng Alpha nếu loại biến DU1 7.84 1.864 .615 .711 DU2 8.03 1.818 .629 .696 DU3 7.82 1.847 .617 .709 Crobach’s Alpha =0,782

Nguồn: Xử lý của tác giả bằng phần mềm SPSS

f. Hệ số tin cậy các yếu tố thuộc nhóm yếu tố Giá cả

Thang đo Áp lực công việc, là nhân tố hệ số Alpha 0,758 chấp nhận được. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng cao trên 0,5. Nghiên cứu giữ lại 3 biến quan sát trong thang đo này.

Bảng 4.9: Hệ số tin cậy các yếu tố thuộc nhóm yếu tố Giá cả

Biến Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng Alpha nếu loại biến GC1 7.34 2.810 .528 .744 GC2 7.73 2.098 .639 .614 GC3 7.46 2.150 .614 .646 Crobach’s Alpha =0,758

Nguồn: Xử lý của tác giả bằng phần mềm SPSS Vậy sau khi xác định độ tin cậy của từng thang đo với chỉ số Cronbach’s Alpha, ta sẽ giữ lại tổng 6 nhân tố đo lường khái niệm “Sự hài lòng của Khách hàng vay tiêu dùng”, tuy nhiên có sự điều chỉnh loại bỏ một số biến rác ra khỏi mơ hình đảm bảo độ tin cậy của các thang đo.

Kết quả tổng hợp sau khi phân tích chỉ số Cronbach’s Alpha:

Bảng 4.10. Kết quả tổng hợp sau khi phân tích chỉ số Cronbach’s Alpha STT Thang đo Tổng số

biến

Cronbach’ s Alpha

Số biến đạt

yêu cầu Tên biến giữ lại

01 Sự Tin cậy 05 0,763 05 TC1, TC2, TC3, TC4, TC5 02 Chất lượng phục vụ 04 0,749 04 PV1, PV2, PV3, PV4 03 Yếu tố hữu hình 04 0,748 03 HH1, HH2, HH3 04 Đồng cảm 04 0,859 04 DC1, DC2, DC3, DC4 05 Đáp ứng 03 0,782 03 DU1, DU2, DU3 06 Giá cả 03 0,758 03 AL1, AL2, AL3 Nguồn: Xử lý của tác giả bằng phần mềm SPSS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân về dịch vụ thẻ tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam bình dương (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)